Chuyên san KHXH&NV số 6/2020

Thứ năm - 25/06/2020 21:50 0

Hồ Bất Khuất

Giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng cơ bản của báo chí; hơn thế nữa, nó là thuộc tính của báo chí hiện đại. Báo chí cách mạng Việt Nam là một nền báo chí mang tính đặc thù rất cao nhưng vẫn thực hiện khá tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội, đặc biệt là trong những năm gần đây.

 

Hiện nay, hoạt động báo chí đã được "quốc tế hóa" sâu sắc, nghĩa là các nền báo chí trên thế giới liên quan với nhau rất chặt chẽ; họ đồng nhất trong nhiều hoạt động tác nghiệp; họ bị chi phối và liên kết với nhau bởi lý thuyết báo chí hiện đại. Hơn thế nữa, các nhà báo còn có mối liên hệ trực tiếp với nhau thông qua những tổ chức quốc tế như Hiệp hội báo chí thế giới, Phóng viên không biên giới, Ủy ban bảo vệ các nhà báo...

Trong bối cảnh như vậy, cho đến nay, nền báo chí cách mạng Việt Nam vẫn là một nền báo chí mang tính đặc thù rất cao, mặc dù chúng ta đã thực hiện chính sách hội nhập với thế giới được khá lâu. Tôi muốn nêu một số nét đặc thù khá rõ ràng của báo chí Việt Nam hiện nay. Nét đặc thù thứ nhất là ở Việt Nam không có báo chí tư nhân. Nét đặc thù thứ hai là gần 100% tổng biên tập các cơ quan báo chí là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; Điều này ảnh hưởng sâu sắc tới phương thức tổ chức hoạt động của tòa soạn và nội dung của các tác phẩm báo chí. Nét đặc thù thứ ba (mà các học giả cũng như đồng nghiệp nước ngoài công nhận) là báo chí Việt Nam hoạt động rất hiệu quả. Và nét đặc thù thứ tư là vai trò của các nhà báo Việt Nam rất nổi bật trong xã hội; họ được nhân dân tin tưởng và tôn trọng hơn các nhà báo ở nước khác (đây là điều nhiều đồng nghiệp nước ngoài khẳng định khi chúng tôi trao đổi với nhau).

Có một điều tôi cho là rất thú vị trong hoạt động báo chí của Việt Nam. Đó là giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng cơ bản của báo chí. Hơn thế nữa, giám sát và phản biện xã hội được xem là thuộc tính của báo chí nhưng trong nhiều năm trước đây, các nhà lý luận và các nhà đào tạo báo chí ở Việt Nam hình như cố tình "quên" chức năng này. Những công trình nghiên cứu báo chí, những sách giáo khoa xuất bản trước năm 2000 hầu như không nhắc đến cụm từ "giám sát và phản biện xã hội". Trước năm 2000, các giảng viên ở các cơ sở đào tạo nhà báo của Việt Nam cũng hầu như không đề cập đến chức năng giám sát và phản biện xã hội của báo chí. Ấy thế mà trên thực tế, nhiều nhà báo Việt Nam, hầu hết các cơ quan báo chí của Việt Nam đều thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội trong hoạt động của mình.

Giải thích thế nào về điều này? Thật ra, vấn đề cũng đơn giản thôi. Đại đa số các nhà báo đều là những người có kiến thức khá rộng. Họ lại là những người nhanh, nhạy, linh hoạt, ham hiểu biết nên họ có thể tự tìm hiểu được chức năng giám sát và phản biện xã hội của báo chí. Nhưng điều cơ bản nhất, như đã nói ở trên: Giám sát và phản biện xã hội là thuộc tính của báo chí, hay nói cách khác, chúng nằm trong bản chất của hoạt động báo chí, vì vậy chúng được thể hiện qua các tác phẩm báo chí được công bố. Như vậy nghĩa là những nhà báo hoạt động thực tiễn đã bị bản chất của báo chí chi phối, họ không thể không đưa vào tác phẩm của mình những nội dung mang tính giám sát và phản biện xã hội. Việc này góp phần khẳng định một điều là lý luận báo chí thường đi sau hoạt động báo chí. Các nhà lý luận dựa vào tác phẩm báo chí đã được công bố để khái quát hóa thành những vấn đề lý luận.

Và như chúng ta thấy, các nhà lý luận trong lĩnh vực báo chí của Việt Nam cũng tỏ ra khá nhanh nhạy trong vấn đề này. Nhiều giảng viên khi lên lớp đã đề cập đến chức năng giám sát và phản biện xã hội là chức năng không thể thiếu của báo chí. Để đáp ứng sự mong đợi của giới làm báo và nghiên cứu báo chí, quyển sách chuyên khảo "Báo chí giám sát và phản biện xã hội ở Việt Nam" (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội) của tập thể 7 tác giả với 400 trang khổ 16x24 đã được xuất bản vào đầu năm 2017. Đây là một sự kiện có ý nghĩa đối với nền báo chí cách mạng Việt Nam. Với sự ra đời của cuốn sách này, những vấn đề lý luận về giám sát và phản biện xã hội của báo chí cơ bản đã được chỉ ra đầy đủ.

Một số vụ việc điển hình chứng tỏ báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội

Những năm gần đây, báo chí Việt Nam đã thực hiện khá tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội. Nhưng ít người biết người đặt nền móng cho hoạt động giám sát và phản biện xã hội của báo chí Việt Nam là ông Hồng Chương (1921 - 1989). Ông là cố Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, cố Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Ngay từ năm 1988, ông Hồng Chương đã đặt vấn đề: Nếu phát hiện Nghị quyết của Đảng, Quyết định của Chính phủ có những điều chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống, báo chí có được nêu ra không? Câu hỏi này của ông Hồng Chương không nhận được câu trả lời chính thức nhưng vào thời điểm đó, đây là tín hiệu rõ ràng cho báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của mình. Trên thực tế, báo chí Việt Nam vào những năm chín mươi của thế kỷ XX đã thực hiện khá tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội, tạo ra sự hứng khởi trong hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước.

Chính vì thế, trong Nghị quyết Trung ương 6 (lần hai) khóa VIII (tháng 2-1999), Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định báo chí và truyền thông đại chúng là một trong bốn hệ thống giám sát xã hội. Đến Đại hội lần thứ XI (năm 2011), Đảng đã chính thức ghi nhận và yêu cầu báo chí Việt Nam đảm nhận vai trò, nhiệm vụ phản biện xã hội. Nghị quyết Đại hội nêu rõ: "Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước..." (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI).

Có thể nói một cách ngắn gọn, dễ hiểu về việc báo chí thực hiện giám sát và phản biện xã hội như sau: Đây là một quá trình theo dõi chặt chẽ những gì đang diễn ra trong cuộc sống; phân tích, đánh giá một cách khách quan; khen, chê có cơ sở và kiến nghị những giải pháp nhằm khắc phục cái sai, cái kém; phát huy cái đúng, cái tốt để xã hội phát triển lành mạnh.

Trong hơn chục năm trở lại đây, báo chí Việt Nam đã tích cực, trung thực phản ánh cuộc sống; đã chỉ ra những cái đúng, cái hay cũng như những cái chưa đúng, chưa hay của những chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, của Đảng và Nhà nước; những dự án lớn của Chính phủ. Những cái đúng, cái hay được báo chí ca ngợi, biểu dương, khích lệ và kiến nghị tiếp tục thực hiện; những cái chưa đúng, chưa hay bị báo chí phê phán, bài bác, kiến nghị hủy bỏ.

Với sự ổn định an ninh chính trị - xã hội, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (trên 6%/năm) và liên tục, có thể khẳng định đại bộ phận các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước là đúng đắn. Báo chí đã phản ánh trung thực điều này nên không cần phải chỉ ra cụ thể nữa.

Còn việc báo chí phản biện, chỉ ra những cái chưa ổn của một số dự án và thuyết phục Quốc hội bác bỏ. Đây chính là thành tựu cụ thể của báo chí trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội. Điển hình cho việc này liên quan đến Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TP Hồ Chí Minh. Dự án này lúc bấy giờ đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt. Song, báo chí đã vào cuộc một cách mạnh mẽ, chỉ ra những tác hại to lớn nếu thực hiện dự án. Do vậy, trong cuộc bỏ phiếu ngày 19 tháng 6 năm 2010, Quốc hội Việt Nam khóa XII đã bỏ phiếu bác bỏ dự án đường sắt cao tốc.

Báo chí cũng đã giám sát những việc ở quy mô nhỏ hơn nhưng mang tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Đó là vào năm 2018, nhân 40 năm sự kiện bi thương xảy ra khi sửa chữa cống Hiệp Hòa (ở Đô Lương, Nghệ An), báo chí địa phương và trung ương đã vào cuộc, lật lại sự việc và buộc xã hội phải quan tâm. Kết quả là một đại lễ cầu siêu đã được tổ chức tại nơi xảy ra tai nạn. Tại lễ cầu siêu này, chủ trương xây nhà bia tưởng niệm đã được thông qua. Cho đến nay, nhà bia tưởng niệm vẫn chưa được xây và đây cũng chính là một nội dung trong tầm giám sát của báo chí.

Tuy nhiên, cũng có những dự án mà báo chí giám sát và phản biện chưa đủ mạnh để chính quyền phải dừng chúng. Chuyện này liên quan đến hai dự án bô xít Tân Rai và Nhân Cơ ở Tây Nguyên. Hiện nay hai nhà máy này sản xuất không có hiệu quả, lại có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; đó là chưa nói tới chuyện an ninh. Đặc biệt, dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông làm chúng ta băn khoăn, đau đớn. Dự án đội vốn, chậm tiến độ và chưa biết khi nào hoàn thành; mà hoàn thành rồi liệu có mang lại hiệu quả kinh tế xã hội hay không? Rõ ràng, liên quan đến những dự án này, báo chí chưa làm tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội của mình.

Đất nước đang cần báo chí giám sát và phản biện mạnh mẽ hơn nữa

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã nhận ra sức mạnh lớn lao của việc phản biện xã hội. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Mặt trận tổ quốc Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024 (diễn ra từ 18 - 20/9/2019) tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh yêu cầu cơ quan giám sát, phản biện xã hội phải chủ động góp ý kiến với việc hoạch định chính sách, làm người phản biện sắc sảo, chân tình giúp các cơ quan nhà nước tự điều chỉnh, tự hoàn thiện.

Ý kiến chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ về giám sát và phản biện xã hội đã khích lệ mạnh mẽ các tầng lớp nhân dân nói chung, các nhà báo nói riêng. Có nhiều cách để tập thể, cá nhân thực hiện chức năng và quyền hạn giám sát và phản biện của mình; song, hầu hết các ý kiến phải cần đến báo chí để phổ biến rộng rãi trong xã hội. Như vậy, báo chí không chỉ là nơi các nhà báo thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội, mà còn là diễn đàn để toàn dân thể hiện ý chí, kỹ năng giám sát và phản biện xã hội của mình. Ở đây, các nhà báo còn phải thể hiện vai trò làm gương về sự chính xác và lịch lãm trên mạng xã hội.

Thời điểm này đất nước cần giám sát và phản biện xã hội hơn bao giờ hết vì đại hội Đảng các cấp đang diễn ra và sẽ tiến tới Đại hội thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng cần phải nhắc lại rằng, để thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội, từng nhà báo nói riêng, các tòa soạn nói chung phải thực hiện một loạt đòi hỏi có tính nguyên tắc. Đó là năng nổ, nhiệt tình trong công việc; phải trung thực, khách quan khi đưa tin; phải tỏ ra sắc sảo và khoa học khi bình luận; phải bình tĩnh, cân bằng khi đối diện với những vấn đề rắc rối, phức tạp; phải có bản lĩnh, dũng cảm khi xử lý những vấn đề được xem là nhạy cảm... Nói chung, để làm tốt công việc của mình, nhà báo phải được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và có lập trường tư tưởng vững vàng.

Dù trong làng báo cũng đã có những người thoái hóa, biến chất; có người phạm pháp phải xử lý hình sự. Song, nhìn chung, đội ngũ các nhà báo hiện nay có thể đảm nhiệm tốt công việc của mình. Những phẩm chất tốt đẹp của các nhà báo phần nào đã được thể hiện trong việc phòng, chống đại dịch Covid-19 đang diễn ra: Họ sẵn sàng dấn thân, bất chấp nguy hiểm và không vụ lợi.

Từ khi xuất hiện mạng Internet, báo chí đã cơ bản thay đổi phương thức hoạt động của mình; các nhà báo cũng như các tòa soạn trở nên năng động, nhanh nhạy, bận rộn và chịu nhiều sức ép hơn. Nếu trước đây, công việc quan trọng nhất của nhà báo là săn tin thì hiện nay là thẩm định độ chính xác của tin tức. Một trong những thách thức lớn nhất đối với các nhà báo là đối mặt với tin giả, tin không chính xác. Muốn phản biện sắc sảo và có sức thuyết phục, nhà báo phải giám sát tốt và có kỹ năng phân biệt thật - giả. Đây là yêu cầu cao nhưng nó cũng không vượt ra ngoài khuôn khổ kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo.

Mong rằng, đại đa số các nhà báo Việt Nam hiện nay được trang bị đầy đủ những phẩm chất này để thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội theo yêu cầu của thời cuộc. Hơn thế nữa, cùng với giám sát và phản biện xã hội, báo chí đang chuyển dần sang đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề cuộc 

Lê Trung Kiệt

Đặt vấn đề

Ngày nay các ngành khoa học và các lĩnh vực trong đời sống con người thâm nhập lẫn nhau, kết nối với nhau; biểu hiện trong đời sống ngôn ngữ xuất hiện cấu trúc các cụm từ: Tâm lý học sư phạm, tâm lý học văn học, tâm lý học chính trị, tâm lý học y học, tâm lý học nhân cách,... văn hóa Phật giáo, văn hóa tâm linh, văn hóa tộc người, văn hóa quốc gia, văn hóa vùng miền, văn hóa ẩm thực, văn hóa phi vật thể, văn hóa vật thể, văn hóa xây dựng, văn hóa du lịch, v.v...

Theo đó, để phát triển bền vững, vấn đề Du lịch trong mối quan hệ với văn hóa và nhân cách là góc nhìn từ thực tế trên cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý. Thực sự cần thiết, rất cần thiết (ít ra nó chống lại thái độ vô cảm). Về lịch sử nghiên cứu, vấn đề này chưa có một công trình nghiên cứu đi qua, hoàn toàn mới, có tính khoa học, tính thời sự, giàu chất nhân văn (nét đẹp của con người trong tư cách làm người) và giàu tính nhân đạo (con đường của lòng nhân: bao gồm tất cả những gì thuộc về yêu thương con người, đề cao con người, khẳng định con người, phát huy phát triển con người, bảo vệ con người; những gì ngược lại là vô nhân đạo). Vì vậy nội dung bài viết gồm: 1. Đôi nét về du lịch Việt Nam; 2. Văn hóa du lịch; 3. Nhân cách.

1. Đôi nét về du lịch Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có lợi thế về phát triển ngành du lịch: Nhiều tỉnh, thành phố có chiều dài bờ biển được cải tạo, xây dựng đạt tiêu chuẩn kinh doanh du lịch; nhiều danh lam thắng cảnh, hang động tự nhiên, đồi cỏ, hồ tự nhiên, rừng thông, rừng nguyên sinh, suối nước nóng, du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh,...; lương thực và thực phẩm nông, lâm, hải sản dồi dào, phong phú; nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp được xây dựng ngày càng nhiều; dịch vụ du lịch đa dạng; giá cả sinh hoạt bình thường; nền an ninh chính trị ổn định; nhân dân Việt Nam hiền hòa, mến khách, v.v...

2. Văn hóa du lịch

2.1. Vai trò, vị trí

Những vấn đề về kinh tế, chính trị, khoa học, kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, nghệ thuật,... đều quan trọng; ngành du lịch trong hành trình văn hóa du lịch, cần đặc biệt lưu ý văn hóa mãi mãi ở vị trí thượng tầng kiến trúc. Theo đó, việc xây dựng những khu du lịch vui chơi, nghỉ dưỡng, dịch vụ du lịch,... không chỉ vì lợi ích kinh tế trước mắt mà bất chấp sự tồn tại của các quy luật khách quan.

2.2. Các quy luật

2.2.1. Quy luật giá trị

Quy luật này là quy luật của kinh tế thị trường, yêu cầu biểu đồ biến thiên về giá cả phải xoay quanh giá trị (tức ngang giá); không được có biểu hiện tiêu cực, hiện tượng "chặt chém", cạnh tranh không đúng luật kinh doanh, không lành mạnh.

2.2.2. Quy luật Quy hoạch tổng thể - bộ phận

Quy luật này yêu cầu Quy hoạch tổng thể như thế nào thì Quy hoạch bộ phận phải tương ứng. Chẳng hạn, công viên và cây xanh - lá phổi của thành phố Nha Trang trong nội thành quá ít nên phải giữ đất rừng, và cũng để chống xói mòn, sạt lở. Mặt khác, phải tính đến sự an nguy của khu dân cư trong những mùa mưa bão khi phê duyệt công trình xây dựng khu nhà ở cao cấp, khu du lịch triền núi có hồ bơi ở vị trí trên đầu gần sát khu dân cư (Hồ bơi vô cực san bằng khu dân cư ở Nha Trang - Tấn Lộc - Báo Pháp luật, ngày 18/11/2018; VTV1 điểm tin, điểm báo buổi sáng 19/11/2018: Nguyên cả một gia đình 4 người chết - xóa sạch một gia đình 2 vợ chồng, 2 đứa con nhỏ - gia đình giảng viên Tâm lý học Sư phạm của Trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương Nha Trang, Nhà giáo Trần Hoàng Phong - (hai vợ chồng đều là nhà giáo) và 10 hộ gia đình trực tiếp bị sạt lở nước cuốn trôi nhà cửa cùng tài sản của họ). Nguyên nhân là chuyển đổi sai mục đích sử dụng đất: Đất rừng phòng hộ chuyển sang đất xây dựng du lịch (VTV1, đầu tháng 8/2019). Hiện nay, những gia đình trực tiếp bị sạt lở chưa có đất tái định cư phải làm nhà tạm trên triền núi ngay trên những mảnh đất bị sạt lở trong đợt mưa bão ngày 18/11/2018 (VTV1, cuối tháng 8/2019).

Xây dựng khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú do Công ty TNHH Đầu tư - Phát triển Thanh Châu làm chủ đầu tư được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỉ lệ 1/500) ngày 18/ 7/ 2011, trong đó quy hoạch xác định Dự án có công trình hồ bơi với diện tích sử dụng đất 974m2, diện tích xây dựng 432m2, hiện nay tồn tại nhiều câu hỏi chưa có lời đáp:

1) Tại sao năm 2010 núi Cô Tiên (thuộc Công trình, Dự án này) bị sạt lở mà một năm sau, năm 2011 UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt Quy hoạch xác định Dự án có công trình hồ bơi ở trên độ cao, vị trí trên đầu khu dân cư?

2) Tại sao khi phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng năm 2011, UBND tỉnh không mời các thành viên của Hội Kiến trúc sư của tỉnh (thành phần chuyên môn) tham gia phản biện khoa học?

3) Tại sao năm 2016 hồ bơi vô cực thứ nhất thuộc dự án này bị sạt lở gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nhân dân trong khu dân cư (gia đình cô H anh T ở hẻm 77 đường 2/4 bị trôi 29 con heo v.v...) mà không thấy cơ quan chức năng nào đề cập đến trong tính hệ thống cấu thành tội phạm?

4) Tại sao Sở Xây dựng (Sở chủ quản) không thành lập Hội đồng Giám sát để giám sát thi công Công trình, Dự án đã được phê duyệt? (Báo điện tử Vietnam.net: Hồi âm bạn đọc Lê Trung Kiệt - cuối tháng 12/2018).

5) Tại sao sự việc xảy ra đã 10 tháng mà chưa thấy Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa truy tố trước pháp luật chủ đầu tư Thanh Châu thuộc Công ty TNHH Hoàng Phú xây dựng khu nhà ở cao cấp tại núi Cô Tiên thuộc P. Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang?

6) Chuyện gì sẽ xảy ra vào mùa mưa bão vào những năm sau tại núi Cô Tiên, thuộc P. Vĩnh Hòa, TP.Nha Trang, T. Khánh Hòa?

2.2.3. Quy luật phục vụ du lịch văn minh, lịch sự, thân thiện, các bên thực hiện theo cam kết

Theo hướng phát triển bền vững, mọi việc cần phải được cam kết. Trên cơ sở đó, quy luật này yêu cầu lấy du khách làm trung tâm phục vụ; không được có biểu hiện tiêu cực, hiện tượng "đem con bỏ chợ", "tiền mất tật mang", v.v...  

3. Nhân cách

Nhân cách trong bài viết này trước hết được hiểu ở phạm vi ngôn ngữ học. Tiếng Anh, từ personality (n), nghĩa gốc, chỉ những đặc điểm và phẩm chất của một người nhìn như một tổng thể, ví dụ: a likeable personality: một nhân cách đáng yêu (Tự điển Anh-Việt - Trung tâm KHXH&NV quốc gia, thuộc Viện Ngôn ngữ học, 1993, tr.1220); và từ ngữ gốc Hán, nhân cách, nghĩa chuyển, là sự thay đi đổi lại, sự hoàn thiện con người (Lạc thiện, 1994, tr.32).

Văn hóa (culture) được hiểu là quá trình hình thành nhân cách. Hay nói như một nhà văn hóa nào đó đại ý rằng: sau khi quên hết, cái còn lại là văn hóa. Và thêm nữa, sát với vấn đề du lịch đang thảo luận, văn hóa là cầu nối giữa du lịch và nhân cách. Do đó, trong hoạt động thực tiễn, nếu không chú trọng về hành trình văn hóa du lịch thì ngành du lịch của một quốc gia nào đó không thể trở thành một nhân cách đáng yêu, một nhân cách có văn hóa (a cultured personality). Vì văn hóa (theo nghĩa từ Hán Việt) là làm cho nó trở nên đẹp (nghĩa rộng).

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề nhân cách. Về phương diện đạo đức, Người đặt mối quan hệ hữu cơ giữa nhân cách và đạo đức (nhân cách - đạo đức)Người dạy cán bộ cách mạng phải lấy đạo đức cách mạng: "Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công, Vô tư" làm gốc. Đặc biệt, về tư tưởng triết học và tư tưởng chính trị, Người đặt mối quan hệ hữu cơ giữa nhân cách và hành động cao đẹp (nhân cách - hành động cao đẹp).

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, một trong những thiên tài chính trị của thế kỷ 20. Chỉ cần điểm qua một sự kiện lịch sử: Sự kiện lịch sử Việt Nam năm 1946. Trong hoàn cảnh lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ, chính quyền Việt Minh còn non trẻ, thù trong, giặc ngoài, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời bị đặt trong tình huống nguy hiểm ngàn cân treo sợi tóc. Một trong những minh chứng đầy sức thuyết phục, có ý nghĩa khẳng định là việc Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đứng đầu nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa chịu trách nhiệm trước quốc dân, đồng bào giải quyết tình hình chính trị năm 1946 bằng giải pháp hòa bình, ngoại giao, không xung đột vũ trang đã thành công tốt đẹp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt cuộc đời vì nước - vì dân, nổi lên xuyên suốt hai tư tưởng chủ đạo: Độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Nhân cách - hành động cao đẹp đó đã được minh chứng trong câu nói nổi tiếng của Người: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do"; qua lời huấn thị cán bộ tại buổi tiếp đại biểu nhân dân ngày 16/10/1954 khi Chính phủ từ chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội: "Chế độ của ta là chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ. Chính phủ là đầy tớ của nhân dân. Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình chính phủ. Chính phủ thì việc to, việc nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân. Vì vậy, nhân dân lại có nhiệm vụ giúp đỡ chính phủ, theo đúng kỷ luật của chính phủ và làm đúng chính sách của chính phủ để chính phủ làm tròn nhiệm vụ mà nhân dân đã giao phó cho" (Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 7, tr.368), và còn nhiều minh chứng khác...

Kết luận

Tóm lại, theo hướng phát triển bền vững, để trở thành một nhân cách đáng yêu, một nhân cách có văn hóa thu hút khách du lịch trong nước và nước ngoài, ngành du lịch Việt Nam cần lấy văn hóa du lịch làm nền móng và lấy pháp chế về du lịch, về xây dựng làm trụ cột.

Nếu Tình yêu hoàn hảo cần có đủ 3 yếu tố: Thân thiết - đam mê - cam kết theo mô hình hóa - hình tam giác, thì về phương diện khoa học xã hội, qua đề tài này, theo hướng nhân văn, mang ý nghĩa khái quát nên chăng thử đưa ra mô hình: X - Văn hóa - Nhân cách?

 

 Tài liệu tham khảo

(1). Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.

(2). Lạc Thiện - Tự học 1200 chữ  Hán thông dụng - NXB Hội ngôn ngữ học TP. HCM, 1994.

(3). Phóng sự VTV1 - Về việc sạt lở gây chết người và thiệt hại tài sản của nhân dân tại núi Cô Tiên, P.Vĩnh Hòa, TP.Nha Trang, T. Khánh Hòa - Tháng 8/2019 (2 lần công tác tại Nha Trang).

(4). Tấn Lộc - Phóng viên thường trú Báo Pháp luật - Hồ bơi vô cực san bằng khu dân cư ở Nha Trang - Ngày 18/11/2018.

(5). Từ điển Anh-Việt - Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, thuộc Viện Ngôn ngữ học, NXB TP.Hồ Chí Minh, 1993.

(6). VTV1 - Điểm tin, điểm báo buổi sáng về "Hồ bơi vô cực san bằng khu dân cư ở Nha Trang", sáng 19.11.2018.

(7). VietNam.net - Báo điện tử Hồi âm bạn đọc Lê Trung Kiệt - cuối tháng 12/2018.

 

 

Trần Cao Nguyên

 

Nguyễn Văn Tố là một nhân sĩ có tiếng trước Cách mạng tháng Tám.  Ông làm việc tại Trường Viễn Đông Bác cổ (École Francuife  d'Extrême - Orient - một cơ quan nghiên cứu lịch sử văn hóa của người Pháp được thành lập ở Đông Dương vào năm 1898). Ông là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu trên lĩnh vực KHXH&NV. Ông viết nhiều bài khảo cứu, giới thiệu truyền thống văn hóa dân tộc bằng tiếng Pháp trên những tạp chí có uy tín như: Nam Phong, Đông Thanh, Trí Tri, Tri Tân, Thanh Nghị… Những công trình nghiên cứu liên ngành và chuyên sâu, bao quát nhiều lĩnh vực khoa học xã hội của ông đã gây được tiếng vang lớn, nội dung các công trình thể hiện một tấm lòng yêu nước nồng nàn. Kỷ niệm 130 năm ngày sinh của ông, chúng tôi đánh giá giá trị các bài viết của ông trên Tạp chí Thanh Nghị để khẳng định lại những giá trị cốt lõi về tư tưởng của ông đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Nguyễn Văn Tố, bút hiệu Ứng Hòe, sinh ngày 5-6-1889,  tại Đông Thành thuộc tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương cũ (nay là phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm), trong một gia đình thị dân ở Hà Nội(1). Cha là ông Nguyễn Văn Thịnh, mẹ là bà Lê Thị Kim. Nguyễn Văn Tố có hai người anh em trai đều làm giáo viên, vợ ông là bà Vũ Thị Chắt người làng Mọc (nay là phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội). Vợ chồng ông có 3 người con, con gái lớn làm nghề buôn bán, con trai đầu là Nguyễn Văn Bảo học ở Trường Bưởi (trường bảo hộ) đến năm 1935 thì sang Pháp, con trai thứ 2 Nguyễn Văn Tá là giáo viên dạy sinh học tại Trường Chu Văn An, Hà Nội; về hưu 1990 và theo gia đình sang định cư tại Canada. Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Văn Tố giữ chức Bộ trưởng Cứu tế Xã hội trong Chính phủ cách mạng lâm thời. Ông là Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa I, Quốc vụ khanh trong Chính phủ liên hiệp Việt Nam lâm thời (1946).

Thuở nhỏ, Nguyễn Văn Tố học chữ Hán, rồi chuyển sang Pháp học. Sau khi tốt nghiệp Trường Thông ngôn (Collège des interprètes), với bằng trung học, ông được nhận vào làm việc tại Trường Viễn Đông Bác cổ (École Française d'Extrême - Orient), là cơ quan nghiên cứu lịch sử văn hóa của người Pháp ở Hà Nội, một trung tâm khoa học nhân văn tập hợp các nhân vật danh giá bậc nhất mà số đông là người Pháp. Không chỉ là một học giả uyên bác của Viện Viễn Đông Bác cổ, ông còn là thành viên của Đông Kinh nghĩa thục, đã từng cùng với cụ cử Lương Văn Can, Hoàng Tăng Bí, Dương Bá Trạc… hô hào quốc dân học chữ Quốc ngữ từ đầu thế kỷ XX. Năm 1938, Nguyễn Văn Tố là Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ và là người có công lớn trong việc xóa nạn mù chữ ở Việt Nam.

Là một học giả uyên thâm Hán học, tinh thông Tây học, đóng góp trí tuệ siêu việt trên các lĩnh vực sử học, văn học, văn bản học, khảo cổ học, ngôn ngữ học, dân tộc học, tôn giáo học... những bài viết của Nguyễn Văn Tố không chỉ khẳng định tầm uyên bác của tri thức, tinh thần nghiêm túc của một nhà sử học, nhà nghiên cứu mà còn thể hiện rõ tấm lòng yêu nước nồng nàn của một nhân sĩ.

Các bài viết của ông đăng trên Tạp chí Thanh Nghị(2) về đề tài "Thanh niên", "Sử ta so với sử Tàu""Nền giáo dục bình dân" là những nội dung nghiên cứu được ông viết công phu, có tính giáo dục và truyền thống hơn cả. Đó là những tư tưởng mới đối với thanh niên và truyền bá tri thức lịch sử, văn hóa Việt Nam nhằm thức tỉnh lòng yêu nước cho đồng bào mình, rất có giá trị học thuật, có tính chiến đấu cao và ẩn chứa sự kêu gọi chống thực dân Pháp trong đó.

Những bài khảo cứu của Nguyễn Văn Tố trên Tạp chí Thanh Nghị tựu trung có thể phân làm mấy loại như sau:

1. Các bài viết về vấn đề "Thanh niên"

Trong một khoảng thời gian từ năm 1942 đến năm 1943 trong điều kiện cách mạng đang gặp muôn vàn khó khăn thử thách, nhưng với sự nhiệt huyết của một tri thức yêu nước, Nguyễn Văn Tố nung nấu đóng góp cho sự nghiệp độc lập của dân tộc và xây dựng đất nước sau khi cách mạng thành công. Vì vậy, với một trí tuệ uyên thâm, nghiên cứu nhiều, đọc nhiều ông đã nhận thức được động lực cho sự phát triển của một quốc gia, sự thành công của một dân tộc là thanh niên - "Một năm khởi đầu từ mùa xuân - Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Cho nên, đề tài về thanh niên trở thành những bài viết, bài luận được ông phân tích trên một tạp chí có uy tín lúc bây giờ - Tạp chí Thanh Nghị. Trong khoảng thời gian này (1942 - 1943), ông đã công bố 5 bài viết về thanh niên, với những nội dung khác nhau, tất cả đều nói lên nỗi lòng, suy nghĩ của ông về vai trò, sứ mệnh của thanh niên đối với vận mệnh phát triển của đất nước.

Nghiên cứu đầu tiên của ông về vấn đề thanh niên đăng trên Tạp chí Thanh Nghị là bài viết "Thanh niên đối với sự học" (1942, số 14, tr. 13). Ông cho rằng thanh niên là lực lượng nòng cốt trong xây dựng và phát triển đất nước, chính vì vậy đối với thanh niên, việc đầu tiên là cần phải coi trọng việc học, học để làm người, học để có trí thức, học để làm việc, học để biết phân biệt trắng, đen, tốt, xấu và học là để yêu nước, học để làm một người cách mạng chân chính. Như vậy, trong tư duy, tầm nhìn của Nguyễn Văn Tố đã nhìn thấy thanh niên - "lực lượng tiên phong trong khám phá và chiếm lĩnh tri thức", ông coi việc học của thanh niên là việc quốc gia đại sự, là sự thịnh vượng và phát triển của một dân tộc.

Không chỉ dừng lại ở sự học, ông cho rằng thanh niên ngoài việc học để có "tài" cần phải tu dưỡng "đạo đức", "tài và đức" phải đi liền với nhau. Đây cũng chính nội dung bài viết thứ 2 "Thanh niên với lễ giáo" của ông đăng trên Tạp chí Thanh Nghị (//1942, số 23, tr. 11). Nội dung cốt lõi của bài viết này, ông bàn về các vấn đề nêu cao ý thức văn hóa và đạo đức đối với thanh niên "từ lời ăn, tiếng nói, ngay cả trong giao tiếp và cách ăn mặc của thanh niên trong cuộc sống hàng ngày". Ông cho rằng, đó chính là chuẩn mực đạo đức của người thanh niên, và cũng chính là sự tôn trọng đối với xã hội, đối với mọi người, chính là sự thể hiện văn hóa, sự phát triển của một dân tộc. Tư tưởng đó của ông hướng đến xây dựng một thế hệ thanh niên Việt Nam có học thức, đạo đức văn hóa và văn minh, hình thành nhân cách con người cách mạng vừa có tri thức vừa có đạo đức, tài và đức phải đi đôi với nhau.

Tư tưởng đó của ông, suy ngẫm với lời dạy của Bác Hồ "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Tài và đức là những phạm trù khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ không thể tách rời. Có tài mà không có đức là người vô dụng, bởi vì tài năng đó không được sử dụng để phục vụ nhân dân mà chỉ để mưu cầu lợi ích cho cá nhân thì cũng trở thành vô ích. Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu ích đối với cộng đồng. Người ích kỉ là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác. Nếu có tài, họ cũng chỉ tìm cách sao cho có lợi cho mình. Người có tài mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì chẳng những vô dụng mà còn có tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại gây ra cho gia đình và xã hội càng lớn. Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có đức, tức là có khát vọng hành động, cống hiến vì lợi ích của mọi người nhưng kiến thức ít ỏi và năng lực kém thì những ý định dù tốt đến đâu cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp cho con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta phải làm việc rất vất vả mà chất lượng công việc lại không cao.

Rõ ràng là giá trị của con người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện, đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc và cống hiến. Tư tưởng của Nguyễn Văn Tố về "đức" và "tài" của thanh niên đã khẳng định trí tuệ và tầm nhìn, ông đã "nhìn xa trông rộng", có tầm nhìn về tương lai cho dân tộc, cho đất nước về sau.

Để có tri thức, ngoài việc học ông cho rằng thanh niên cần phải tu thân, cần phải chăm chỉ, nghiêm túc học hành, phải coi trọng việc học và đề cao việc học, khó khăn, gian khổ cũng phải lấy việc học để vươn lên, phải vượt lên mọi hoàn cảnh để tiếp thu tri thức, chiếm lĩnh tri thức. Cũng chính vì vậy trong năm 1943, trên Tạp chí Thanh Nghị, ông đã đề cập về vấn đề học tập của thanh niên với bài viết "Thanh niên với cần lao" (// 1943, số 26, tr. 23). Để chứng minh việc học là quan trọng đối với thanh niên ông đã lấy dẫn chứng thanh niên từ nước Pháp, cho đến trong thời kỳ phong kiến đời vua Lê Hiến Tông ở nước ta, có nhiều tấm gương đã vượt khó học tập để thành danh, góp công xây dựng và chấn hưng đất nước. Vì vậy, theo ông trong mọi thời đại thì thanh niên cần phải coi việc học, việc nghiên cứu là việc trọng đại, phải vượt qua mọi khó khăn, thử thách để vươn lên, không được thấy khó khăn mà từ bỏ, trong mọi hoàn cảnh thanh niên phải "không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền".

Thanh niên là "rường cột của nước nhà", đối với thanh niên phải là "đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên", cũng chính vì thế trên Tạp chí Thanh Nghị (//1943, số 32, tr. 21) "Thanh niên với việc làng", Nguyễn Văn Tố đã đề cập đến vai trò của thanh niên không chỉ đối với sự phát triển chung của xã hội, mà ông còn cụ thể vai trò của thanh niên đối với sự phát triển của các làng quê, thanh niên phải có nhiệm vụ truyền bá tri thức đến các làng quê, đưa tri thức đến làng xã, làng xã có phát triển thì đất nước, quốc gia mới phát triển. Suy ngẫm tư tưởng của Nguyễn Văn Tố lúc bây giờ và hiện nay trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, cả dân tộc chung tay cùng một mục tiêu làm cho"dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh", vì vậy, cùng với nhân dân cả nước, Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phát động phong trào đưa 500 tri thức trẻ (thanh niên) về các vùng sâu vùng xa để làm việc, truyền bá tri thức, xây dựng và phát triển ở những làng quê khó khăn...

Thanh niên cần phải sáng tạo, cần phải dám nghĩ, dám làm và đó cũng chính là nội dung cốt lõi mà Nguyễn Văn Tố viết "Thanh niên với âm nhạc", trên Tạp chí Thanh Nghị (// 1943, số 36, tr.19). Ông đã mượn âm nhạc để biểu lộ tinh thần của thanh niên trong cuộc sống, trong xây dựng đất nước. Ông cho rằng âm nhạc như văn chương đi vào lòng người, cũng giống như vai trò của thanh niên phải có sự sáng tạo, vì sáng tạo là khởi nguồn cho mọi thành công - hiện nay chúng ta đang phát động phong trào khởi nghiệp trong thanh niên để xây dựng đất nước.

Như vậy, giá trị và ý nghĩa của các bài viết về "thanh niên" của Nguyễn Văn Tố trên Tạp chí Thanh Nghị đã khẳng định tầm nhìn của ông đối với một thế hệ là bệ phóng của dân tộc, thế hệ thanh niên Việt Nam. Suy ngẫm lại lời dạy của Hồ Chí Minh: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Để chúng ta một lần nữa khẳng định tầm nhìn của Nguyễn Văn Tố cho đất nước, ông đã sớm xác định "Thanh niên" chính là "rường cột" của nước nhà. Do đó, cần phải giáo dục về tri thức, về đạo đức, về sự sáng tạo, về lòng nhiệt huyết… cho thanh niên, và trong mọi giai đoạn lịch sử cần phải lấy thanh niên, coi thanh niên là động lực thúc đẩy xây dựng và phát triển đất nước.

2. Các bài viết về "Sử học"

Chỉ trong khoảng hơn một năm 1943 - 1944 Nguyễn Văn Tố đã viết trên 10 bài viết "Sử ta so với sử Tàu", cho đăng trên nhiều tạp chí, trong đó Tạp chí Thanh Nghị là chủ yếu, với các nội dung cốt lõi:

Nguyễn Văn Tố đã ra sức trích dịch và giới thiệu những tư liệu quan trọng về văn hoá truyền thống của dân tộc, cụ thể là những bài giới thiệu và trích dịch các văn bia Tiến sĩ ở Văn Miếu. Có thể nói, nước ta mãi đến thời Lý, Trần mới bắt đầu công việc biên soạn lịch sử và số tác phẩm thời đó còn lại đến nay chỉ có Đại Việt sử lược, Việt điện u linh, An Nam chí lược. Vì vậy, trong nghiên cứu lịch sử, nhất là thời Lý, Trần về trước, cần khai thác những tư liệu liên quan trong các thư tịch cổ của Trung Quốc và dĩ nhiên cần đối chiếu giữa nhiều nguồn thông tin, giữa sử ta và sử phương Bắc để tìm ra sự thật lịch sử. Vì vậy, Nguyễn Văn Tố đã viết nhiều bài dưới đề mục chung là "Sử ta so với sử Tàu" để khảo về những tên hiệu cổ như "Giao Chỉ, Xích Quỷ, Văn Lang…".

Mặt khác, các bài viết về "Sử học" của Nguyễn Văn Tố còn có một mục tiêu rất quan trọng là khảo cứu một số vấn đề cụ thể để chuẩn bị cho một công trình tổng hợp về lịch sử Việt Nam. Ý tưởng này được ông nói rõ trong lời mở đầu của "Sử ta so với sử Tàu""Có người kêu rằng 20 năm nay không thấy ai làm được quyển Nam sử nào dày bằng quyển Việt Nam sử lược của ông Trần Trọng Kim, hay quyển Histoire moderne du pays d' Annam của ông Charles Maybon. Tôi tưởng cái đó không lấy gì làm lạ, vì rằng một cuốn sử Nam mà chép được những việc xưa nay chưa ai chép đến, thì phải tìm tòi khó nhọc, góp nhặt, so sánh mà sách chữ Hán thì lại chép tản mát ra nhiều chỗ. Sử học cũng như khoa học, không chú ý làm sách cho dày, chỉ cốt tìm được nhiều điều mới, xưa nay chưa ai nói đến, hoặc chứa những chữ của người trước chép sai. Nếu kê cứu đâu ra đấy, thì tự khắc có người hội ý lại, để dọn thành sách phổ thông. Lúc bấy giờ mới làm sách dày, mới gọi là tổng hợp, trước kia còn là phân tích.

Sử ta đã đến thời kỳ tổng hợp chưa?

Kể đại cương về các đời vua, thì những quyển sử Nam xuất bản từ trước đến giờ, cũng có thể gọi là tạm đủ. Nhưng xét đến sự sinh hoạt của dân chúng, việc tuyển lính, cách thi học trò, sự giao thiệp với các nước láng giềng… thì hãy còn thiếu nhiều lắm. Phải tìm lâu thì may mới thấy, mà sử liệu không những ở trong văn thư, còn ở các đồ cổ tích nữa".

Qua đoạn trích trên đã phản ánh khá đầy đủ quan điểm sử học của Nguyễn Văn Tố. Ông cho rằng, một công trình sử học, giá trị không phải ở độ dày của công trình đó, trước hết phải là công phu tra cứu, thu thập tư liệu, phát hiện những cái sai của người đi trước, bổ sung nhiều cái mới. Tư liệu theo quan điểm của ông, không phải chỉ "văn thư" tức tư liệu chữ viết mà tư liệu "còn ở các đồ cổ tích nữa" tức các di tích, di vật lịch sử. Ông cho rằng, nhận thức lịch sử không phải chỉ viết về "các đời vua" mà còn phải viết về sinh hoạt của dân chúng về quân sự, giáo dục, về quan hệ với nước ngoài… Nó phải bao quát được các mặt về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội…

Qua những bài khảo cứu và những cuộc tranh luận"Sử ta so với sử Tàu" trên Tạp chí Thanh Nghị, Nguyễn Văn Tố tự thể hiện là một học giả sử học tinh thông dựa trên cơ sở nắm vững các nguồn tư liệu thư tịch của ta và Trung Quốc. Trong các bài khảo cứu, ông đã kê cứu, trích dẫn rất nhiều thư tịch cổ của Trung Quốc từ Nhị thập ngũ sử tức 25 bộ sử về các triều đại Trung Quốc cho đến các bộ sách cổ như Thủy kinh chú, Thái bình hoàn vũ ký, Nguyên Hoà quận huyện chí, Tư trị thông giám, Độc sử phương dư kỷ yếu, Việt kiệu thư, An Nam chí... Trong các thư tịch cổ của ta, ông đã khai thác tất cả các thư tịch cổ và là người đầu tiên sử dụng cuốn Đại Việt sử lược, là bộ sử sớm nhất (thời Trần) còn bảo tồn đến nay nhưng bị thất lạc sang Trung Quốc, đến thời Thanh mới được sưu tầm, khắc in và đưa vào Tứ khố toàn thư. Chính lối kê cứu đó, là những sự thật lịch sử được xác minh làm sống lại những giá trị văn hóa và những trang sử đích thực của dân tộc.

Kiến thức sâu rộng, bản lĩnh vững vàng về phong thái của một nhân sĩ uyên bác, bao trùm lên tất cả con người của Nguyễn Văn Tố là tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc cao. Dưới chế độ thực dân, những trang viết về lịch sử, "Sử ta so với sử Tàu" của ông không chỉ nâng cao hiểu biết về lịch sử, văn hoá dân tộc mà còn gợi lên những suy nghĩ về tinh thần yêu nước, đã khẳng định những giá trị sự thật về lịch sử của dân tộc Việt Nam, về xác nhận chủ quyền biên giới của nước ta qua các triều đại… Khẳng định về lòng tự tôn, tự hào dân tộc về tinh thần yêu nước không khuất phục của nhân dân ta so với mọi kẻ thù xâm lược…

3. Kết luận

Ứng Hòe - Nguyễn Văn Tố là một học giả uyên bác, một nhà sử học, nhà nghiên cứu lớn của đất nước, đã có công gây dựng nền tảng khoa học cho sự phát triển của các lĩnh vực nghiên cứu KHXH&NV Việt Nam hiện đại. Những kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tố đã góp phần thức tỉnh lòng yêu nước và dấy lên yêu cầu chấn hưng văn hóa dân tộc. Ở con người nhà tri thức này có những giá trị của dân tộc, cốt cách con người Việt Nam chân chính. Đánh giá lại những bài viết và tư tưởng của ông trên Tạp chí Thanh Nghị trong điều kiện hiện nay, càng có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần vào giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Chú thích

(1). Trong nhiều tư liệu có ghi: Ông sinh tại Hà Nội, có ông nội và cha là nhà Nho - "xuất thân trong một gia đình nho học; Xem Phan Huy Lê, Trần Đức Cường 2009".

(2). Báo Thanh Nghị ra hàng ngày vào thứ bảy do Vũ Đình Hòe làm chủ nhiệm. Tiêu chí của báo là nghị luận, văn chương và khảo cứu các lĩnh vực: lịch sử, văn học, mỹ thuật và văn hóa khoa học giáo dục, kinh tế và xã hội, nông nghiệp chăn nuôi và nông thôn, luật pháp hoạt động xã hội và đời sống thường ngày, tình hình quốc tế, nghiên cứu về tình hình chính trị, xã luận và các bài bình luận. Báo đã quy tụ được hầu hết các nhà tri thức đương thời, trong nhiều ngành khoa học khác nhau.

Tài liệu tham khảo

1. Trần Đức Cường (2009), "Học giả Nguyễn Văn Tố, người tham gia sáng lập, Hội trưởng Hội truyền bá Quốc ngữ Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số tháng 6.

2. Chuyên mục trên Tạp chí Thanh Nghị: "Sử ta so với sử Tầu" // 1944, số 60, tr.5; số 62, tr. 21; số 66, tr.11; số 68, tr. 15; số 72, tr. 11; số 79, tr.9; số 81, tr. 7, số 82, tr.13; số 84, tr.21; số 88, tr. 20; số 90, tr. 8; số 105, tr.16.

3. Các bài viết về Thanh niên của Nguyên Văn Tố trên Tạp chí Thanh Nghị: Thanh niên đối với sự học // 1942, số 14, tr. 13; Thanh niên đối với lễ giáo // 1942, số 23, tr. 11; Thanh niên đối với cần lao // 1943, số 26, tr. 23; Thanh niên đối với việc làng // 1943, số 32, tr. 21; Thanh niên với âm nhạc // 1943, số 36, tr. 19.

4. Ứng Hoè - Nguyễn Văn Tố (1997): Đại Nam dật sử, Sử ta so với sử Tàu, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hà Nội.

5. Phan Huy Lê (2009), "Ứng Hòe - Nguyễn Văn Tố một chí sỹ yêu nước, một liệt sỹ anh hùng, một học giả uyên bác trong nhiều lĩnh vực". Tạp chí Xưa và Nay số 333, tháng 6.

 

Trần Thị An

Trong bối cảnh gia tăng mức độ toàn cầu hóa và sự tăng lên không ngừng mức sống của người dân, sự phát triển du lịch một cách nhanh chóng trong 2 thập niên đầu thế kỷ XXI mang lại một nguồn thu lớn cho các quốc gia nói chung, các địa phương nói riêng trên phạm vi toàn cầu. Đứng trước nguồn lợi khó cưỡng này, chính quyền địa phương phải điều chỉnh  chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; người dân, như một hàn thử biểu về độ nhạy trong thích ứng, đã nhanh chóng thay đổi sinh kế của mình. Bài viết này sẽ phân tích biến đổi sinh kế của cư dân ven biển Nghệ An trong bối cảnh phát triển du lịch trong một thập niên vừa qua từ các tài liệu thứ cấp và một số khảo sát thực địa trên cơ sở vận dụng các gợi ý từ nội hàm các khái niệm kinh tế thị trường (market economy), du lịch và chiến lược đa dạng sinh kế (tourism and livelihood diversification   strategy); sinh kế bền vững (sustainable livelihood strategy) trong du lịch và, trong chừng mực nào đó, một số khái niệm của lý thuyết hiện đại hóa (modernization).

1. Sự phát triển du lịch ở vùng biển Nghệ An những năm gần đây

Với 82 km bờ biển, Nghệ An được du khách cả nước biết đến với nhiều bãi biển đẹp. Bên cạnh các địa danh quen thuộc như Cửa Lò, Cửa Hội, Bãi Lữ, thì các bãi biển Diễn Thành, Cửa Hiền, biển Quỳnh những năm gần đây đã được du khách biết tới. Với một số lợi thế như bãi biển đẹp, hải sản ngon, nằm không cách quá xa Hà Nội, cơ sở lưu trú tương đối đa dạng, du lịch biển Nghệ An là địa chỉ thu hút một số lượng lớn du khách mỗi mùa hè đến, đóng góp một phần quan trọng cho doanh thu ngành du lịch của tỉnh. Theo Báo Nghệ An, năm 2019, Nghệ An đón trên 6,5 triệu khách du lịch, doanh thu du lịch tăng 22% so với năm 2018, đây là 1 trong 9 sự kiện tiêu biểu năm 2019 của tỉnh. Báo cáo của Ban Tuyên giáo Thị ủy Cửa Lò năm 2019 cho biết sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành du lịch ở thị xã: sự phát triển cơ sở lưu trú, nhà hàng, bãi tắm, lượng khách, doanh thu. Đầu năm 2020, du lịch toàn thế giới bị ảnh hưởng sâu sắc bởi đại dịch Covid-19, tuy nhiên, chỉ sau những ngày hết giãn cách xã hội, biển Cửa Lò đã đón một lượng du khách lớn. Trang Thông tin của Sở Du lịch tỉnh Nghệ An cho biết, chỉ trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2020, biển Cửa Lò đã đón hàng chục nghìn lượt khách; và với chính sách giảm giá phòng, cho đến sáng 1/5/2020, 100% số phòng đã đã kín khách. Đó là dấu hiệu đáng mừng thể hiện sự hồi phục của du lịch biển Nghệ An.

Trong bối cảnh sự phát triển nhanh, mạnh của du lịch biển, cư dân ven biển Nghệ An đã có chiến lược sinh kế đa dạng, trong đó, sinh kế truyền thống được duy trì và biến đổi theo nhu cầu của thị trường đồng thời với việc xuất hiện những phương thức sinh kế mới hướng tới sinh kế bền vững. Chiến lược sinh kế đa dạng của các cư dân ven biển Nghệ An thể hiện ở việc duy trì sinh kế truyền thống trong hài hòa với biến đổi sinh kế và phát triển sinh kế mới.

2. Đánh cá và kinh doanh hải sản - biến đổi sinh kế trong bối cảnh phát triển du lịch

Sinh kế được hiểu bao gồm những khả năng, tài sản (nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết cho một kế sinh nhai. Theo nghĩa này, sinh kế truyền thống của các cư dân ven biển Nghệ An gồm việc sử dụng các phương tiện đi lại (tàu, thuyền, bè...) và các ngư cụ (lưới, câu...) để tiến hành các hoạt động đánh bắt cá trên biển. Theo điều tra của chúng tôi các năm 2014, 2015, ngư dân ven biển Nghệ An tiến hành đánh bắt cá ở ngư trường vịnh Bắc bộ (vùng lãnh hải của Việt Nam từ Móng Cái đến đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị), ngư trường phía Nam của vùng biển Bắc Trung bộ là vùng phía Nam đảo Cồn Cỏ và phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Trước đây, tàu đánh cá của ngư dân Nghệ An chủ yếu có công suất dưới 90CV nên khai thác ở vùng lộng là chính. Cùng với sự phát triển nghề cá và sự hỗ trợ của Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, số lượng tàu cá công suất lớn ngư dân được vay vốn đóng tàu công suất lớn nên ngư dân đã vươn khơi, đánh bắt ở các ngư trường xa. Tổng hợp từ Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, tổng số tàu cá toàn tỉnh, tổng số tàu công suất lớn của tỉnh năm 2016 tăng 13% so với năm 2015. Điều tra của Bình Nguyên và Mai Hậu năm 2019 cho biết, ở các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, số lượng tàu đánh cá công suất lớn có thể vươn khơi tăng lên nhanh chóng, đưa lại hiệu quả cao trong đánh bắt hải sản. Tuy nhiên, trước những thách thức về sự suy giảm nguồn hải sản, khó khăn do chi phí cao đối với tàu lớn, khó khăn vì áp lực trả lãi ngân hàng khi vay vốn đóng tàu lớn, khó khăn vì việc ra vào cảng nhỏ khó khăn… cư dân ven biển Nghệ An đã có sự chuyển hướng phối hợp đánh cá với các dịch vụ hậu cần nghề cá. Phỏng vấn của chúng tôi với Chủ tịch phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò năm 2015 cho biết: "ở Nghi Thủy, một lao động nghề cá là nuôi 5 nghề khác: chế biến hải sản, buôn bán hải sản, dịch vụ buôn bán (trung gian), người góp vốn và thuế". Nghiên cứu của Lê Thị Hiếu cũng cho biết nhiều ngư dân ở thị xã Cửa Lò đã chuyển sang vừa đánh bắt vừa kinh doanh các sản phẩm nghề cá. Như vậy, với cách hiểu "sinh kế" ở trên, các nguồn lực vật chất (tàu, thuyền, ngư cụ) và các "hoạt động cần thiết" (đánh bắt hải sản) đã giảm dần tần suất hoạt động để chuyển sang những "nguồn lực vật chất" khác (cửa hàng, phương tiện vận chuyển) và các "hoạt động cần thiết" khác (mua, bán, tích trữ sản phẩm, nghiên cứu thị trường). Nếu trước đây khu chợ cá Nghi Thủy để cung cấp cá cho các đầu mối tiểu thương hoặc người dân địa phương thì nay lại trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch, người bán hàng không thể không tính đến nguồn lợi này. Ở những vùng biển có sự phát triển du lịch thì, rõ ràng là, việc đầu tư các "nguồn lực" để bám biển đang dần nhường chỗ cho hoạt động kinh doanh (hải sản, du lịch) vì hoạt động kinh doanh đưa lại nguồn thu ổn định hơn, công việc đỡ nguy hiểm hơn nghề đi biển. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, việc chuyển đổi các hoạt động nghề cá để hướng tới lợi nhuận cao là điều hết sức hiển nhiên.

3. Sự phát triển dịch vụ du lịch ở các vùng ven biển

Một hướng biến đổi sinh kế rõ nét hơn cả ở các vùng biển phát triển du lịch là việc chuyển sang các hoạt động dịch vụ du lịch. Các hoạt động nhà hàng, khách sạn, tour tuyến du lịch, lái xe điện, cho thuê ô tô/xe máy/xe đạp, cho thuê đồ bơi... từ tự phát đến chuyên nghiệp là hướng đi mà bất cứ một vùng biển du lịch nào cũng trải qua. Có thể thấy rõ điều này nếu so sánh số lượng nhà hàng, khách sạn, dịch vụ tắm biển ở Cửa Lò, Cửa Hội với các vùng biển du lịch chưa phát triển như bãi biển Hoàng Mai, Diễn Châu, Quỳnh Lưu. Ngay đối với từng địa điểm, sự phát triển du lịch cũng đã làm thay đổi sinh kế của người dân. Trước đây, du khách thường tập trung ở Cửa Lò nhưng từ khi Bãi Lữ có resort, Cửa Hội có  Vinpearl thì lượng khách đã phân tán sang các địa điểm này, và người dân ở những nơi có khách du lịch đã dần dần chuyển sang kinh doanh dịch vụ du lịch. Ở chiều tác động ngược lại, tại những địa điểm có thể hút khách du lịch nhưng người dân chưa chuyển đổi nhanh sang các hoạt động dịch vụ thì sự phát triển của du lịch cũng bị ảnh hưởng. Tốc độ phát triển chậm của cơ sở hạ tầng du lịch ở Quỳnh Phương là một ví dụ.

Quá trình dịch chuyển mạnh mẽ từ ngư nghiệp và kinh doanh nghề cá sang dịch vụ du lịch ở các vùng biển du lịch đã làm thay đổi nhanh sinh kế của cư dân. Lê Thị Hiếu cho biết, tại Cửa Lò, "năm 1994 toàn thị xã có 3.311 lao động tham gia đánh bắt thủy hải sản, năm 2005 giảm còn 2.682 lao động và đến năm 2013 còn lại 1.964 số lao động". Số liệu của Cục Thống kê Nghệ An cho biết, trong cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 thì nhân lực trong ngành dịch vụ chiếm 13,66% đến 2009 đã tăng lên 17,62%.  Với đà tăng trưởng nhanh về du lịch nói chung, du lịch biển Nghệ An nói riêng, tốc độ tăng của nguồn nhân lực du lịch tỉnh trong 10 năm qua là rất khiêm tốn. Con số thống kê của Sở Du lịch Nghệ An cũng cho biết một tình trạng tương tự: "trong giai đoạn 2013-2018, số lượng lao động cả trực tiếp và gián tiếp trong ngành tăng bình quân 7-8%/năm". Chính vì tình trạng tăng chậm này mà ngành Du lịch Nghệ An đã nhận định về tình trạng thiếu nghiêm trọng nguồn nhân lực ngành này.

4. Chiến lược sinh kế bền vững

Sự phân tích ở trên đã phác họa bức tranh về sinh kế của cư dân ven biển Nghệ An, ở đó, người dân đã thể hiện sự thích ứng nhanh nhạy với thị trường, sự đa dạng sinh kế trong bối cảnh phát triển du lịch. Để đáp ứng nguồn cung hải sản cho du lịch, cư dân ven biển Nghệ An đã không chỉ kết hợp cách thức đi lộng truyền thống và cách thức vươn khơi hiện nay mà còn phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản. Điều tra của Bình Nguyên và Mai Hậu đã nói ở trên cho biết, ở Quỳnh Lưu, diện tích nuôi trồng thủy hải sản cũng được mở rộng, sự năng động của người dân thể hiện ở việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và kêu gọi đầu tư nên ngoài nuôi trồng thủy sản, họ còn sản xuất con giống đáp ứng nhu cầu nuôi trồng thủy hải sản trong tỉnh và các địa phương khác trong cả nước. Về sự đa dạng sinh kế của cư dân thị xã Cửa Lò, phỏng vấn được thực hiện năm 2015 của Lê Thị Hiếu cho biết: Trên địa bàn thị xã, "số hộ ngư dân chuyển đổi từ nghề đi biển sang kinh doanh, dịch vụ du lịch chiếm đến 50%. Số hộ còn lại vừa tham gia đi biển đánh bắt, vừa làm dịch vụ, phân phối các sản phẩm đánh bắt được". Những động thái của cư dân ven biển Nghệ An đã thể hiện sự nhanh nhạy và năng động trong kiếm tìm chiến lược sinh kế bền vững trước sự phát triển của du lịch. Thực tế này cũng đã diễn ra ở Thụy Điển mà Traian C. Lieu (2019) cho rằng, "mỗi cư dân trở thành một doanh nghiệp du lịch" và với họ "du lịch là một phần của chiến lược đa dạng hóa sinh kế". Nghiên cứu của Teresa C.H.Tao & Geoffrey Wall (2009) ở Đài Loan cũng đã chỉ ra rằng, sinh kế bền vững trong du lịch ở Đài Loan cần được hiểu là "khi du lịch được đưa vào cộng đồng, điều quan trọng là nó bổ sung chứ không phải thay thế các hoạt động hiện có".

Tuy nhiên, để người dân có được một sinh kế bền vững, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của chính quyền là hết sức quan trọng. Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị VIII Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Nghệ An đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động phát triển kinh tế biển và ven biển. Việc đầu tư cảng cá hiện đại, việc hỗ trợ người dân vay vốn đóng tàu công suất lớn, hỗ trợ dân phát triển diện tích và ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy hải sản… là những động thái quan trọng giúp dân bám biển, giữ biển và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, các hoạt động quảng bá du lịch hàng năm ở các vùng biển Nghệ An, việc mời các chuyên gia quốc tế đến khảo sát nhằm quảng bá du lịch cho thấy tầm nhìn mở của hoạt động chính sách trong phát triển du lịch của tỉnh. Đặc biệt, sau cú shock Covid 19 khiến ngành du lịch toàn thế giới lao đao, ngày 31/5/2020, tỉnh Nghệ An đã kịp thời tổ chức Hội thảo khoa học "Bàn giải pháp thúc đẩy du lịch nội địa và phục hồi du lịch quốc tế hậu Covid-19 tỉnh Nghệ An năm 2020" để bàn về những giải pháp thiết thực nhằm phục hồi ngành công nghiệp du lịch non trẻ của tỉnh. Sự kết hợp 2 chiều trên xuống (chính sách) và dưới lên (sự năng động của người dân) sẽ góp phần xác định chiến lược sinh kế bền vững cho cư dân vùng ven biển Nghệ An.

Tuy nhiên, nhìn một cách thiết thực từ những khó khăn trước mắt và dài lâu của ngành du lịch sau đại địa chấn Covid 19, từ thực trạng đơn điệu của sự đồng nhất "tắm biển" với "du lịch biển" khiến cho việc đưa biển Nghệ An thành điểm đến chứ không phải điểm dừng chân trong phát triển du lịch như một số chuyên gia đã cảnh báo, từ các rào cản trong văn hóa biển truyền thống thể hiện ở mối quan hệ giữa sinh kế với chủ thể văn hóa biển, từ cách thách thức về suy giảm các giá trị văn hóa biển trong phát triển du lịch và xu thế hiện đại hóa như Ronald Inglehart and Wayne E. Baker (2000) đã đề cập… việc ổn định sinh kế và xác lập sinh kế bền vững cho cư dân ven biển Nghệ An vẫn là những vấn đề nan giải.

 

Tài liệu tham khảo

1. Ban Tuyên giáo Thị ủy Cửa Lò (2019), "Kết quả 25 năm xây dựng, phát triển và mục tiêu phát triển Cửa Lò đến năm 2030, có tính đến năm 2045", Nguồn: Trang thông tin UBND Thị xã Cửa Lò, http://cualo.vn/de-cuong-tuyen-truyen-ket-qua-25-nam-xay-dung-phat-trien-va-muc-tieu-phat-trien-cua-lo-den-nam-2030-co-tinh-den-nam-2045/

2. Chamber, R. & Conway, G. (1992), "Sustainable rural livehoods: pratical concepts for the 21st Century" [Sinh kế nông thôn bền vững: những khái niệm thực tế cho thế kỷ XXI, dẫn theo Nguyễn Xuân Mai và Nguyễn Duy Thắng (2011), Sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển: thực trạng và giải pháp", Tạp chí Xã hội học, số 4 (116)]

3. Traian C. Lieu (2019), "Tourism as a livelihood diversification strategy among Sámi indigenous people in northern Sweden", A Nordic Journal of Cicumpolar Societies, Volume 26, 2019, Published online 02/2020.

4. Công Kiên (2019), "Nhân lực du lịch Nghệ An đang thiếu và yếu", Nguồn: https://baonghean.vn/nhan-luc-du-lich-nghe-an-dang-thieu-va-yeu-239059.html.

5. Lê Thị Hiếu (2018), Biến đổi văn hóa vùng ven biển Nghệ An qua nghiên cứu trường hợp Thị xã Cửa Lò", Luận án tiến sĩ, Học viện KHXH, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Trang Thanh (2019), "Thực trạng nguồn lao động ở tỉnh Nghệ An", Nguồn: https://nhanlucnganhluat.vn/tin-tuc/thuc-trang-nguon-lao-dong-o-tinh-nghe-an.html.

7. Teresa C.H.Tao & GeoffreyWall, (2009), "Tourism as a sustainable livelihood strategy", Tourism Management, February 2009, Volume 30, Issue 1, page: 90-98.

8. Ronald Inglehart and Wayne E. Baker (2000), "Modernization, Cultural Change, and the Persistence of Traditional Values", Vol. 65, No. 1, pp. 19-51, American Sociological Review, DOI: 10.2307/2657288.

9. Bình Nguyên & Mai Hậu (2019), "Sức vươn từ kinh tế biển", Nguồn: https://congannghean.vn/kinh-te-xa-hoi/201907/suc-vuon-tu-kinh-te-bien-bai-1-864612/

10. Trần Thị An (2015), "Thích ứng với biển của người Việt - nhìn từ khía cạnh sinh kế và tín ngưỡng thờ thần biển của cư dân ven biển - khảo sát từ một số cộng đồng ngư dân ven biển Bắc Trung bộ, Việt Nam", Tạp chí Văn hóa dân gian, số 6/2015, tr. 3-15.

11. Trần Thị An (2019), "Nghiên cứu về văn hóa biển Việt Nam hiện nay - vấn đề và cách tiếp cận", In trong sách Văn hóa biển miền Trung trong xã hội đương đại, Nxb. Thế giới, Hà Nội, tr.10-34

12. Ủy ban nhân dân Thị xã Cửa Lò, Chi cục thống kế thị xã Cửa Lò, (2014), Niên giám thống kê thị xã Cửa Lò 1994 - 2013, N

Thanh Nga

Nghệ An là tỉnh có tiềm năng phát triển ngành du lịch với đầy đủ các loại hình du lịch hấp dẫn. Hiếm có một địa phương nào có đầy đủ các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tâm linh, biển đảo.... như Nghệ An. Nghệ An có 82 km bờ biển với nhiều bãi tắm hấp dẫn, 2/3 diện tích đất tự nhiên là rừng núi có nhiều hang động, thác nước huyền ảo; rừng nguyên sinh quốc gia Pù Mát, đã được Liên Hiệp quốc công nhận là một trong 6 vùng lớn nhất thế giới có rừng nguyên sinh và nhiều loài động vật quý hiếm đang sinh sống. Nghệ An còn là nơi có bề dày truyền thống lịch sử -văn hoá và nhân văn đặc sắc, với trên 1.000 di tích lịch sử - văn hoá - cách mạng và các lễ hội... 

Để khai thác tiềm năng đó cũng như phát triển kinh tế du lịch của tỉnh nhà, một trong những giải pháp chủ đạo là nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Bởi vì khi du lịch tăng trưởng tạo thêm nhiều việc làm và nhu cầu nhân lực ngày càng tăng, đòi hỏi nhân lực du lịch phải có trình độ kiến thức và kỹ năng cao. Nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng, đòi hỏi chất lượng sản phẩm, dịch vụ rất khắt khe đặt ra yêu cầu cao đối với nhân lực du lịch cần đào tạo. Đào tạo thực hành nghề du lịch đòi hỏi công phu, hao tốn về nguyên vật liệu, thời gian, không gian dẫn tới chi phí đào tạo cao, chất lượng đào tạo khó đảm bảo. Sự thiếu hụt giáo viên, giảng viên giỏi cả trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn và phương pháp giảng dạy hiện đại tiếp tục là thách thức lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo du lịch trong các cơ sở đào tạo du lịch. Những xu hướng du lịch mới, du lịch ra nước ngoài và đầu tư du lịch ra nước ngoài tăng lên đòi hỏi hệ thống cơ sở đào tạo du lịch phải thích ứng và đáp ứng nhân lực trong ngắn hạn là rất khó khăn. Nhân lực được đào tạo du lịch tại các vùng sâu, vùng xa tiếp tục thiếu, yếu sẽ là thách thức lớn khi phát triển các khu du lịch mới; việc đào tạo cho dân tộc thiểu số gặp nhiều trở ngại về ngôn ngữ, văn hóa.

Thực trạng đào tạo nhân lực nhóm ngành Dịch vụ, Du lịch ở Nghệ An

Hiện nay, ở Nghệ An có 3 cơ sở công lập chính đào tạo nhóm ngành Dịch vụ Du lịch là Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An; Trường CĐ Du lịch Thương mại Nghệ An (trực thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) và Trường Đại học Vinh (trực thuộc Bộ Giáo dục - Đào tạo). Các ngành được đào tạo là: Hướng dẫn viên du lịch; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống... Hàng năm, các cơ sở đào tạo du lịch này cho tốt nghiệp ra trường khoảng 100 sinh viên cử nhân đại học, 500 sinh viên cao đẳng nghề du lịch, khoảng 200 học viên hệ trung cấp, ngoài ra còn có khoảng gần 1000 học viên sơ cấp và đào tạo truyền nghề dưới 3 tháng (Chế biến món ăn; Dịch vụ buồng, bàn...)...

Con số này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về nhân lực Du lịch cho tỉnh Nghệ An và các khu vực lân cận. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp du lịch tỏ ý phàn nàn về chất lượng sinh viên ra trường chưa có kỹ năng làm việc tốt, cần phải đào tạo lại từ một đến nhiều năm sau. Trình độ ngoại ngữ, tin học của sinh viên còn hạn chế. Bên cạnh đó, thực trạng hiện nay cho thấy, các trường đào tạo Du lịch ở Nghệ An đang gặp khó khăn lớn trong tuyển sinh nhóm ngành Dịch vụ, Du lịch. Con số tuyển sinh hàng năm tuyển được của các trường này có xu hướng giảm mạnh trong những năm gần đây. Một trong những lý do chính, người học sợ khó xin việc sau khi ra trường và hoạt động du lịch thường theo mùa vụ, lương thưởng không đủ sống. Lý do nữa là sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp du lịch còn mỏng, dẫn tới khả năng thực hành, thực tập của học sinh/sinh viên vẫn còn hạn chế. Tiếp xúc với một số sinh viên tốt nghiệp ngành Du lịch ở Nghệ An, chúng tôi thu nhận được một số ý kiến:

Em Nguyễn Thị Trang, quê Diễn Châu, tốt nghiệp ngành Quản trị khách sạn của một trường đào tạo du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An, em đã xin được việc làm ở một khách sạn lớn tại Thành phố Đà Nẵng. Nhưng chỉ sau ba tháng, em bị buộc thôi việc. Em thổ lộ lý do: "Năng lực của em chưa đáp ứng được yêu cầu của khách sạn, trong quá trình học, chúng em học nhiều lý thuyết hơn thực hành. Nhà quản lý yêu cầu em phải được đào tạo lại tại một cơ sở đào tạo du lịch mà họ giới thiệu".

Một bạn sinh viên khác học ngành Hướng dẫn du lịch ở Nghệ An, trong quá trình học, bạn không tập trung đầu tư học ngoại ngữ, khi làm tour ra nước ngoài, bạn nói tiếng Anh rất kém, mặc dù, bạn có hình thức khá đẹp, nhanh nhẹn, tháo vát, bạn ấy cũng không thể tồn tại được lâu trong công việc của mình.

Hiện vẫn chưa có trường đại học Du lịch ở Nghệ An; các trường đại học và cao đẳng chuyên nghiệp ở Nghệ An các chương trình đào tạo ngành học du lịch cũng chưa có thống nhất cơ bản được chương trình khung đào tạo; hệ đào tạo nghề du lịch cũng đang tồn tại nhiều hệ thống trên chuẩn khác nhau: Hệ thống trên chuẩn nghề quốc gia có 8 nghề thuộc nhóm du lịch, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành. Hệ thống trên chuẩn kỹ năng nghề du lịch VTOS gồm 10 nghề do dự án EU hỗ trợ xây dựng, hệ thống trên chuẩn kỹ năng nghề ASEAN gồm 6 nghề đã được bộ trưởng các nước ASEAN ký cam kết thực hiện.

Việc tồn tại cùng lúc nhiều hệ thống trên chuẩn như vậy cũng gây khó khăn cho việc quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như lúng túng cho các doanh nghiệp sử dụng nhân lực du lịch.

Về nhân lực sau đại học, hiện tại, trường Đại học Vinh vẫn chưa có mã ngành đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ du lịch, gây hạn chế cho việc đào tạo chuyên sâu về du lịch ở Nghệ An.

Như vậy, một trong những giải pháp để phát triển du lịch tỉnh nhà đó là đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao. Nguồn nhân lực du lịch đòi hỏi công tác đào tạo cần phải được quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển xứng đáng.

Giải pháp nào phát triển nguồn nhân lực du lịch ở Nghệ An

Theo ông Lê Vũ Anh, Hiệu trưởng Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An, cần tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu xã hội và hội nhập. Tăng cường năng lực của các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch, cả về cơ sở vật chất trang thiết bị đào tạo cũng như đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, giảng viên. Cập nhật đổi mới xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo du lịch tiên tiến. Hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp sử dụng du lịch đầu ra trong công tác đào tạo; hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực du lịch đạt chuẩn quốc gia, quốc tế. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong công tác nghiên cứu, đào tạo du lịch như đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến (E-learning), xây dựng giáo trình đào tạo du lịch điện tử… Khuyến khích và thực hiện xã hội hóa trong đào tạo nhân lực du lịch, tạo cơ chế và điều kiện để các thành phần xã hội, trong và ngoài nước có thể tham gia góp vốn, kiến thức,… cho công tác đào tạo nhân lực du lịch.

Theo Th.S Nguyễn Thị Lương, Trưởng khoa Nghiệp vụ Văn hóa và Du lịch, Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An: "Để đáp ứng nhu cầu nhân lực đối với lĩnh vực kinh tế mũi nhọn như Du lịch, các cơ sở đào tạo Du lịch ở Nghệ An hiện nay cần có cơ chế đặc thù để thí sinh có nhiều thuận lợi hơn trong học tập cũng như cơ hội việc làm sau tốt nghiệp. Song song với quá trình đào tạo, các trường cần tìm kiếm việc làm cho sinh viên đang học và sau khi học xong. Chương trình đào tạo của các ngành trên phải điều chỉnh theo hướng mở, dễ dàng chuyển đổi, liên thông, bao gồm các học phần cốt lõi và các học phần tự chọn. Các học phần cốt lõi nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng nền tảng của ngành đào tạo. Các học phần tự chọn theo hướng chuyên sâu về các lĩnh vực du lịch vùng miền, khu vực địa lý, loại hình du lịch. Chương trình đào tạo cần linh hoạt, rút ngắn thời gian đào tạo; tăng thời gian thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp, các trường được tự chủ lựa chọn doanh nghiệp đối tác".

Th.S Nguyễn Thị Giang, giảng viên Trường CĐ Du lịch và Thương mại Nghệ An cho biết: "Hiện nay, môi trường kinh doanh của một số doanh nghiệp du lịch không lành mạnh dẫn tới sự khác biệt giữa nội dung đào tạo với việc áp dụng trong thực tế, từ đó gây trở ngại sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong việc đào tạo thực hành; chuẩn mực kiến thức, kỹ năng cần đào tạo và sử dụng trong thực tế khác biệt nhau dẫn tới chất lượng nhân lực khó đảm bảo. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch và nhân lực ngành Du lịch, tạo điều kiện tốt nhất cho người học có cơ hội được thực hành, cọ xát thực tế nhiều hơn tại các doanh nghiệp du lịch có thương hiệu, các kỹ năng thiết thực phải được chú trọng cho người học".

Như vậy, có thể thấy rõ để đáp ứng nhu cầu nhân lực du lịch cho tỉnh Nghệ An, các cơ sở đào tạo du lịch hiện nay cần thiết phải có cơ chế mở, tạo nhiều cơ hội thuận lợi hơn cho người học cũng như phải tích cực tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp cho sinh viên, đáng chú ý thời gian đào tạo thực tế tại doanh nghiệp du lịch phải đảm bảo ít nhất 30% tổng thời gian khóa học, được xác định cụ thể trong chương trình đào tạo. Thiết nghĩ các cơ sở đào tạo nhân lực Du lịch công lập hiện nay cũng nên có sự phối hợp trong đào tạo với các doanh nghiệp đào tạo nhân lực Du lịch như SaiGon Tourist để có được sự cập nhật về yêu cầu đào tạo mới cũng như cơ sở vật chất khá mạnh của các doanh nghiệp này. Có như vậy, sinh viên mới được thực hành nhiều hơn, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp khi ra trường. Đây có thể là một giải pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch của tỉnh Nghệ An, cũng là cú hích để du lịch tỉnh Nghệ An phát triển xứng tầm với tiềm năng vốn có của tỉnh.

 

Phan Bá Hàm

Nguyễn Khắc Viện (1913 - 1997) ở làng Gội Vị, xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, là con cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm. Học xong trường y, ông sang Pháp tiếp tục học y ở Pari. Sau khi tốt nghiệp bác sĩ thì bị bệnh lao phổi, phải cắt phổi phải, một nửa phổi trái và 7 xương sườn vì lúc đó chưa có thuốc chữa bệnh lao. Các bác sĩ Pháp tiên đoán may ra chỉ có thể sống được một năm, thế mà tự rèn luyện theo phép dưỡng sinh, chủ yếu là tập thở mà sống thêm hơn 40 năm!

Năm 1949 ông vào Đảng Cộng sản Pháp, sau đó làm Tổng thư ký Hội Việt kiều ở Pháp. Năm 1963 về nước làm việc trong Ủy ban văn hóa liên lạc với nước ngoài, giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn và có tham gia viết báo vừa bằng tiếng Pháp vừa bằng tiếng Việt có đến hàng trăm bài. Có nhiều bài rất nổi tiếng.

Có hai loại nhà báo: Tân văn và chính luận. Ông thuộc loại thứ hai. Theo ông, nhà báo ở thời đại này không còn chỉ là người đưa tin mới nhất với những tít lớn mà phải bình luận sâu sắc, phải so sánh đối chiếu xưa và nay, vạch ra con đường tiến triển của sự việc. Đưa một tin chỉ vài dòng, nhà báo giỏi cũng có thể bình luận một vài lời, gợi ra nhiều ý nghĩa cho bạn đọc. Ví dụ năm 1963, Ngô Đình Diệm bị lật đổ, sự sụp đổ đó sẽ đưa tới những gì? Sau khi giải phóng miền Nam, bình luận về cuộc sống ở Sài Gòn, nhiều nhà báo cho là phồn vinh giả tạo dù hàng hóa rất nhiều, rất rẻ. Trái lại ông bình luận rằng phồn vinh đó là có thật nhưng để có sự phồn vinh đó hàng triệu người Việt Nam đã phải chết và bị thương.

Bình luận thời sự cần dẫn giải trên ba bình diện:

 Bình diện chiến thuật, đánh giá tình hình trước mắt trong một thời gian ngắn.

Bình diện lịch sử liên quan đến cả một thời đại. Nhà báo có thể từ tình tiết tưởng là nhỏ rút ra những kết luận quan trọng.

Bình diện chiến lược trong một giai đoạn tương đối dài.

Mỗi nhà báo phải có hồ sơ tư liệu riêng. Đừng bao giờ có những câu lơ lửng kiểu: Báo Mỹ thừa nhận rằng mà không biết lúc nào, ngày nào, ai viết. Tư liệu có thể tích lũy bằng cách cắt hay ghi chép từ báo chí và đi thực tế để nắm chính xác tình hình.

Ông chê một số nhà báo của ta viết bằng "bút gỗ" (ý nói khuôn sáo, vụng về).

Vì sao? Vì số đông anh em không được học những bài văn hay và ông nhiệt tình mách lại với các nhà báo trẻ nếu chưa thật thuộc Kiều, ca dao, Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm, thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương, thơ lãng mạn 1930 - 1945 thì tìm ngay mà đọc mà nghiền ngẫm, ngâm nga vì nghề báo trước hết là nghề văn. Không có dấu ấn của người viết không thể thành bài báo hay. Không có phong cách riêng không thể thành nhà báo. Là một nhà tuyên truyền, ông không bao giờ máy móc giáo điều và không tô hồng mà nói rõ cả ưu, khuyết của đối tượng. Ông có mặt ở khắp các báo trong cao trào đổi mới như Lao động, Tuổi trẻ, Sài Gòn, Văn nghệ,… Ông viết nhiều nhưng không lung tung mà tập trung xung quanh vấn đề dân chủ, vấn đề chống quan liêu, chống tham nhũng, tác hại của bệnh giáo điều. Ông cho rằng dân chủ hóa là một trong những điểm mấu chốt của cao trào đổi mới, không thể nói rằng nước ta đã có một truyền thống dân chủ. Thực ra mấy chữ lấy dân làm gốc biểu hiện tính cộng đồng của dân tộc ta trải qua mấy ngàn năm vua và dân một lòng, vua dựa vào dân để toán thể dân tộc Việt Nam có thể đương đầu với ngoại xâm và thiên tai. Cho nên Đảng nói lấy dân làm gốc nhưng lại nói dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Như thế mới biểu hiện được rõ tinh thần dân chủ trong thời đại mới.

Ông đã có nhiều bài báo xuất sắc. Ví dụ báo tiếng Pháp như bài "Đạo Khổng và chủ nghĩa Mác ở Việt Nam" đăng ở Tạp chí          La Pensée (Tư tưởng) ở Pari năm 1963. Báo tiếng Việt như bài "Ngọn lửa anh" ca ngợi lò biôga của anh hùng Trần Chử, trạm y tế xã Quỳnh Giang, Quỳnh Lưu, Nghệ An đăng ở báo "Nhân dân" năm 1988, được Tổng biên tập Hoàng Tùng khen là một bài báo mẫu mực.

 Khi được giao làm sách báo đối ngoại mà đối tượng chính là trí thức phương Tây ông phát hiện ra: ta có một sai lầm là đánh địch mà không biết kẻ địch nói gì, vì không có sách báo của địch. Ông nhờ các bạn ở Pháp giúp cho sách báo phương Tây và yêu cầu biên tập viên phải đọc chu đáo. Ông sáng lập tờ Tạp chí Études Vietnamnienes (Nghiên cứu Việt Nam) viết bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, được giới ngoại giao của ta ở nước ngoài đánh giá là tác phẩm giới thiệu Việt Nam tốt nhất, được giới độc giả Nhật Bản đánh giá là đã trình bày một cách tuyệt vời nền văn minh cổ và những thành tựu của Việt Nam. Năm 1970, Nhà xuất bản xã hội Pari tập hợp một số bài báo và tiểu luận của ông in thành sách với nhan đề: "Những kinh nghiệm của Việt Nam" đã được độc giả châu Âu hoan nghênh nhiệt liệt. Tháng 4/1997, ông Viện trở lại Pari nhân dịp Tổng thống Pháp đón Thủ tướng Phạm Văn Đồng sang thăm. Đài vô tuyến truyền hình Pháp đề nghị đưa lên màn hình một cuộc tranh luận giữa ông Viện với các nhà báo Pháp về vấn đề thống nhất nước Việt Nam. Khán giả Pháp rất thích theo dõi những cuộc tranh luận kiểu như thế một mình ông đối chọi với ba nhà báo Pháp.

Trong tranh luận có nhiều câu đối đáp, sau đây là một ví dụ:

Hồi đó, tại sao các ông lại đưa ra hai chính phủ, chính phủ miền Bắc rồi lại chính phủ lâm thời? Bây giờ lại nhập làm một?

Cái chuyện lịch sử vẫn là lịch sử. Lúc Mỹ đánh chiếm Việt Nam một nước bị cắt đôi, vùng này cần xây dựng, vùng kia chưa xây dựng được. Hai vùng ở cách xa nhau, nhiệm vụ khác nhau nên phải có hai tổ chức để thực hiện nhiệm vụ, còn Việt Nam chỉ có một dân tộc, chỉ có một mục đích đấu tranh giành độc lập và thống nhất. Nếu nói về con người thì cả miền Bắc và miền Nam đều công nhận ông Hồ Chí Minh là lãnh tụ tối cao của dân tộc. Nói về quê quán thì ông Phạm Văn Đồng quê ở miền Nam mà ông Nguyễn Cao Kỳ quê lại miền Bắc. Điều đó không khác gì hồi Pháp bị Đức chiếm đóng, vùng phía Nam giao cho Pháp quản lý thành ra có hai vùng. Đức rút đi lại phải nhập làm một. Không có lý do gì Đức đi lại phải lập 2 chính phủ.

Dân Pháp khen "ông nói ở truyền hình nghe rất thú vị" (tự truyện tr.51).

Ngoài viết báo ông còn dịch Truyện Kiều của Nguyễn Du ra tiếng Pháp nhân kỷ niệm 200 năm năm sinh nhà thi hào, vượt xa những bản dịch trước đây. Ông còn làm tuyển tập Văn học Việt Nam 4 tập 2000 trang, Thông sử Việt NamĐịa lý Việt Nam tất cả đều bằng tiếng Pháp.

Năm 1997, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ký Quyết định số 1139 KC/CT tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất cho nhà hoạt động văn hóa lớn Nguyễn Khắc Viện vì đã có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng của dân tộc ta.

Năm 1992, Viện Hàn lâm Pháp tặng ông giải thưởng lớn về Pháp văn vì đã có công truyền bá tiếng Pháp trong cộng đồng nói tiếng Pháp. Giải này chỉ tặng thưởng cho những ai thật xuất sắc. Từ khi đặt ra giải đến lúc đó chỉ có 7 người được.

Viết báo chỉ là một phần trong sự nghiệp của ông. Nhà báo có thể học được nhiều điều bổ ích trong cách viết của ông.

Tài liệu tham khảo

1. Tự truyện của Nguyễn Khắc Viện.

2. Chân dung và kỷ niệm của nhiều tác giả viết về Nguyễn Khắc Viện.

3. Cả hai đều do NXB KHXH xuất bản năm 2007 - Hà Nội.

 

Phước Huệ

 

Mặc dù mới thành lập, còn non trẻ, nhưng ngành du lịch Nghệ An đã từng bước xác lập, nâng cao hình ảnh và vị thế trong khu vực, cả nước và trên trường quốc tế, khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế - xã hội của tỉnh, dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Sự phát triển đó của ngành du lịch Nghệ An phải kể đến sự đóng góp, phối hợp hành động của các ban, ngành, trong đó báo chí là một trong những kênh quan trọng trong công tác xúc tiến, quảng bá phát triển của ngành du lịch.

1. Nghệ An - Tiềm năng lớn để phát triển du lịch

Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung bộ, đất rộng, người đông với diện tích 16.490,25 km2, lớn nhất cả nước; dân số hơn 2,9 triệu người, đứng thứ tư cả nước; là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh; hội tụ đầy đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa; điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng như một Việt Nam thu nhỏ... Do đó, Nghệ An là tỉnh giàu tiềm năng phát triển du lịch từ du lịch biển, du lịch sinh thái hay du lịch văn hóa...

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, gần như vẫn còn nguyên sơ, chưa chịu tác động của con người, là điều kiện thuận lợi để Nghệ An phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái.

Đầu tiên phải nói đến hệ sinh thái rừng Nghệ An, tập trung chủ yếu ở phía Tây và được quy hoạch vào các khu bảo tồn thiên nhiên mà cụ thể là Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An với vùng lõi là: Vườn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với nhiều loại động thực vật quý hiếm mà còn có cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, hùng vĩ với nhiều thác nước đẹp.

Địa hình đồi núi đã đem lại cho Nghệ An hệ thống hang động được kiến tạo độc đáo, đẹp mắt và gắn với các phát hiện về di tích khảo cổ học như: Hang Bua, hang Thẩm Ồm, hang Cỏ Ngụn,...

Hệ thống sông ngòi: Nghệ An có 7 lưu vực sông (có cửa sông riêng biệt), trong đó 6 lưu vực sông ngắn ven biển, với chiều dài 513km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, khi gần tới biển thì chảy ngược lên hướng Bắc. Ở thượng nguồn sông ngòi kết hợp với địa hình dốc, hiểm trở hình thành nên những thác nước hùng vĩ như thác Khe Kèm, Sao Va, Bảy Tầng,... là những địa điểm lý tưởng cho phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch khám phá, mạo hiểm… Tuy nhiên, khi đến hạ nguồn, sông chảy hiền hòa, phẳng lặng là điều kiện thuận lợi để hình thành các tuyến du lịch bằng thuyền dọc sông Lam.

Một lợi thế nữa về điều kiện tự nhiên của Nghệ An chính là bãi biển dài 82km, kéo dài từ Nam Thanh Hóa vào với nhiều cửa lạch. Bờ biển Nghệ An có nhiều bãi tắm đẹp, nước trong xanh, không có sóng lớn, độ sâu thoải, độ mặn vừa phải như: bãi tắm Cửa Lò, Nghi Thiết, Cửa Hiền, Diễn Thành, Quỳnh Lưu,... rất phù hợp để xây dựng các điểm du lịch cao cấp kết hợp với nghỉ dưỡng, giải trí,...

Không chỉ đa dạng về tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn ở Nghệ An cũng rất phong phú, đặc sắc, mang lợi thế để phát triển du lịch văn hóa lịch sử của tỉnh. Hiện nay trên đất Nghệ An có 1.395 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 4 di tích quốc gia đặc biệt, 137 di tích quốc gia và 235 di tích cấp tỉnh, đặc biệt là khu di tích Kim Liên, quê hương của danh nhân văn hoá thế giới, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây là khu di tích đặc biệt của quốc gia có giá trị lịch sử văn hoá muôn đời. Hệ thống di tích ở Nghệ An phản ánh lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của người dân trong từng giai đoạn lịch sử của dân tộc và được nuôi dưỡng bằng tín ngưỡng, đạo lý, phong tục truyền thống. Đây chính là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để du lịch văn hóa Nghệ An phát triển.

Ngoài di tích, Nghệ An còn là xứ sở của lễ hội: Lễ hội gia đình, dòng họ, hội làng, lễ hội vùng, lễ hội dân tộc, tôn giáo… đặc biệt các lễ hội gắn với di tích như: Lễ hội đền Cờn, Lễ hội đền Quả Sơn, Lễ hội đền Vua Mai, Lễ hội đền Cuông, Lễ hội đền Chín Gian… Mỗi một vùng đất, một miền quê, một tộc người với những phong tục, tập quán, điều kiện, hoàn cảnh riêng, có những cách tổ chức, những đặc trưng riêng tạo nên sự phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức cho các lễ hội ở Nghệ An. Một số lễ hội đã thu hút đông đảo khách thập phương như Lễ hội đền Cờn, Lễ hội đền Cuông, Lễ hội Vua Mai, Lễ hội đền Hoàng Mười, Lễ hội Hang Bua,…

Cùng với các lễ hội truyền thống, Nghệ An có nhiều sản phẩm và làng nghề thủ công truyền thống đa dạng và lâu đời. Theo thống kê mới nhất, hiện nay Nghệ An có khoảng 152 làng nghề và 3.000 làng có nghề, đa dạng ở rất nhiều mặt loại hình. Mỗi làng nghề gắn liền với phong tục tập quán, tâm linh và sinh hoạt cộng đồng của người dân tại các bản làng, các làng nghề truyền thống được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Và mỗi làng nghề đều gắn với những câu chuyện độc đáo, chứa đựng giá trị văn hóa truyền thống cũng như nhân sinh quan của người Nghệ. Những làng nghề nức tiếng như: làng tương Nam Đàn, làng dệt thổ cẩm Hoa Tiến (Quỳ Châu), làng đan nứa trúc ở Xuân Nha (Hưng Nguyên), làng rèn ở Nho Lâm, làng đục, chạm trổ đá ở Diễn Bình (Diễn Châu), làng nghề mây tre đan ở Nghi Lộc, làng nước mắm Quỳnh Dị (Quỳnh Lưu),…

Không chỉ có vậy, Nghệ An còn có nhiều di sản văn hóa phi vật thể có giá trị như văn học dân gian, âm nhạc dân gian, múa dân gian, các phong tục, tập quán, lễ hội, văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống… trong đó Dân ca Ví giặm xứ Nghệ được UNESCO công nhận là văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Đó là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá có khả năng tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn.

2. Du lịch Nghệ An - Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, mặc dù còn non trẻ nhưng ngành du lịch Nghệ An đã có những bước tiến vượt bậc, thay đổi nhanh chóng trên các lĩnh vực:

Kết cấu hạ tầng du lịch được đầu tư nâng cấp với nhiều tuyến đường giao thông nối các điểm du lịch trọng điểm; hệ thống sân bay, nhà ga ngày càng được chỉnh trang hiện đại, đáp ứng nhu cầu đi lại của đông đảo du khách trong và ngoài nước. Ngoài ra, các công trình văn hóa, lịch sử, di tích cách mạng được đầu tư xây dựng, tôn tạo với các công trình trọng điểm như: Khu di tích Kim Liên, Khu mộ bà Hoàng Thị Loan, Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ, Đền thờ vua Quang Trung, chùa Đảo Ngư,... trở thành những điểm du lịch văn hóa, tâm linh hấp dẫn du khách.

Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch phát triển nhanh chóng cả về quy mô và chất lượng, trong đó cơ sở lưu trú tăng nhanh dựa trên việc cải tạo cơ sở cũ, xây dựng cơ sở mới theo hướng chuyên nghiệp hóa. Sự tăng thể hiện ở hai mặt số lượng và chất lượng. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 839 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 03 khách sạn 5 sao, 07 khách sạn 4 sao, 20 khách sạn 3 sao, gần 30 khách sạn 1 đến 2 sao. Số lượng khách sạn đầu tư theo phân khúc cao cấp 3-5 sao ngày càng tăng. Ngoài các cơ sở lưu trú, các cơ sở ăn uống, vui chơi, giải trí đã được phát triển và đưa vào khai thác.

Sản phẩm du lịch, dịch vụ từng bước được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng với trọng tâm là du lịch văn hoá lịch sử gắn với lễ hội và tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, trong đó Khu di tích Kim Liên, bãi biển Cửa Lò đã trở thành điểm đến hấp dẫn và là địa chỉ đỏ trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Ngoài ra, đội ngũ lao động trong ngành du lịch có bước trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Hệ thống trường đào tạo nghề du lịch phát triển khá nhanh, chất lượng đào tạo từng bước được cải thiện. Đặc biệt, có sự đóng góp không nhỏ của công tác tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch, sự vào cuộc của các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn cũng như cả nước.

Nhờ đó, trong năm 2019 Nghệ An đã đón và phục vụ trên 6,5 triệu lượt khách, trong đó có gần 4,7 triệu lượt khách lưu trú, khách quốc tế đạt khoảng 145.000 lượt, tăng 12,6% so với năm 2018; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 8.800 tỷ đồng, doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 4.580 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt trên 22% so với năm 2018.

Tuy nhiên, trong những năm qua sự phát triển ngành du lịch Nghệ An chưa tương xưng với tiềm năng hiện có. Hình ảnh thương hiệu du lịch Nghệ An chưa được định vị rõ nét trong tâm thức khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế. Du lịch còn phát triển theo chiều rộng, chưa đi vào chiều sâu, chưa khai thác hiệu quả thế mạnh tài nguyên du lịch. Hoạt động lữ hành còn thiếu tính chuyên nghiệp, năng lực cạnh tranh hạn chế nhất là khả năng vươn ra thị trường quốc tế, khu vực.

3. Báo chí và sự phát triển du lịch Nghệ An

Nghệ An đang trên đường hướng tới mục tiêu trở thành điểm đến du lịch trong và ngoài nước, đồng thời xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Do vậy, việc xúc tiến quảng bá du lịch Nghệ An thông qua báo chí, truyền thông được đặc biệt quan tâm. Có thể thấy, năm 2019 là năm mà hình ảnh, thông tin về du lịch Nghệ An xuất hiện nhiều trên các ấn phẩm báo chí, kênh truyền thông, mạng xã hội trong nước và quốc tế... trong đó có các báo, tạp chí lớn chuyên ngành du lịch như: Viet Nam Today, Heritage fashion, Skech Nhật…

Sự phát triển của ngành du lịch Nghệ An luôn có sự đồng hành, ủng hộ chung tay đóng góp của các ngành, lĩnh vực khác, trong đó, báo chí truyền thông đóng vai trò ngoại lực tạo nên cú huých cho du lịch Nghệ An thay đổi diện mạo, phát triển như ngày hôm nay. Để bàn về vai trò của báo chí đối với sự phát triển du lịch trong thời đại ngày nay, có rất nhiều khía cạnh để chúng ta nhìn nhận.

Thứ nhất, báo chí giúp các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành định hướng thị trường: Ngay từ khi mới ra đời, báo chí đã mang sứ mệnh cung cấp thông tin, sự kiện một cách chính xác nhất đến với độc giả. Các thông tin báo chí đăng tải giúp doanh nghiệp kinh doanh lữ hành hiểu hơn về thị trường, về môi trường kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp có thể định hướng và nắm bắt được thị trường, nắm được một cách nhanh nhạy và chính xác những sự kiện tác động mạnh tới xu hướng, nhu cầu và thị yếu của khách hàng dành cho các điểm đến du lịch, từ đó hoạch định những chiến lược kinh doanh phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất có thể.

Thứ hai, báo chí đồng hành cùng du lịch trong việc quảng bá rộng rãi hình ảnh và điểm đến: Đã từ lâu, báo chí được xem là một trong những kênh thông tin hữu ích và thiết thực trong việc quảng bá hình ảnh, thông tin các địa điểm du lịch cả trong và ngoài nước. Các điểm đến, khách sạn, nhà hàng hay sự kiện du lịch được đưa tin một cách chính xác và hiệu quả, không chỉ giúp người đọc, du khách nắm được các thông tin cần thiết, có thêm nhiều sự lựa chọn để trải nghiệm mà còn giúp doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong việc quảng bá và phát triển thương hiệu riêng. Đặc biệt trong quá trình kinh doanh, nếu doanh nghiệp gặp phải những khó khăn vướng mắc khi thực hiện chính sách, người đầu tiên mà doanh nghiệp tìm tới là báo chí. Có thể thấy báo chí đóng vai trò đồng hành, sát cánh và liên kết chặt chẽ cùng với ngành du lịch trong sự phát triển.

Thứ ba, báo chí góp phần mang nguồn khách hàng đến với doanh nghiệp: Báo chí là một trong những kênh quan trọng góp phần định hướng và thu hút khách hàng cho các công ty du lịch, vì với ngành du lịch, vai trò của điểm đến rất quan trọng. Nhờ vào những bài viết giới thiệu về danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch nổi tiếng… để khách hàng dễ dàng lựa chọn, từ đó khách hàng tìm đến các công ty lữ hành được giới thiệu báo chí và thực hiện các giao dịch mua bán sản phẩm, góp phần đẩy mạnh hiệu suất kinh doanh.

Cuối cùng, thông qua các cơ quan báo chí, truyền thông những giá trị nổi bật của điểm du lịch ở Nghệ An được đông đảo du khách trong và ngoài nước biết đến; các sự kiện văn hóa, lễ hội đã được báo chí, truyền thông quảng bá, giới thiệu một cách tích cực nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất tới đông đảo khác du lịch.

Với những vai trò đó, báo chí, truyền thông được xem là hoạt động cần thiết và quan trọng trong xúc tiến du lịch cũng như thu hút đầu tư du lịch đối với Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, vai trò của báo chí đối với sự phát triển của du lịch ở Nghệ An dường như vẫn chưa được khai thác triệt để, báo chí chưa phát huy được sứ mệnh của mình để góp phần đưa du lịch Nghệ An trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Do đó, trong thời gian tới, cần có những chính sách, hoạch định giúp đẩy mạnh hơn nữa sự gắn kết giữa báo chí và du lịch, đẩy mạnh sự tương tác qua lại để cả báo chí và du lịch cùng phát triển nhanh, mạnh và chắc, đóng góp to lớn trong sự phát triển chung của nền kinh tế tỉnh nhà.

Để làm được điều đó mỗi cơ quan báo chí, truyền thông cần phải chủ động trong việc đưa ra chiến lược truyền thông dài hạn, phát triển các kênh, các loại hình truyền thông, biết tận dụng lợi thế của công nghệ số hiện đại để quảng bá, giới thiệu về Nghệ An. Và trên hết phải đổi mới phương thức, nội dung, nâng cao tính chuyên nghiệp để tạo ra hiệu quả cao cho công tác tuyên truyền. Các kênh truyền thông, các cơ quan báo chí còn cần sự đồng bộ, tương tác để cùng nhau hướng tới mục tiêu chung là phát triển du lịch.

Các cơ quan truyền thông báo chí kiểu cũ và truyền thông kiểu mới (trang mạng, mạng xã hội...) đi sâu vào công tác văn hóa và du lịch có chất lượng cao, thuyết phục, có khả năng đáp trả thông tin tiêu cực.

Cần có quy định, văn bản hướng dẫn cụ thể về việc quảng bá hình ảnh và các điểm du lịch Nghệ An trên mạng xã hội. Địa phương nên tổ chức các giải báo chí, các cuộc thi, triển lãm ảnh về du lịch hay cần có chiến lược truyền thông cụ thể về tuyên truyền quảng bá hình ảnh Nghệ An trong nước và ra thế giới.

Ngoài ra, để khai thác sức mạnh truyền thông trong phát triển bền vững du lịch, các ngành cần chuẩn bị thông điệp truyền thông về các giá trị cốt lõi của di sản cũng như các quy định, hướng dẫn về các nguyên tắc bảo tồn di sản trong quá trình phát triển. Thêm nữa là hướng dẫn truyền tải thông điệp đến các chủ thể của điểm đến du lịch di sản, bao gồm cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch, hướng dẫn viên du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch và các cộng đồng, cá nhân tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó, việc tổ chức sự kiện xúc tiến, sử dụng các công cụ truyền thông để truyền tải thông tin cũng rất cần thiết.

Báo chí với sức mạnh truyền thông của mình, đã làm hết khả năng trong việc tuyên truyền quảng bá du lịch một cách tích cực nhất có thể, từ đó góp phần quan trọng và to lớn thúc đẩy sự đi lên và phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, lữ hành nói riêng, ngành du lịch của tỉnh Nghệ An nói chung. Trong thời gian tới, cần có những chính sách, hoạch định, giải pháp đưa ngành du lịch Nghệ An phát triển nhanh, mạnh, bền vững, xây dựng một hình ảnh điểm đến Nghệ An hấp dẫn, an toàn với thiên nhiên tươi đẹp, kỳ thú, người dân thân thiện, mến khách, trong đó cần đề cao vai trò của báo chí, truyền thông.

 

Nguyễn Quốc Hồng

 

Năm 2020, tỉnh Nghệ An kỷ niệm 990 năm Danh xưng Nghệ An (1930 - 2020) và cùng với cả nước kỷ niệm 75 năm thành lập nước (1945 - 2020), 90 năm Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 - 2020); 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 2020); Đại hội Đảng các cấp. Trong không khí lịch sử đó, Hội Khoa học Lịch sử Nghệ An tổ chức Đại hội khóa III, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Nhiệm kỳ 2014 - 2019 hoạt động trong điều kiện rất khó khăn, song với sự nỗ lực, trách nhiệm và lòng đam mê của hội viên Hội Khoa học Lịch sử Nghệ An đã để lại những dấu ấn trong hoạt động.

1. Tổ chức nghiên cứu, biên khảo, biên soạn các công trình sử học, thúc đẩy sự phát triển của sử học tỉnh nhà

1.1. Tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học

 Trong nhiệm kỳ, Hội khoa học Lịch sử là cơ quan chủ trì, hội viên làm chủ nhiệm 2 đề tài khoa học: Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của hệ thống đền, chùa trên vùng đất Nghệ An giai đoạn hiện nay, Đề tài do PGS-TS Trần Văn Thức - chủ nhiệm triển khai trong 2 năm 2013 - 2015; Đề tài Nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của người Đan Lai ở Nghệ An do Tiến sĩ Bùi Minh Thuận - chủ nhiệm triển khai trong 2 năm 2013 - 2015.

Các đề tài do hội viên Hội Khoa học Lịch sử làm chủ nhiệm như: Đề tài nghiên cứu, ứng dụng tri thức bản địa dân tộc Thái Nghệ An trong phát triển kinh tế xã hội do Tiến sĩ Lê Thị Hiếu - chủ trì triển khai trong 2 năm 2016 - 2018; Đề tài Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể để phát triển kinh tế - xã hội ở miền Tây Nghệ An do Thạc sĩ Nguyễn Quốc Hồng - chủ trì triển khai trong 2 năm 2018 - 2019; Nghiên cứu kiến trúc chạm khắc gỗ truyền thống ở Nghệ An triển khai năm 2014, do Thạc sĩ Trần Thị Mỹ Hạnh - chủ nhiệm; Nghiên cứu, biên soạn và công bố Lịch sử Quân sự Nghệ An từ năm 1930 - 2015 triển khai trong 2 năm 2014 - 2015 do Thạc sĩ Nguyễn Quốc Hồng đồng Tổng Chủ biên; công trình Những dấu tích lịch sử trên đất Nghệ An trong dự án khoa học Nghệ An toàn chí do nhà nghiên cứu Trần Minh Siêu biên soạn… và một số đề tài khoa học khác do hội viên ở các chi hội tham gia thực hiện. Kết quả nghiên cứu các đề tài khoa học đã góp phần giải quyết những vấn đề về lịch sử, văn hóa tỉnh nhà đang đặt ra, đồng thời tiếp tục khẳng định giá trị lịch sử, truyền thống của đất nước, con người xứ Nghệ. 

 1.2. Tổ chức biên soạn, xuất bản lịch sử ngành địa phương trên địa bàn tỉnh 

Trong nhiệm kỳ, hội viên của Hội đã tổ chức biên soạn, xuất bản nhiều sách về lịch sử các ban, ngành của tỉnh, lực lượng vũ trang các huyện, lịch sử Đảng bộ huyện và các phường xã trên địa bàn: Lịch sử ngành Tài chính Nghệ AnGiao thông vận tải Nghệ An - Truyền thống và đổi mới; Ngành y tế Nghệ An 70 năm xây dựng và phát triển (1946 - 2016); Lịch sử phong trào nông dân và Hội nông dân Nghệ An (1929 - 2015); Lịch sử Ban dân tộc Nghệ An 70 năm xây dựng và phát triển (1946 - 2016); Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân: huyện Nghĩa Đàn, huyện Tân Kỳ, huyện Nam Đàn, huyện Tương Dương, thị xã Thái Hòa, huyện Quỳ Hợp, huyện Anh Sơn, huyện Diễn Châu,… và trên 30 cuốn lịch sử phường, xã và Đảng bộ xã trên địa bàn tỉnh. 

Việc nghiên cứu, xuất bản các công trình Lịch sử văn hóa là quá trình văn bản hóa việc lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa lịch sử, đồng thời giáo dục truyền thống tốt đẹp của quê hương cho các thế hệ người Nghệ.

 1.3. Tham gia tổ chức các hội thảo khoa học cấp tỉnh, cấp quốc gia về những vấn đề lịch sử trên địa bàn Nghệ An

Đó là các cuộc hội thảo: Thân thế và sự nghiệp nhân vật Trần Đình Phong năm 2018 có 8/16 tham luận là hội viên hội khoa học lịch sử Nghệ An tham gia; Bước đầu tìm hiểu các nhân vật lịch sử họ Đinh trên đất Nghệ An có 8/21 tham luận; Truông Bồn - giá trị lịch sử bảo tồn và phát huy năm 2018, có 4/21 tham luận; Đổi mới dạy học lịch sử ở trường phổ thông theo định hướng tiếp cận năng lực do viện sư phạm xã hội - trường Đại học Vinh tổ chức năm 2018; Khởi nghĩa Dương Thanh trong lịch sử đấu tranh chống Bắc thuộc của dân tộc Việt Nam năm 2019 có 11/31 tham luận; Trường Tiểu học Pháp - Việt Vinh với Nguyễn Tất Thành năm 2019 có 4/8 tham luận; Nguyễn Sỹ Sách với cách mạng Việt Nam và quê hương Nghệ An có 8/18 tham luận; và một số cuộc hội thảo khác: Thành phố Vinh trong giai đoạn mới - tầm nhìn định hướng chiến lược; Phát triển miền Tây Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế di sản Nghệ An; Chí sĩ Phan Bội Châu - Bác sĩ ASABA SAKITARO và quan hệ hữu nghị Việt - Nhật đều có các tham luận của hội viên.

Đóng góp của hội viên Hội Khoa học Lịch sử qua các tham luận đã góp phần vào sự thành công các cuộc hội thảo.

2. Thực hiện chức năng tư vấn, phản biện xã hội 

Tư vấn, phản biện xã hội là một trong các chức năng của hội. BCH hội nhận thức nhiệm vụ tư vấn phản biện, giám định xã hội đòi hỏi tinh thần trách nhiệm và trí tuệ cao, đảm bảo các ý kiến của hội có cơ sở khoa học và sức thuyết phục.

 Từ nhận thức trên, chức năng tư vấn phản biện và giám định xã hội được tiến hành với các hình thức sau:

Hội phối hợp với Chuyên san KHXH&NV Nghệ An tổ chức tọa đàm bàn tròn tư vấn phản biện, những nội dung dư luận xã hội quan tâm. 

- Chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. 

Ngày 02/05/2014, Trung Quốc ngang ngược đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước diễn biến ấy, hội tổ chức bàn tròn khẳng định chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và phản đối hành động sai trái của Trung Quốc. Cuộc tọa đàm thu hút 14 chuyên gia khoa học lịch sử, chỉ huy tỉnh đội và ngư dân. Các chuyên gia khẳng định và lên án hành động ngang ngược của Trung Quốc đã vi phạm công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, đi ngược lại tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

- Trong nhiều năm, chất lượng dạy và học môn lịch sử ở trường phổ thông có vấn đề: điểm thi đạt thấp, học sinh có dấu hiệu không thích học môn lịch sử,… tạo nên dư luận không tốt trong quá trình dạy và học môn Lịch sử. Trước tình hình đó, Hội và Chuyên san tổ chức các cuộc tọa đàm bàn tròn: Vấn đề dạy và học Lịch sử trong trường phổ thông hiện nay vào tháng 6 năm 2015; 70% bài thi lịch sử dưới điểm trung bình - nguyên nhân và giải pháp. Các chuyên gia đã xác định nguyên nhân: Do nhận thức chưa đầy đủ vai trò của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông; chương trình sách giáo khoa còn nặng về sự kiện, phương pháp dạy học chưa được đổi mới, động cơ học tập, sự tác động của phụ huynh về nghề nghiệp… Từ những nguyên nhân trên, giải pháp sắp tới cần phải có cách tiếp cận đồng bộ, toàn diện từ việc đổi mới nhận thức về môn Lịch sử ở trường phổ thông đến phương pháp giảng dạy, thi cử, tạo cảm hứng cho học sinh khi học môn lịch sử.

Tháng 11 năm 2015, sau khi Bộ GD&ĐT đưa ra dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, trong đó có việc tích hợp môn lịch sử với môn Đạo đức công dân và môn An ninh quốc phòng thành môn Công dân với tổ quốc đã tạo nên nhiều cuộc tranh luận và dư luận trong xã hội với nhiều nhóm ý kiến khác nhau. Trước những luồng ý kiến và dư luận, Hội đã phối hợp với Chuyên san tổ chức bàn tròn tháng 11 năm 2015 với chủ đề: Tích hợp môn lịch sử - Nên hay không?. Cuộc tọa đàm đã thu hút hàng chục chuyên gia đến dự và tranh luận rất sôi nổi để đi đến thống nhất một quan điểm: Không tích hợp môn lịch sử với các môn khác; môn Lịch sử là môn học độc lập, bắt buộc nhưng phải thay đổi chương trình và phương pháp dạy học.

Cuộc tọa đàm đã gây tiếng vang lớn trong giới sử học và các nhà quản lý của Bộ GD&ĐT. Là Hội Khoa học Lịch sử cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước góp tiếng nói thể hiện quan điểm rõ ràng về Dự thảo Chương trình giáo dục tổng thể của Bộ GD&ĐT.

Ngoài việc phối hợp tổ chức các diễn đàn khoa học, Hội đã tổ chức cho các hội viên tham gia phản biện, tư vấn một số chương trình, đề án về lĩnh vực lịch sử, văn hóa của tỉnh: Đề án Quy hoạch hệ thống di tích trên địa bàn Nghệ An, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050; bộ tiêu chí biên soạn cuốn sách "Nghệ An - Những con người tiêu biểu" của Ban Tuyên giáo tỉnh ủy; dự án phim Lịch sử - văn hóa - xã hội "Đại Huệ nơi địa linh nhân kiệt" của Hội truyền thông số; Danh mục trưng bày nội, ngoại thất Bảo tàng Nghệ An của Sở Văn hóa và Thể thao.

Hội viên của hội đã trực tiếp tham gia các hội đồng của tỉnh như: Hội đồng khoa học cấp tỉnh xét duyệt hồ sơ xếp hạng di tích danh thắng có 5/13 thành viên, Hội đồng đặt tên đường thị xã Hoàng Mai, thị xã Thái Hòa, thị trấn Nghĩa Đàn, thị trấn Đô Lương, thị trấn Yên Thành... Những ý kiến tư vấn, phản biện, đóng góp của Hội được các cơ quan ban ngành, lãnh đạo tỉnh đánh giá cao về trách nhiệm và chất lượng. 

3. Tổ chức các hoạt động truyền bá kiến thức và giáo dục truyền thống 

Hội viên của hội đã có nhiều bài viết đăng trong các chuyên mục "Đất và người xứ Nghệ" của Tạp chí Văn hóa Nghệ An; chuyên mục "Đất và người Nghệ An" của Chuyên san KHXH&NV; chuyên mục "Xứ Nghệ đất và người" của Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Các bài viết tập trung vào các nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử hào hùng của quê hương, khai thác giá trị về lịch sử của các di tích danh thắng, các vùng đất mang đậm dấu ấn lịch sử của xứ Nghệ. Ngoài các bài viết đăng trên các ấn phẩm của địa phương, một số hội viên đã tham gia viết bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành của Trung ương như: Tạp chí Xưa và Nay; Tạp chí Nghiên cứu Lịch sửKhảo cổ học, Tạp chí Di sản

Hội đã phối hợp với Bảo tàng Quân khu 4 và huyện Quỳ Hợp tổ chức triển lãm "Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý". Triển lãm gồm 3 chủ đề: Những bằng chứng lịch sử và pháp lý về quá trình khai phá, xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua các thời kỳ lịch sử; Những bằng chứng của phương Tây và Trung Quốc về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; Quá trình xây dựng và chiến đấu bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ sau 1975 và chủ trương, đường lối của Đảng - Nhà nước đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Triển lãm diễn ra trong 3 ngày từ ngày 10/05/2019 đến ngày 12/05/2019 thu hút hàng trăm người đến xem.

Cùng với những dấu ấn để lại, nhiệm kỳ 2014 - 2019 vẫn đọng lại những trăn trở. Đó là, việc củng cố tổ chức Hội và phát triển hội viên chưa đạt được kết quả đề ra. Vai trò trung tâm của Hội trong việc kết nối, tập hợp hội viên còn hạn chế, có những giai đoạn còn mờ nhạt. Công tác tuyên truyền, quảng bá về vai trò của Hội trong cộng đồng còn hạn chế. Tổ chức liên kết trong công tác nghiên cứu khoa học, hội thảo, phản biện chưa đạt hiệu quả như mong muốn…

Một nhiệm kỳ hoạt động trong điều kiện ba không: Không kinh phí, không trụ sở, không có chuyên trách, song vượt lên tất cả Hội đã để lại những dấu ấn tuy chưa được trọn vẹn nhưng cũng đáng trân trọng.

 

Phạm Hồng Long

1. Đặt vấn đề

Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3260km với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp biển (chiếm 38.2% diện tích tự nhiên và 41.1% dân số cả nước), và hơn 3000 đảo lớn nhỏ, cùng 125 bãi biển có bãi cát đẹp, có giá trị đặc biệt về phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh - quốc phòng và phát triển du lịch biển. Với đường bờ biển dài cát trắng tinh, nhiều vịnh biển hoang sơ, hải sản và sinh vật biển phong phú, hệ thống cơ sở vật chất dịch vụ phục vụ du lịch ngày càng được nâng cấp và hiện đại đã góp phần đưa du lịch biển Việt Nam phát triển. Du lịch biển Việt Nam đang ngày càng được Nhà nước ta quan tâm đầu tư phát triển và nâng lên thành sản phẩm du lịch mũi nhọn của đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và quốc tế.

Nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, tỉnh Nghệ An có 82 km bờ biển, trải dài qua 4 huyện ven biển là Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và Thị xã Cửa Lò; có nhiều bãi tắm đẹp, hấp dẫn như Cửa Lò, Bãi Lữ (Nghi Yên), Mũi Rồng (Nghi Thiết), Cửa Hiền, Diễn Thành (Diễn Châu), Quỳnh Phương, Quỳnh Liên, Quỳnh Bảng, Quỳnh Lập (Quỳnh Lưu); các đảo có thể phát triển du lịch như Đảo Ngư, đảo Lan Châu...

Với mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngay từ năm 2009, UBND tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định số 5167/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển du lịch biển, đảo Nghệ An đến năm 2020 trong đó chú trọng đẩy nhanh phát triển du lịch biển, đảo trở thành một ngành kinh tế chủ lực của kinh tế biển và ven biển. Theo đó, yêu cầu đặt ra của du lịch biển, đảo của tỉnh là phải tạo được sự đột phá về thị trường khách du lịch, tăng doanh thu du lịch, tăng nguồn thu ngân sách, ổn định và không ngừng nâng cao thu nhập cho người dân.

Bài viết này sẽ giới thiệu khái quát về những lợi thế phát triển du lịch biển, đảo Nghệ An, làm cơ sở để da dạng hóa các sản phẩm du lịch biển, đảo với mong muốn góp phần đưa du lịch biển, đảo Nghệ An phát triển và trở thành ngành kinh tế chủ lực của Nghệ An.

2. Những lợi thế cho phát triển du lịch biển, đảo

Nghệ An có nhiều lợi thế để phát triển du lịch biển, đảo như điều kiện tiếp cận thuận lợi, hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, nguồn nhân lực du lịch dồi dào, tài nguyên du lịch biển, đảo phong phú... Trong bài viết này, tác giả chỉ tập trung phân tích các lợi thế chủ yếu sau:

2.1. Chủ trương, chính sách thuận lợi

Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã đặt du lịch và dịch vụ biển ở vị trí ưu tiên thứ nhất trong thứ tự ưu tiên phát triển các ngành kinh tế biển, cho thấy vị thế của du lịch biển trong phát triển kinh tế biển bền vững. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam có 7 vùng du lịch trọng điểm thì có tới 5 vùng liên quan tới biển đảo, cho thấy vị trí đặc biệt quan trọng của du lịch biển đảo trong phát triển du lịch Việt Nam. Đề án Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020 cũng nhấn mạnh mục tiêu của đề án là đến năm 2020, du lịch biển sẽ trở thành động lực của kinh tế biển Việt Nam, góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển và bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định 2737/QĐ-UBND ngày 12/6/2009 của UBND tỉnh cũng như Đề án phát triển du lịch biển, đảo Nghệ An đến năm 2020 được phê duyệt theo Quyết định số 5167/QĐ-UBND ngày 12/10/2009 đều xác định đẩy nhanh phát triển du lịch biển, đảo trở thành một ngành kinh tế chủ lực của kinh tế biển và ven biển Nghệ An.

Để thực hiện các chủ trương, chính sách trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều quyết định, chỉ thị, văn bản để xây dựng chương trình hành động nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ. Đồng thời, các sở ban ngành liên quan được phân công nhiệm vụ, tổ chức thực hiện. Như vậy, các chủ trương, chính sách từ Trung ương xuống địa phương là rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch biển, đảo ở Nghệ An.

2.2. Tài nguyên du lịch biển, đảo phong phú

Nghệ An có tài nguyên du lịch biển, đảo phong phú, ưu thế hơn so với nhiều tỉnh, thành phố có biển ở nước ta. Với những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, môi trường trong lành, Nghệ An đã và đang khai thác để phát triển thành các điểm du lịch hấp dẫn.

Về tài nguyên du lịch tự nhiên

Vùng biển và ven biển Nghệ An có địa hình trung bình thấp. Bờ biển dài, bằng phẳng với nhiều bãi tắm đẹp, cát trắng, nước trong, có độ mặn vừa phải, môi trường trong lành, nhiệt độ bình quân nước biển trong cả năm là 20 độ C, số lượng giờ nắng nhiều, thuận tiện cho sự phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, chữa bệnh. Trong đó các bãi biển nổi tiếng, được nhiều du khách biết đến là Cửa Lò, Bãi Lữ, Diễn Thành, Quỳnh Phương… Ngoài ra, còn có một số bãi biển đẹp, nguyên sơ chưa được khai thác hoặc ít khai thác cho hoạt động du lịch như bãi biển Đông Hồi - Quỳnh Lập (Quỳnh Lưu), Mũi Rồng - Nghi Thiết (Nghi Lộc), bãi biển Cửa Hiền…(Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, 2009).

Bên cạnh hệ thống các bãi tắm, biển Nghệ An còn có nhiều đảo có cảnh quan đẹp, hệ sinh thái đa dạng, môi trường trong lành thuận lợi cho phát triển du lịch như Hòn Ngư, Hòn Mắt, Lan Châu...

Ngoài ra, dọc ven biển Nghệ An còn có nhiều khu rừng ngập mặn, rặng phi lao xanh tốt, đa dạng sinh học cao, môi trường trong lành thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và không gian công viên, cây xanh.

Về tài nguyên du lịch văn hóa

Vùng ven biển Nghệ An có trên 324 di tích lịch sử văn hoá và danh thắng đã được xếp hạng cấp quốc gia (Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, 2009). Nhiều di tích đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn như: đền Hồng Sơn, chùa Cần Linh, núi Quyết, Phượng Hoàng - Trung Đô, đền thờ vua Quang Trung, di tích thành Cổ Vinh, đền Ông Hoàng Mười (Hưng Nguyên), chùa Ngư, đền Vạn Lộc (Cửa Lò), đền thờ Cương Quốc công Nguyễn Xý (Nghi Lộc), đền Cuông (Diễn Châu), đền Cờn, đình làng Quỳnh Đôi, di chỉ khảo cổ học Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu)... Cùng với đó có nhiều lễ hội dân gian, truyền thống. Các lễ hội còn lưu giữ được những nét văn hoá riêng từng vùng miền, tái hiện lại những phong tục, tập quán và cuộc sống của nhân dân vùng biển, có sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch như: lễ cầu ngư, lễ hội đền Cuông, lễ hội đền Cờn, lễ hội đền thờ Cương Quốc công Nguyễn Xí, lễ hội đền Vạn Lộc, lễ hội đền Hồng Sơn…

Đặc biệt, do độ mặn của nước biển, vùng ven biển Nghệ An có nhiều món ăn ngon, hấp dẫn, có thể khai thác cho phát triển du lịch ẩm thực như: tôm, cua, ghẹ, mực nháy, cà pháo Nghệ An, canh lá lằng (Quỳnh Lưu), cháo lươn Vinh.

2.3. Giao thông và thị trường khách đa dạng

Nghệ An có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam, có 16 tuyến quốc lộ đi qua với chiều dài 1.768 km và 32 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài 662,1 km. Ngoài 1 cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, Nghệ An có 1 cửa khẩu chính, 3 cửa khẩu phụ và 4 lối mở trên khu vực biên giới với nước bạn Lào. Đặc biệt, Nghệ An có sân bay Vinh đã được đầu tư, nâng cấp thành cảng Hàng không quốc tế và hệ thống 7 cảng biển được đầu tư, năng lực ngày càng được nâng cao (Ngô Đức Hành, 2019). Vùng biển Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm của các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng, trên tuyến trục Bắc Nam và Đông Tây của miền Trung, trên hành lang của tuyến đường hàng hải quốc tế, là một trong những cửa ngõ biển của vùng Bắc Trung bộ, trung Lào và Đông Bắc Thái Lan. Với những điều kiện thuận lợi về vị trí và sự hoàn thiện về hệ thống giao thông như vậy, vùng biển Nghệ An có nhiều điều kiện cho phát triển du lịch và thu hút các thị trường khách quốc tế.

Đối với thị trường khách quốc tế, Nghệ An nằm bên cạnh Lào, gần kề Thái Lan và Trung Quốc - những địa phương của các quốc gia này lại không có biển, đảo nên nhu cầu du lịch biển, đảo của những thị trường khách này là rất lớn. Tuy nhiên, trở ngại đối với các thị trường khách này chủ yếu là các điều kiện liên quan tới xuất nhập cảnh và an ninh, an toàn. Ngoài ra, Nghệ An cũng có thể thu hút thị trường khách là người nước ngoài công tác tại Hà Nội hoặc tại các khu công nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh...

Đối với thị trường khách nội địa, thị trường khách du lịch biển, đảo chính của Nghệ An vẫn là thị trường khách du lịch từ thủ đô Hà Nội và thị trường khách du lịch nội tỉnh. Hà Nội - nơi tập trung các cơ quan và công sở đầu não của cả nước, nằm giữa vùng châu thổ sông Hồng, cách Nghệ An không xa, lại thuận tiện về giao thông vận tải (đường không, đường sắt, đường bộ), thị trường khách hơn 7 triệu dân có nhu cầu du lịch biển, đảo rất lớn. Do vậy, Nghệ An cần tập trung khai thác thị trường khách này. Bên cạnh đó, bản thân chính người dân Nghệ An, đặc biệt là từ thành phố Vinh - nơi có thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao, lại có nhu cầu du lịch biển, đảo lớn, nhất là vào các dịp nghĩ lễ, Tết và cuối tuần.

3. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm hạn chế tính thời vụ

Từ sau khi Đề án phát triển du lịch biển, đảo Nghệ An đến năm 2020 được phê duyệt vào năm 2009, ngành Du lịch Nghệ An đã có nhiều nỗ lực trong việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch biển, đảo nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, cũng như để hạn chế tính thời vụ. Các sản phẩm du lịch biển, đảo chủ yếu được khai thác là các sản phẩm du lịch gắn với tắm biển, nghỉ dưỡng; du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng kết hợp với thưởng thức văn hóa ẩm thực, mua sắm; du lịch tham quan các di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh; du lịch tham quan làng nghề; du lịch văn hóa - lễ hội; du lịch công vụ, hội nghị, hội thảo; du lịch thể thao (câu mực trên biển, nhảy dù, xe máy nước)…

Ngoài ra, về không gian, ngoài bãi biển truyền thống Cửa Lò, các sản phẩm, dịch vụ du lịch giờ đây xuất hiện thêm ở hàng loạt các bãi biển mới từ Cửa Hội (Cửa Lò) đến Bãi Lữ (Nghi Lộc), Diễn Thành, Diễn Hải (Diễn Châu), Quỳnh Phương, Quỳnh Bảng, Quỳnh Minh, Quỳnh Liên (Quỳnh Lưu)… Nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển, dự án du lịch sinh thái, chữa bệnh gắn với nghỉ dưỡng ven biển đã hình thành và phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này các sản phẩm du lịch của Nghệ An vẫn còn đơn điệu, trùng lặp và mang nặng tính thời vụ (Thái Thị Kim Oanh, 2015).

Trên cơ sở khai thác những lợi thế du lịch biển, đảo đã trình bày ở trên, thời gian tới, ngành Du lịch Nghệ An bên cạnh việc tiếp tục khai thác các sản phẩm du lịch biển, đảo đã nêu, cần tích cực xây dựng và đưa vào khai thác các nhóm sản phẩm du lịch mới, để thu hút thêm lượng du khách tới với Nghệ An, cũng như làm giảm tính thời vụ du lịch của các vùng du lịch biển, đảo. Các sản phẩm mới có thể là:

- Dòng sản phẩm du lịch văn hóa nghề truyền thống: Thăm và tìm hiểu khía cạnh lịch sử phát triển nghề, tìm hiểu và trải nghiệm các phương thức, các quy trình sản xuất đặc biệt, tinh hoa sản phẩm, giá trị văn hóa cộng đồng, các tập quán hình thành cùng với nghề. Đối với dòng sản phẩm này, có thể đến thăm quan và trải nghiệm tại các làng nghề làm muối, nước mắm, chế biến thủy sản, câu cá, câu mực trên biển...

- Dòng sản phẩm du lịch các di sản kiến trúc, cảnh quan, không gian văn hóa làng biển, đảo: Thăm quan và tìm hiểu các công trình nghệ thuật, kiến trúc, di tích lịch sử văn hóa, không gian văn hóa như đình, chùa, miếu, cổng làng, ao làng, giếng làng, nhà cổ, lũy tre làng, chợ quê, vườn nhà...

- Dòng sản phẩm liên quan tới sự dịch chuyển của du khách: Bên cạnh các sản phẩm phổ biến như lướt ván có buồm, lướt sóng có cano kéo, dù lượn cano kéo, jet-ski; thể thao mạo hiểm gồm các môn trekking, đi bộ leo núi, leo vách đá, đạp xe địa hình; đi xe đạp ngắm cảnh giải trí, rèn thể lực; cần tính tới thiết lập các tàu kính ngắm các rạn san hô hoặc cuộc sống đáy biển, thuyền thăm quan biển, đảo và các chương trình trải nghiệm cuộc sống của ngư dân.

- Dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, chữa bệnh: Xây dựng các sản phẩm du lịch khám, chữa bệnh, các spa chăm sóc sắc đẹp, các khu vực tắm muối khoáng.

- Dòng sản phẩm văn hóa phi vật thể (ẩm thực, nghệ thuật biểu diễn, trang phục, tập quán, lễ hội, tín ngưỡng - tâm linh...): Tìm hiểu, tham gia vào quy trình chế biến các sản phẩm ẩm thực, thưởng thức các sản phẩm ẩm thực (mực sim Diễn Châu, cá thu Cửa Hội, mắm ruốc Quỳnh Lưu...); xem và hòa mình các chương trình biểu diễn nghệ thuật văn hóa của cư dân miền biển, các lễ hội truyền thống và hiện đại (lễ hội du lịch Cửa Lò, lễ hội đền Hồng Sơn, lễ hội đền Vạn Lộc, lễ hội đền Cuông, lễ hội đền thờ ông Hoàng Mười...); tìm hiểu các tín ngưỡng và văn hóa tâm linh của ngư dân.

- Dòng sản phẩm đồ lưu niệm gắn với các sản phẩm OCOP (chương trình mỗi làng/xã một sản phẩm): Các đồ lưu niệm thể hiện văn hóa vùng biển, được tạo lập từ các vật dụng hay đồ đạc của người dân miền biển hay các sản phẩm thủy sản, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm rau, củ, quả đặc thù của vùng biển Nghệ An.

4. Kết luận

Nghệ An có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch biển, đảo thành lĩnh vực mũi nhọn của ngành du lịch. Tuy nhiên, để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế đó, ngoài việc chú trọng thực hiện các giải pháp về phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch; đầu tư và chính sách phát triển du lịch; hợp tác, liên kết về du lịch; quản lý nhà nước về du lịch, thì giải pháp về xây dựng hệ thống đa dạng các sản phẩm du lịch sẽ giúp cho du lịch biển, đảo Nghệ An hoàn thiện hơn, hạn chế bớt tính mùa vụ. Hình thành bộ sản phẩm tích hợp là chìa khóa để dẫn đến thành công.

 

Tài liệu tham khảo

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII (2018), Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

2. Báo Thể thao & Văn hóa - Thông tấn xã Việt Nam (2016), "Du lịch biển đảo Việt Nam: Tiềm năng và hướng phát triển", Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch, truy cập lần cuối ngày 21 tháng 6 năm 2020 tại http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/21985

3. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2013), Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020.

4. Ngô Đức Hành (2019), "Phát triển kinh tế biển ở Nghệ An: Vấn đề không chỉ là hạ tầng", truy cập lần cuối ngày 21 tháng 6 năm 2020 tại https://baophapluat.vn/kinh-te/phat-trien-kinh-te-bien-o-nghe-an-van-de-khong-chi-la-ha-tang-461781.html

5. Trường Đại học Văn Hiến Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc "Phát triển bền vững du lịch biển - đảo Việt Nam thời kỳ hội nhập", 19-20 tháng 8, 2016.

6. Thái Thị Kim Oanh (2015), Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

7. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2009), Đề án phát triển du lịch biển, đảo Nghệ An đến năm 2020 được phê duyệt theo Quyết định số 5167/QĐ-UBND ngày 12/10/2009.

 

Lê Thị Hiếu

1. Nghiên cứu biến đổi văn hóa trong thực hành tín ngưỡng cư dân vùng biển Cửa Lò từ tiếp cận lý thuyết

Lý thuyết "chức năng văn hóa" do B. Malinowski đề xướng thể hiện trong công trình Khoa học, và Tôn giáo và các bài luận khác, B. Malinowski nhấn mạnh đến các nghi lễ ma thuật của cư dân đảo Trobriand ở Thái Bình Dương dù được xem là đỉnh cao của sự ngu dốt và phi lý, nhưng có thể có tính hiệu quả về mặt tinh thần. Chẳng hạn như, khi cư dân quần đảo Trobriands đi đánh bắt ở các đầm phá, đó là một vấn đề dễ hiểu. Nhưng khi họ ra khỏi những rặng đá, ra khơi xa với những thay đổi thất thường và mối nguy hiểm, những ngọn sóng dữ, những cơn bão bất chợt, những mẻ lưới không đoán được và những khó khăn khác, họ thường dựa vào nghi lễ ma thuật để làm dịu bớt nỗi sợ và tiếp tục công việc. Khi ra biển đánh cá, độ rủi ro tăng cao và kết quả cũng bấp bênh hơn. Những ngư phủ Trobriand thường làm lễ và phù phép để trấn an chính mình về mặt tâm lí, mong được an toàn và được mẻ cá to [5; 202].

Từ tiếp cận hiện tượng tâm lý này của cư dân quần đảo Trobriands, để chúng ta làm sáng rõ hơn về nhu cầu đời sống tâm linh của người dân vùng biển qua thực tiễn Cửa Lò trong bối cảnh hiện nay. Trước bối cảnh phát triển kinh tế cư dân vùng biển xuất hiện tâm lý bất an, họ cần sự cạnh tranh và một số nhu cầu khác trong cuộc sống, từ đó họ tìm đến thần linh. Hiện tượng cư dân vùng biển chuyển từ cầu ngư sang cầu lộc, cầu tài, cầu làm ăn buôn bán, đứng từ quan điểm của trường phái chức năng có thể giải thích do mức độ rủi ro trong buôn bán, kinh doanh, xuất khẩu lao động cũng không thua kém như khi đối diện với môi trường biển khơi nên họ tiếp tục tìm kiếm cho mình chỗ dựa nơi thần linh.

Các thực hành tín ngưỡng, thực chất là theo chức năng "an thần", trấn an và tạo chỗ dựa tinh thần cho các hoạt động kinh tế - xã hội của cư dân. Điều đó tạo cơ hội để văn hóa truyền thống tồn tại và phát huy trong bối cảnh kinh tế biến đổi.

2. Biến đổi văn hóa qua thực hành tín ngưỡng của cư dân vùng biển Cửa Lò

Cửa Lò có vị trí đặc biệt với ba mặt sông biển, cư dân chủ yếu sống bằng nghề đi biển nên tín ngưỡng mang đậm văn hóa cư dân vùng biển. Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, thờ cá ông đi sâu vào đời sống tâm linh của cư dân vùng biển, có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh tế biển cũng như khẳng định quá trình con người nơi đây đã gắn bó, thích ứng và làm chủ biển khơi.

Ngày nay, bối cảnh kinh tế, xã hội đã tác động lớn đến sự thay đổi ở Cửa Lò, một trong những biểu hiện rõ nét nhất là quá trình chuyển đổi từ ngư nghiệp truyền thống sang phát triển một số ngành nghề kinh tế khác, trong đó điển hình là kinh tế du lịch.

2.1. Biến đổi qua thực hành tín ngưỡng thờ thành hoàng làng

Trước đây, thành hoàng là vị thần được người dân tôn thờ chính trong các đình làng, cai quản toàn bộ thôn xã, hộ mệnh, phù hộ và che chở cũng như ban phúc cho dân làng. Từ xưa, đền làng là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt của người dân; cũng là nơi nuôi dưỡng và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nơi thực hành nghi lễ và các sinh hoạt văn hóa xã hội.

Hiện nay, hoạt động tín ngưỡng gần như được người dân duy trì mỗi tháng hai kỳ vào ngày rằm, mồng một tại đền Mai Bảng, đền Yên Lương (phường Nghi Thủy), đền làng Hiếu (Nghi Hải), trên 90% cư dân đi lễ. Mọi người khi đây đều mang những ước nguyện cuộc sống đến với thần linh, cầu xin cho gia đình có một tháng bình yên và gặp nhiều may mắn trong làm ăn, kinh doanh và phát triển kinh tế, gia đình.

Khảo sát mức độ tham gia thực hành tín ngưỡng tại đền làng chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2. Mức độ tham gia thực hành tín ngưỡng tại đền làng

(Tác giả khảo sát năm 2018)

 Bảng số liệu trên cho thấy mức độ tham gia thực hành tín ngưỡng tại đền làng của người dân rất cao, chiếm 93%. Trong bối cảnh kinh tế có nhiều thay đổi thực hành tín ngưỡng thờ cúng được người dân quan tâm hơn, điều này chứng tỏ nhu cầu tâm linh chiếm vai trò quan trọng trong đời sống của cư dân Cửa Lò. Hiện tượng này giống như một sự trấn an tinh thần trong cuộc sống của người dân biển.

Trong bối cảnh hiện nay, khi cư dân vùng biển Cửa Lò chuyển từ ngư nghiệp truyền thống sang một số ngành nghề khác, điều kiện thu nhập nâng cao, đồng tiền kiếm được trở nên dễ dàng hơn, thúc đẩy kinh tế gia đình ngày một phát triển. Thành công đó một phần là do sự nỗ lực không ngừng của người dân, mặt khác người ta cũng nghĩ đến việc do thần linh giúp đỡ. Với tâm lý như vậy nên khi thực hành tín ngưỡng tại đền làng họ yên tâm hơn và giao niềm tin cho thần linh để cầu mong cuộc sống bình yên, được bền vững và lâu dài hơn nữa. Những người đi lễ đều rất tin tưởng vào sự linh thiêng của thành hoàng làng.

 Niềm tin vào thành hoàng làng đã thu hút đông đảo người dân trong làng vừa đi lễ vừa tham gia sinh hoạt đền làng. Đối tượng đi lễ cũng rất đa dạng và phong phú, trong số những người đi lễ có cả những công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, ngư dân, nông dân, thương nhân... Mỗi đối tượng đều cầu mong cho mình đạt được ước nguyện riêng: với những người là viên chức, công chức nhà nước đến để xin được thăng quan, tiến chức, công việc được ổn định; những người kinh doanh cầu buôn may, bán đắt; học sinh, sinh viên xin thi cử đỗ đạt, điểm cao, có việc làm ổn định sau khi ra trường; ngư dân xin đánh bắt được nhiều cá, đi thuyền được bình an; những chủ nhà hàng, khách sạn, người buôn bán hải sản xin được đông khách trong mùa du lịch... Một điểm chung mà tất cả các đối tượng đến xin tại đền là cầu cho gia đình và người thân luôn được bình an, sức khỏe dồi dào và tăng thu nhập cho gia đình.

Đi lễ còn là dịp để mọi người gặp gỡ trao đổi, chia sẻ khó khăn, kinh nghiệm trong cuộc sống, trong làm ăn kinh tế của người dân trong làng. Đến đây gần như mọi thông tin trong làng đều rõ, thậm chí chuyện gia đình, con cái đều được giãi bày tại đây. Ngày thường mọi người bận làm ăn, buôn bán không có thời gian để gặp gỡ nhau, chỉ những dịp này mọi người mới có điều kiện gặp gỡ trao đổi tâm tư nguyện vọng, thắt chặt thêm mối quan hệ làng xóm. Như vậy, các giá trị văn hóa truyền thống của cư dân vùng biển tiếp tục được củng cố và phát triển thông qua nhu cầu tín ngưỡng.

Giữa lúc nền kinh tế thị trường, cụ thể là kinh tế du lịch đang lấn át không gian văn hóa thì thông qua nhu cầu thực hành tín ngưỡng các giá trị văn hóa truyền thống được củng cố và tiếp tục phát huy. Nét riêng này tạo cho Cửa Lò có chiều sâu trong bảo tồn văn hóa truyền thống.

Từ hoạt động tín ngưỡng xuất hiện thêm nhiều hoạt động khác vừa phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay vừa góp phần bảo lưu các giá trị văn hóa làng truyền thống của cư dân vùng biển. Mặc dầu thị xã Cửa Lò mở rộng phát triển kinh tế du lịch nhưng những giá trị văn hóa không bị lấn át bởi hoạt động này mà nó được chính người dân gìn giữ, bảo lưu. Vì vậy, những thay đổi trong văn hóa truyền thống biểu hiện theo hình thức bên ngoài còn bản chất bên trong không có sự thay đổi.

2.2. Biến đổi văn hóa qua thực hành lễ hội  

Cửa Lò vốn xuất phát là một làng chài nhỏ, người dân sinh sống bằng nghề đánh bắt hải sản, cuộc sống lênh đênh trên biển khơi, thường gặp nhiều gian nan, nguy hiểm, luôn phải đối mặt với phong ba, bão tố, sóng dữ. Vì vậy, lễ hội không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây.

Với sự phát triển kinh tế du lịch, lễ hội của cư dân vùng biển có nhiều thay đổi để phù hợp với xu thế phát triển. Lễ hội đền Mai Bảng, phường Nghi Thủy là một điển hình.

Lễ hội đền Mai Bảng được tổ chức hàng năm vào ngày giỗ Chiêu Trưng vương Lê Khôi (3/5 âm lịch). Từ 10 năm nay, các nghi thức rước được giản lược dần, trong đó bỏ nghi thức rước qua dòng họ điều này đồng nghĩa với việc giảm ý nghĩa gắn kết giữa làng với dòng họ. Tìm hiểu về nguyên nhân của sự thay đổi này, ông Miền (Phó Ban Quản lý đền làng) cho biết: Nghi thức rước thần qua các dòng họ sau đó con cháu ra nghinh đón làm lễ bái tạ, do các cụ trong ban quản lý đền làng trước đây cắt bỏ vì thấy nó rườm rà không cần thiết. Tuy nhiên, một số người dân cho rằng nghi thức này thay đổi làm mất đi ý nghĩa trong lễ hội truyền thống. Ông Lương (75 tuổi - phường Nghi Thủy) cho biết: Nghi lễ này có từ bao đời, nay bị xóa bỏ làm giảm vai trò của dòng họ trong lễ hội. Từ đó ảnh hưởng đến ý nghĩa của lễ hội truyền thống.

Từ năm 2015, trong lễ hội xuất hiện thêm một chặng rước mới: sau khi rước thần từ đền Cửa Lạch về đền làng Mai Bảng người dân rước thêm một chặng từ đền Mai Bảng vòng xung quanh thị xã. Phương tiện rước ở chặng này là bằng xe điện (loại xe phục vụ khách du lịch) và xe ô tô bán tải. Kiệu thần được trang trí lộng lẫy trên một xe bán tải, theo sau là đoàn rước với gần 300 xe mô tô điện, trên mỗi xe được trang trí đầy đủ các loại cờ với nhiều màu sắc rực rỡ… Với nghi thức rước này lễ hội thu hút được đông đảo những người làm ăn buôn bán và những người dân trong làng tham gia, đồng thời thể hiện được nhu cầu quảng bá hình ảnh đền làng đến với du khách.

Nghi thức này được thực hiện sau khi đã hoàn thành các nghi thức truyền thống trong lễ hội. Nghi thức mới được sắp xếp ở phần cuối của buổi lễ để không làm ảnh hưởng đến nghi lễ truyền thống. Điều đó được người dân địa phương đồng tình ủng hộ và xem nghi thức mới này là một hình thức thể hiện văn hóa địa phương với du khách. Nhờ những thay đổi phù hợp nên văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại có sự dung hòa và gắn kết với nhau.

Như vậy, trước những thay đổi về kinh tế những nghi thức truyền thống trong lễ hội vẫn được giữ nguyên. Những thay đổi lễ hội chịu tác động bởi nhu cầu phát triển kinh tế, chủ trương chung của thị xã nhưng những giá trị trong lễ hội truyền thống của cư dân làng Mai Bảng vẫn được người dân địa phương bảo tồn theo cách riêng của mình mà không có sự thay đổi. Điều đó tạo nên đặc điểm mới trong văn hóa cư dân vùng biển là trước bối cảnh biến đổi, bản chất bên trong văn hóa không có sự thay đổi, những thay đổi mang tính hình thức bên ngoài.

3. Xu hướng biến đổi văn hóa qua thực hành tín ngưỡng của cư dân vùng biển Cửa Lò

Sự dung hòa giữa văn hóa truyền thống và văn hóa mới qua hoạt động tín ngưỡng của cư dân vùng biển.

Người dân vùng biển Cửa Lò từ ngàn đời nay vẫn luôn xem sinh hoạt tâm linh như một phần không thể thiếu trong đời sống sản xuất và trong cuộc sống hàng ngày. Điều đó xuất phát bởi nguyên do môi trường biển khơi thường chứa nhiều rủi ro hiểm nguy, con người có lúc vẫn bị bất lực trước thiên nhiên, khiến họ luôn cảm thấy bất an trong cuộc sống. Thần linh là nhân vật siêu nhiên tạo điểm tựa tinh thần giúp cư dân vùng biển có đủ niềm tin để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Lễ hội đền làng, lễ hội cầu ngư được người dân Cửa Lò nuôi dưỡng và dung hòa trong môi trường hiện đại. Sự dung hòa thể hiện trong sự đồng hành, trải nghiệm, giúp họ có thêm niềm tin, hy vọng vươn tới những mục tiêu trong cuộc sống.

Khi người dân vùng biển có sự chuyển đổi về nghề nghiệp thì nhu cầu tâm linh theo đó được người dân hướng đến một mục đích khác. Thay vì cầu mong cho những chuyến đi biển được bình an, thì nay người dân cầu xin việc làm ăn buôn bán được thuận lợi, kinh tế khá giả, sức khỏe dồi dào và hàng loạt nhu cầu khác trong cuộc sống.

Như vậy, mặc dù nghề nghiệp có nhiều thay đổi song niềm tin vào thần linh của cư dân vùng biển không mất đi. Nó thay đổi theo nhu cầu và tính chất của từng công việc. Các nghi lễ truyền thống không mất đi mà nó tiếp tục củng cố, hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu hiện đại. Nhờ vậy, những giá trị trong văn hóa tín ngưỡng được dung hòa và phát huy hiệu quả.

Trước bối cảnh văn hóa làng quê vùng biển đang có những thay đổi do nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Đền làng lại là nơi nuôi dưỡng, dung hòa các mối quan hệ xã hội. Tại đền làng mọi người có thể chia sẻ với nhau những khó khăn, những kinh nghiệm, những tâm tư nguyện vọng của cư dân vùng biển từ đó tạo nên những nét riêng về văn hóa làng ven biển thời hiện đại.

Trong quá trình phát triển mối quan hệ cộng đồng làng được củng cố qua sinh hoạt đền làng. Mọi ý thức, trách nhiệm về việc chung của làng được cư dân Cửa Lò vun đắp và nuôi dưỡng thông qua hoạt động tín ngưỡng. Biểu hiện rõ nét nhất là tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, người ta có thể bon chen nhau ngoài thị trường, tranh giành khách hàng, so bì lợi ích hơn thua, nhưng khi vào đến cổng đền thì dường như mọi thứ được bỏ lại đằng sau. Những vấn đề của cuộc sống đời thường, những hoạt động thương mại của nền kinh tế thị trường gần như không tồn tại trong không gian đền làng.

Với cư dân vùng biển Cửa Lò nói riêng và cư dân vùng biển Nghệ An nói chung, đền làng là nơi bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục dân gian, quan hệ làng xóm trong cộng đồng thời hiện đại. Bởi khi nền kinh tế biển truyền thống chuyển dần sang kinh tế biển kết hợp kinh tế hàng du lịch, hàng hóa phát triển người dân nơi đây đối mặt với nhiều thách thức của nền kinh tế thị trường, nguy cơ bệnh tật tăng cao, nguy cơ phá sản lỗ vốn khi làm ăn... đã đưa họ tìm đến chỗ dựa an toàn nơi thần linh. Có những người giàu lên từ làm ăn buôn bán, họ sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận của mình bằng việc đóng góp công ích xây dựng làng để thể hiện vị thế cá nhân của mình trước cộng đồng làng. Một số nghiên cứu đã từng đề cập đến nguyên nhân vấn đề này: Khi con người luôn hướng đến sự "an toàn" về tinh thần và khi phải đối mặt với những thảm hỏa về tự nhiên và bất công trong xã hội (thuyết CNH - HĐH của các nhà nhân học hiện đại), do sự tăng trưởng kinh tế [2], do lo sợ đánh mất bản sắc văn hóa truyền thống phải đối mặt với đô thị hóa [3], hoặc do sự khẳng định vai trò của một số cá nhân trước cộng đồng làng xã [1].

Mối quan hệ cộng đồng của cư dân vùng biển Cửa Lò nó không chỉ có sự dung hòa mà nó liên tục phát triển trong thời hiện đại, được củng cố thường xuyên hơn qua sinh hoạt tín ngưỡng. Thói quen đi lễ đền làng vào ngày rằm, mồng một được người dân phường Nghi Tân, Nghi Thủy duy trì thường xuyên, trở thành nét sinh hoạt không thể thiếu trong cuộc sống hiện tại. Họ đến đền để thắp hương cầu xin cho cuộc sống được bình yên và may mắn, gửi niềm tin vào thần linh trước những khó khăn cuộc sống. Đi lễ đền làng không chỉ là sinh hoạt tâm linh mà là dịp để người dân gặp gỡ trao đổi thông tin, là dịp để  người dân thực hiện trách nhiệm của mình với đền làng. Những yếu tố này diễn ra thường xuyên nên văn hóa truyền thống trở thành một phần trong cuộc sống, sống chung cùng văn hóa hiện đại. Về điểm này có thể hiểu rằng không gian sinh hoạt văn hóa quyết định đến sự tồn tại của văn hóa truyền thống trong xã hội đương đại. Văn hóa truyền thống sẽ tiếp tục được phát huy nếu được cộng đồng nuôi dưỡng khi có đủ điều kiện về không gian văn hóa. 

Cư dân Cửa Lò từ bao đời gắn bó với đền làng, họ xem Thành hoàng là vị thần bảo mệnh, giúp họ vượt qua mọi khó khăn, che chở cho họ được bình yên và hạnh phúc. Lễ hội đền làng là dịp họ bày tỏ lòng biết ơn tới thần Lê Khôi, thần cá Ông, Nguyễn Sư Hồi..., là dịp để các thực hành văn hóa truyền thống của cư dân vùng biển có thể hòa nhập vào văn hóa hiện tại.

Qua đi sâu tìm hiểu các thực hành văn hóa của người dân nơi đây, chúng tôi nhận thấy các yếu tố văn hóa luôn có sự xuất hiện giữa cũ và mới. Văn hóa mới xuất hiện khi những giá trị văn hóa truyền thống chưa hoàn toàn mất đi, mà nó còn được người dân tiếp tục phát huy trong môi trường mới và có sự dung hòa với nhau. Rõ nét nhất ở đây là sự thay đổi trong các lễ hội tín ngưỡng dân gian (lễ hội cầu ngư, lễ hội Thành hoàng làng).

Văn hóa mới xuất hiện do nhu cầu phát triển của cộng đồng được chính cộng đồng sáng tạo (cụ thể ở đây là cư dân Cửa Lò), cải biến phù hợp với văn hóa truyền thống, nên được chính cộng đồng nuôi dưỡng và phát huy. Đó chính là lý do để văn hóa truyền thống luôn trường tồn và phát huy trước sự thay đổi của xã hội hiện nay.

Quá trình chuyển đổi từ ngư nghiệp truyền thống sang kinh doanh dịch vụ, du lịch đã tác động đến tín ngưỡng của người dân vùng biển Cửa Lò. Nếu như trước đây trong lễ cầu ngư người ta chỉ quan tâm đến việc cầu xin thần linh đi biển được bình yên, mưa thuận gió hòa, thì nay, người ta còn đến đền, miếu thờ cá Ông để cầu xin thần linh phù hộ sức khỏe, công danh, sự nghiệp, tăng thu nhập trong làm ăn kinh tế, trong phát triển du lịch, dịch vụ... Những biến đổi trong tín ngưỡng cầu ngư phụ thuộc rất lớn vào xu hướng nghề nghiệp, việc tìm kiếm an toàn trong nghề nghiệp thông qua thần linh được củng cố và có phần được mở rộng hơn trước đây. Yếu tố này đã làm cho văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại có thêm sợi dây gắn kết bởi nhu cầu cuộc sống hiện tại.

Yếu tố văn hóa truyền thống tồn tại trong sinh hoạt cộng đồng nhờ có sự dung hòa, gắn kết với văn hóa hiện đại. Cửa Lò vốn là địa phương thuần ngư, những tín ngưỡng dân gian đậm bản sắc của nghề đi biển luôn được người dân tôn trọng, giữ gìn và tiếp tục được cộng đồng cư dân phát huy trong kinh doanh, buôn bán. Trên nền tảng của văn hóa truyền thống,  xuất hiện những yếu tố trong văn hóa mới, nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dân trong bối cảnh hiện đại.

Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện dẫn đến những tác động trong văn hóa truyền thống. Sự tác động này thể hiện hai mặt: một mặt, nó tạo điều kiện thuận lợi để văn hóa địa phương tiếp thu và hình thành những giá trị văn hoá mới; mặt khác, nó chứa đựng nguy cơ phá vỡ hoặc làm phai nhạt những giá trị văn hoá truyền thống đã được tích tụ.

Văn hóa biến đổi theo hình thức bên ngoài song vẫn giữ cái cốt lõi của văn hóa truyền thống.

Từ thực trạng biến đổi văn hóa qua hoạt động tín ngưỡng của cư dân vùng biển Cửa Lò biến đổi thiên về cấu trúc bên ngoài song vẫn giữ cái cốt lõi của văn hóa truyền thống bên trong. Điều này trái ngược với biến đổi do tác động của hiện đại hóa mà R. Inglehart đã chỉ ra: xu hướng biến đổi tất yếu từ giai đoạn hiện đại tới hậu hiện đại; sự biến đổi chính trị, kinh tế, văn hóa; sự biến đổi các giá trị xã hội trong quá trình hiện đại hóa; tác động của biến đổi kinh tế tới biến đổi chính trị, xã hội văn hóa và tác động của văn hóa tới các chiều kích biến đổi, đặc biệt tới là tăng trưởng kinh tế[4]. Thực tế cho thấy các thực hành trong văn hóa của cư dân Cửa Lò vẫn tồn tại khá bền vững các yếu tố văn hóa truyền thống ở bề sâu. Dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế văn hóa, cư dân Cửa Lò có nhiều biến đổi từ nhu cầu cuộc sống. Sự thay đổi này mang tính hình thức nhiều hơn, bản chất bên trong của mối quan hệ gia đình, nghi lễ truyền thống hoàn toàn không có sự thay đổi.

Trong thực hành văn hóa tín ngưỡng những nghi thức mới xuất hiện như nghi lễ rước thần bằng tàu thủy, xe điện... nhằm thỏa mãn nhu cầu người dân và quảng bá hình ảnh địa phương với du khách. Tuy nhiên, những thay đổi dựa trên nguyên tắc tôn trọng nghi lễ truyền thống, hoàn toàn độc lập với nghi thức truyền thống được chính người dân địa phương chấp thuận.

Nếu như trước đây người dân địa phương đi lễ đền làng, làm lễ cầu ngư với mục đích là cầu cho những chuyến đi biển bình an, mưa thuận gió hòa thì nay người ta đi lễ đền làng, làm lễ cầu ngư để buôn may bán đắt, làm ăn thuận lợi, sức khỏe bình yên. Như vậy, cái cốt lõi trong văn hóa truyền thống là niềm tin vào thần thành hoàng, thần linh biển hoàn toàn không thay đổi. Hiện tượng này tương tự như hiện tượng tâm lý mà B. Malinowski đề cập đến về mục đích thực hành tín ngưỡng của người dân đảo Trobriand ở Thái Bình Dương.

 Trong quá trình biến đổi, văn hóa truyền thống luôn tồn tại trong tâm thức của con người. Sự cải biến ít nhiều trong văn hóa từ hoạt động kinh tế, hoạt động tín ngưỡng đã cho thấy văn hóa truyền thống vẫn luôn chiếm vị trí bền vững trong đời sống cộng đồng cư dân vùng biển đó chính là cái cốt lõi bên trong. Cái cốt lõi trong văn hóa truyền thống không hoàn toàn bị mất đi mà nó vẫn được những người dân gìn giữ và tiếp tục phát huy qua thời gian. Những yếu tố văn hóa hiện đại khi đưa vào cuộc sống của cư dân vùng biển trái với giá trị văn hóa truyền thống và bị người dân đào thải.

Khác với cư dân các vùng đô thị khác, quá trình đô thị hóa nhanh chóng phá vỡ bản sắc văn hóa, khiến con người ta nhanh chóng chối bỏ quá khứ để hướng đến yếu tố hiện đại, thì cư dân vùng biển Cửa Lò vẫn gìn giữ được các yếu tố trong văn hóa truyền thống.

Mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại qua thực hành văn hóa.

Xuất phát từ bản năng tự nhiên và nhu cầu sinh tồn, những cư dân vùng biển luôn muốn tìm đến các thế lực siêu hình để lý giải cho những điều không may, những nghi ngờ trong cuộc sống xuất hiện ngày càng nhiều như: Tại sao buôn bán ế ẩm? Tại sao mùa du lịch năm nay không có nhiều khách? Tại sao chuyến đi khơi này thu hoạch cá không được nhiều?... cùng nhiều hiện tượng khác xuất hiện. Sự sợ hãi và những bất an trong cuộc sống xuất hiện ngày càng nhiều khiến chất lượng cuộc sống có sự suy giảm. Khi rủi ro trong làm ăn buôn bán tăng cao hiện tượng mê tín dị đoan bùng nổ, sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của từng cá nhân trong cộng đồng.

Khi các yếu tố văn hóa mới du nhập và biến đổi, nếu chính quyền và người dân không nhận thức tốt thì sẽ làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu văn hóa mới.

Khi kinh tế phát triển, văn hóa được biến thành phương tiện quảng bá, những thực hành trong văn hóa sẽ bị cuốn theo nhu cầu này. Tuy nhiên, hiệu quả đem lại không cao, trái lại còn gây phản cảm với người dân. Đó cũng là một hiện tượng để minh chứng cho việc biến văn hóa thành phương tiện hàng hóa để tiếp thu văn hóa hiện đại mà bỏ qua yếu tố truyền thống tại địa phương.

 

Tài liệu tham khảo

1. Ben Kerkvliet và Nguyễn Quang Ngọc (2000), Một số vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các nước và Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Huế (2011), Những xu hướng biến đổi văn hóa các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Vũ Khiêu, Phạm Xuân Nam, Hoàng Trinh (Đồng chủ biên, 1993), Phương pháp luận về vai trò của văn hoá trong phát triển, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội, Hà Nội.

4. Ronald Inglehart, Hiện đại hóa và Hậu hiện đại hóa (Nguyễn Thị Phương Mai, Nguyễn Chí Tình, Nguyễn Mạnh Trường, Vũ Thị Minh Chi dịch), NXB Chính trị Quốc gia, 2008, Hà Nội. 

5. Bronislaw Malinowski (1992), Magic, Science and Religion, Waveland Press, Illinois: 87.

Vài nét về tác giả, tác phẩm

Phan Huy Chú (1782 - 1840), nhà thư tịch lớn, nhà bác học Việt Nam, con của danh nhân Phan Huy Ích, quê xã Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, Nghệ An; Mẹ ông là Ngô Thị Thực, con gái của Ngô Thì Sĩ, em gái của Ngô Thì Nhậm, bà mất khi ông 10 tuổi…

Ông sinh ra và lớn lên ở thôn Thụy Khuê, thuộc huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai trước thuộc tỉnh Sơn Tây, sau thuộc Hà Tây (nay là thôn Thuỵ Khuê, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội). Ông từng được Ngô Thì Nhậm (cậu ruột) rèn dạy từ lúc 6 tuổi, nổi tiếng hay chữ ở phủ Quốc Oai tỉnh Sơn Tây, nhưng cả hai lần thi Hương (Đinh Mão, 1807; và Kỷ Mão, 1819), ông chỉ đỗ Tú tài (nên tục gọi ông là "Kép Thầy", vì ở làng Thầy và đỗ hai lần). Kể từ đó, ông thôi việc thi cử, chỉ chuyên tâm vào việc nghiên cứu và trước tác. "Hoàng Việt địa dư chí" (HVĐDC) là một trong những công trình lớn của ông. HVĐDC gồm 2 quyển: I và II: Q.1 gồm các trấn: Thuận Hoá 順化, Quảng Bình 廣平, Quảng Nam 廣南, Biên Hoà 邊和, Phiên An 藩安, Vĩnh Thanh 永清, Định Tường 定祥, Hà Tiên 河仙, Hà Nội 河内, Nam Định 南定, Kinh Bắc 京北, Sơn Tây 山西, Hải Dương 海陽. Q.2 gồm các trấn: Quảng An 廣安, Hưng Hoá 興化, Tuyên Quang 宣光, Thái Nguyên 太原, Cao Bằng 高平, Lạng Sơn 諒山, Thanh Hoa 清華, Nghệ An 乂安.

Bản dịch sau đây, theo nguyên văn cuốn "Hoàng Việt địa dư chí" do Quan Văn Đường tàng bản năm Duy Tân 1 Đinh Mùi (1907).

Xin được lưu ý: Theo bản này, về sự kiện thay đổi danh xưng, đối chiếu với "Niên biểu Việt Nam Nxb KHXH HN 1984" có chỗ chưa khớp, sau đây:  "及西都時改乂安为臨安鎮演州为望江鎮胡時改演州为靈源府Cập Tây Đô thời cái Nghệ An vi Lâm An trấn, Diễn Châu vi Vọng Giang trấn. Hồ thời, cải Diễn Châu vi Linh Nguyên phủ.

Theo đó, thời Tây Đô có trước thời Hồ, nhưng trong "Niên biểu Việt Nam" ghi rõ: Thời Hồ, kinh đô Tây Đô, Thanh Hóa (tr25, sđd), không phải là hai thời kỳ khác nhau. Ở tồn nghi này, chúng tôi chưa điền năm, theo dương lịch vào thời Tây Đô  và xin được các thức giả hướng dẫn thêm (ND).

Nghệ An trấn

Nghệ An xưa thuộc nước Việt Thường. Thời thuộc Tần (248T - 210T), gọi là Tượng quận, thuộc Hán (x - 43), gọi Nhật Nam; thuộc Ngô (x - 244), gọi quận Cửu Đức. Thời thuộc Lương (305 - 543) đổi là châu, lúc đầu là Hoan Châu, về sau đổi Diễn Châu. Thời Nhà Đinh (970 - x), theo thế, thời nhà Lý (1010 - x) đổi là trại. Tới năm Thiên Thành thứ 3 (1028 - 1033), đổi Hoan Châu thành Nghệ An, tách Diễn Châu là châu. Buổi đầu, nhà Trần (1225 - x) theo vậy, xưng Nghệ An là phủ. Duệ Tông (1373 - 1377) đổi Nghệ An làm lộ, phân Nghệ An làm Nhật Nam, có Nam - Bắc - Trung bố lộ. Đến thời Tây Đô đổi Nghệ An là trấn Lâm An, Diễn Châu là trấn Vọng Giang. Thời Nhà Hồ (1400 - 1407), đổi Diễn Châu là phủ Linh Nguyên, phân Thanh Hoa, Cửu Chân, Ái Châu làm kinh kỳ tứ phụ. Thời thuộc Minh (1414 - 1417), trở lại Diễn Châu Nghệ An là lộ, phủ. Thời Lê sơ theo thế, vào giữa những năm niên hiệu Quang Thuận (1460 - 1469), gọi là thừa tuyên Nghệ An, gồm 9 phủ, 25 huyện, 3 châu. Đó là: Phủ Đức Quang, nay cải Đức Thọ gồm 6 huyện: Thiên Lộc; La Sơn; Chân Lộc; Thanh Chương; Hương Sơn và Nghi Lộc; Phủ Diễn Châu gồm 2 huyện: Đông Thành và Quỳnh Lưu; Phủ Anh Đô gồm 2 huyện: Hưng Nguyên và Nam Đường; Phủ Hà Hoa gồm 2 huyện: Thạch Hà và Kỳ Hoa; Châu Bố Chính 3 tổng: Thuận Lễ, Thuận An và Thuận Vĩnh; Phủ Trà Lân 4 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Vĩnh Khang và Phú Ninh; Phủ Qùy Châu 2 huyện: Trung Sơn và Thúy Vân; Phủ Ngọc Ma 1 châu: Trịnh Bản; Phủ Lâm An 1 châu: Qùy Hợp; Phủ Trấn Ninh gồm 7 huyện: Kim Sơn, Thanh Vị, Cảnh Lượng, Quang Vinh, Minh Quảng, Quang Lang và Trung Thuận.

Phía Nam giáp Thuận Hóa, Bắc liền (tr31b - Q2) Thanh Hoa, phía Tây giáp Ai Lao, phía Đông liền đại hải.

Nghệ An núi cao sông sâu, phong thổ trọng hậu, khí tượng trong sáng xứng danh hiệu "Nam châu thắng địa"; Con người cần kiệm mà hiếu học, sản vật quí lạ, nhiều linh tích thần núi, thần biển… Là nơi xuất hiện danh nhân hiền tài, nhiều vùng có dân tộc ở nơi biên giới. Đúng là thành trì vững chắc, là nơi then chốt của đất nước ta (32a). Phủ Đức Quang, nay cải Đức Thọ gồm 6 huyện: Thiên Lộc: 4 tổng = 37 xã; La Sơn: 7 tổng = 37 xã, 1 trang, 1 vạn; Chân Lộc: 4 tổng = 37 xã, 1 sở, 8 thôn; Thanh Chương: 6 tổng = 38 xã, 32 trang, 9 vạn; Hương Sơn: 8 tổng = 34 xã,1 thôn Nghi Xuân: 5 tổng = 26 xã, 7 thôn, 1 trang, và 10 nhật trình (?).                                                                                                                             

Phủ lỵ đặt tại trung tâm phủ. Phủ Đức Quang, phía Tây giáp Ai Lao, phía Đông liền đại hải. Thiên Lộc Nghi Xuân phía Bắc liền bờ biển, lấy dãy Hồng Lĩnh làm giới hạn. Chân Lộc ở phía Bắc Nghi Xuân, liền tiếp với Song Ngư, Cửa Hội (tr32b)… Lam giang một dải uốn lượn, Thanh Chương ở bên hữu ngạn cùng các châu Trà, Qùy Tương. Thế núi chập chùng uốn lượn như rắn bò tới Hương Sơn, lại chạy tiếp về biển.

Đức Quang là một phủ phong tục thuần hòa. Về văn học khoa giáp phát việt, thì Nghi Xuân, La Sơn nổi tiếng về các bậc danh hiền. Là đất có nhiều danh thắng. Sông núi có: dãy Hồng Lĩnh, núi Dũng Quyết, My Sơn, Miêu Lĩnh, Song Ngư, Kim Nhan, Thiên Nhẫn, suối Vũ Môn, bến đò Phù Thạch… Cửa biển có: cửa Hội Thống, cửa Cương Gian, cửa Sót… đều là những du quan thắng xứ. 

Về đăng khoa, Thanh Chương 60 vị, Chân Lộc 4 vị, Thiên Lộc 22 vị. Đặc biệt, Thiên Lộc như Phù Lưu Nguyễn Văn Giai, phụ tán trung hưng trải 3 triều, kiêm chưởng lục bộ. Huân quán đương thời (33a) vượt trội có ông Dương Trí Trạch, Dực võ công thần, thời Phúc Thái (.). Nghi Xuân có Nguyễn Nghiễm, văn võ kiêm toàn, công danh trác việt. La Sơn có ông Phan Kính, Nguyễn Huy Oánh… văn võ lưỡng đồ huân vọng.

Về danh thắng, Hồng Lĩnh 99 ngọn, giới cận Thiên Lộc Nghi Xuân, trên đỉnh có chùa Hương Tích. Tương truyền, xưa Quan Thế Âm Bồ Tát bay về trụ trì nơi đây, cho đến nay vẫn còn hương khói phụng thờ.

Núi Dũng Quyết: tại huyện Nghi Xuân, trên sông Nghi Lạc, xưa, hiệu Thanh Châu giang. Phía Bắc giáp huyện Chân Lộc (tr33b). Từ trên đỉnh núi trông ra xa, đảo Song Ngư lấp ló trước cửa biển. Dưới núi từng bậc đá bằng phẳng. Tương truyền, thời Khang Vương nam chinh ngự lầu ở đây. Trong núi có động, cửa động có chùa Thiên Quang.

Rú Mèo: Tại huyện Chân Phúc, bên sông Dũng Quyết. Trên núi có hang, trong hang có chùa.

Lèn Kim Nhan: Ngọn núi đá có dáng chữ "Kim" nổi tiếng của huyện Thanh Chương, tọa lạc trên sách Kệ Trường (nay thuộc huyện Anh Sơn). Ngọn núi từ rặng lớn nổi lên một đỉnh. Cột đá chọc trời, vót như ngọn bút, lại như búp măng tươi. Bao quanh là những hòn len chen nhau xòe ra như những cánh hoa sen. Trên đỉnh, tương truyền, có cửa trời. Nơi ấy thường phát ra những luồng ánh sáng, kèm theo tiếng sấm rền vang. Đó là lúc, theo quan niệm ngày xưa, cửa trời mở đón tinh anh người thiện về trời.

Thiên Nhẫn: Là dãy trấn sơn của đất Thanh Chương, mạch núi từ Trà Lân về, qua Tam Thai Võ Liệt, long bối chạy mãi về xuôi, trải 999 ngọn, trong đó có ngọn dựng chùa Thiên Nhận. Từ đó phân ra: 1 chi ngược lại ra ngọn Kỳ Sơn; 1 chi có núi Phượng Hoàng giang sải cánh nghìn dặm (6.500m) qua động Hoàng Tâm; 1 chi từ động Hoàng Tâm xuôi tới thành Lục Niên, phía Đông thành có núi Nón (Lạp Sơn). Lần đó là nơi Nguyệt Ao (Nguyễn Thiếp) tiên sinh ở ẩn.

Lam Giang: tại huyện Thanh Chương, hai bờ hai dãy núi nhấp nhô cây cối um tùm, hình sông uốn lượn như rắn chảy xuôi tận chân núi Hồng Lĩnh, nước thông ra đại hải. Cảnh trí tuyệt vời.

Vũ Môn tuyền: ở huyện Hương Sơn. Tương truyền, nơi đây cá nhảy hóa rồng. Vịnh Bến đò Vĩnh Đại; Cửa Hội Thống: ở huyện Nghi Xuân, xưa có tên: Cửa Đan Nhai. Núi Song Ngư xa xa sóng vỗ. Cửa Cương Gian: ở huyện Nghi Xuân, hai bên tả hữu núi đứng trơ trọi, gần cửa Nam Giới, nơi có đền Chiêu Trưng và đền Bùi Ngự sử là hai ngôi đền thờ linh tích 2 vị danh thần, khói hương nghi ngút.

Đền Chiêu Trưng: ở (tr35b) Cửa Sót, núi Nam Giới, ông anh thứ hai của Lê Thái Tổ chết tại đây. Sau khi chết rất thiêng, là Thượng đẳng thần.

Đền Bùi Ngự sử: ở chân núi Bạch Tị, xã Độ Liêu, huyện Thiên Lộc, tên là Bùi Cầm Hổ, trong thời làm quan dưới triều Thái Hòa (1443 - 1453), giữ chức chấn phủ xứ Lạng Sơn, xử kiện giải oan, tha khỏi ngục cho người đàn bà nấu cháo nhầm lươn với rắn vàng; Ở Hồng Lĩnh, ông cho đào kênh dẫn nước từ khe về đồng tưới hàng ngàn khoảnh ruộng. Nhớ công đức người, khi chết dân lập đền thờ, được nhiều lần phong tặng Phúc thần (tr36a).

 Phủ Diễn Châu gồm 2 huyện:

Huyện Đông Thành: 7 tổng = 76 xã, 4 thôn, 29 trang, 2 sách, 2 châu, 3 vạn, 4 quán.

Huyện Quỳnh Lưu: 7 tổng = 33 xã, 9 thôn, 27 phường.

Phủ Diễn Châu ở phía Bắc Nghệ An, giáp với Thanh Hoa là huyện Quỳnh Lưu. Cả hai huyện đều có bờ biển, là nơi thế đất khoáng đạt, nhiều người tài giỏi, có tiếng khoa bảng. Về cổ tích có đền Cờn, đền Mộ Dạ nổi tiếng linh ứng. Sản vật lạ, có đầm Chim Nước, bãi Sò; Về cửa biển có 5 xứ: Cửa Cờn, Cửa Quèn, Cửa Thơi, Cửa Bích, Cửa Hiền.

Đền Cờn: ở Cửa Cờn Quỳnh Lưu, 3 mẹ con công chúa Nam Tống trôi dạt về đây (tr36b) tươi tắn như còn sống. Dân địa phương thấy lạ, xây mộ, lập đền thờ. Về sau, Trần Thánh Tông Nam chinh Chiêm Thành trú quân ở cửa biển. Đêm mộng thấy người con gái tới bảo "Thiếp là Triệu nương tử vì sóng gió trôi dạt về đây, Thượng đế sai dân làm đền thờ, nay bệ hạ Nam chinh thiếp nguyện giúp lập Thánh công. Sáng sớm thức dậy, hỏi, người già cho biết, "chuyến đi này gió lặng sóng êm", nghiệm có linh ứng, nhà vua ban tặng là Thượng đẳng thần. Phan Chính Am có thơ:

"Hương hỏa thiên thu âm tích Tống

Phong ba nhất mông mặc phù Trần"

Dịch: Hương hỏa nghìn thu/ thầm nhớ  Tống

Phong ba một mộng/ lặng phù Trần

Núi Mộ Dạ: ở huyện Đông Thành, thuộc đất 3 xã: Lịch Phúc, Hương Ái, Hương Lan, có miếu thờ An Dương Vương, hiệu Kim bài thư Nam hải đại vương rất thiêng. Núi có nhiều chim cuông, người không thể tới gần. Tục truyền, nhà vua mất móng rùa nỏ thần, chạy vào nam hải, theo dấu lông ngỗng chỉ đường, tức tử.

Đầm Thủy Điểu (Chim nước): Tục truyền, chim sinh ra từ ngọn hoa sen trong Bàu Ác.

Bãi Sò: ở huyện Đông Thành kéo dài từ xã Phúc núi Mộ Dạ đến xã Tiên Lý, xã Ông Bùng, do xác sò lớp lớp kết lại. Dân địa phương đào lên phơi nắng thành gạch, thành táng hoặc gọt thành hình voi ngựa ở nơi đền miếu thờ thần.

Cửa Cờn: bên phải là nơi dân cư đông đúc.

Cửa Quèn: ở xã Hoàn Hậu Quỳnh Lưu, sâu mà hẹp. Hai bên dãy núi liền nhau bao bọc.

Cửa Thơi: ở xã Thượng Viên huyện Đông Thành, cạn mà hẹp, bên phải là núi đá, bên trái là bãi bằng, thoáng rộng.

Cửa Bích: ở huyện Đông Thành (tr37b).

Cửa Hiền: ở huyện Đông Thành, sâu mà hẹp, hai bên đều là núi, thuyền lớn không thể vào. Sử chép, đây là nơi An Dương Vương cầm 7 thước Văn tê rẽ xuống nước mà đi, rồi chết (tr38a).

Phủ Anh Đô gồm 2  huyện: Huyện Hưng Nguyên: 7 tổng = 43 xã, 1 sở, 3 thôn; Huyện Nam Đường: 8 tổng = 90 xã thôn phường.

Phủ Anh Đô ở trung tâm Nghệ An, huyện Nam Đường ở thượng du, liền với Thanh Chương. Địa phận Hưng Nguyên ở phía dưới giáp với Thiên Lộc. Dòng sông Lam uốn lượn giữa 2 huyện (Thanh Chương - Nam Đường). Là đất có nhiều thần tích linh thiêng, di tích lịch sử: Miếu Tam Tòa Võ Mục, đền Mai Hắc Đế, thành Triều Khẩu, Khả Lưu quan, hồ Cương. Về văn học, hai huyện đều phát triển tương đương; Về phong cảnh có Hải Thủy sơn, Sài Sơn (tức núi Đại Huệ), núi Am Hoàn, núi Nghĩa Liệt, đều có cảnh trí u nhạ rất nên lên thưởng lãm (tr38b).

Đền Võ Mục: ở xã Triều Khẩu, Hưng Nguyên. Thần là Lê Khôi, húy Võ Mục, giữ chúc Tư mã tham dự triều chính dưới triều Lê Thái Tổ, trấn thủ Nghệ An, giỏi chính sự. Năm Thái Hòa thứ 2 (1444) nam chinh bắt chúa Chiêm Thành, đến cửa biển bị bệnh, chết. Dân lập đền thờ dưới núi Long Ngâm ở cửa biển Nam Giới, sau dời về đây.

Đền Tam Tòa: ở xã Bạch Đường huyện Nam Đường. Thần, con thứ 8 của Lý Thái Tổ, thần hiệu Cao Minh đại vương, soái sư trấn thủ châu này, dân lập đền Cảnh Sơn Tam Tòa thờ vị Thượng đẳng tối linh thần.

Đền Mai Hắc đế: ở Thôn Thượng xã Sa Nam Nam Đường, còn di miếu.

Thành Triều Khẩu: tại xã Triều Khẩu huyện Hưng Nguyên. Xưa người nhà Minh xây thành ở đây, Lê Thái Tổ từ Lâm Hà bao vây. Thành này phía Tây Bắc dựa vào núi; phía Nam làm nơi nuôi ngựa, trên đỉnh có cột cờ, đá hiện còn. Miếu Tuyên Nghĩa ở phía trên bờ, tính danh không rõ. Trong thành có kho chứa của, trâu đằm trong ao có tiền dính vào lông.

Cửa Khả Lưu: ở xã Mạc Điền huyện Nam Đàn, nơi 2 dòng sông Thanh Hải(1), (青海) Hội Lâm (會林) gặp nhau. Hai bên tả, hữu ngạn núi cao rừng rậm rất hiểm trở. Lê Thái Tổ cùng quân Minh giao công tại đây. Cửa ải này có đặt trạm tuần ty thu thuế, cửa sông cạn mà hẹp, hữu ngạn núi đá, tả ngạn bằng phẳng.        

Hồ Cương: ở xã Cao Tuyền (Thanh Cao) có miếu thờ Tấn quận công Trịnh Mô, họ Nguyễn Cảnh, người La Sơn Nam Đường, đốc chư tướng đánh nhau với Nguyễn Quyện, từng lập nhiều chiến công, nhưng về sau trúng kế Nguyễn Quyện, toàn tiết bất khuất, Hồ Cương có miếu thờ (tr39b).

 Hải Thủy sơn: ở xã Thanh Tuyền, Bùi Ảm Chương tới thăm có thơ "Sương vũ phi vi điểm tuyết sa / Xuân chi xuân thụ điệt giao gia.

Sơn du kính hiệp tài thông mã/ Lộ tiển hành nhân sổ kiến hoa" (trích).

Bài này, trong Nghệ An thi tập Quyển I, có tiêu đề: "Mộ xuân vũ trung du Thanh Băng sơn".

Sài Sơn: ở xã Nỗn Liệu Nam Đường, có chùa Đại Tuệ phong cảnh u tịch.

Am Viện sơn: ở xã Vân Đồn, gần Sài Sơn, trên có Thiền viện. Thế núi quanh co như trúc uốn.

Thúy viện: ở thôn Bụt Đà xã Phạt Kệ Nam Đường, trên núi có chùa (tr40b) cổ. Bên ngoài, phố chợ cư dân đông đúc. Bên kia bờ, hàng ngàn ngọn núi một màu xanh thẳm.

 Núi Nghĩa Liệt: ở xã Nghĩa Trang huyện Hưng Nguyên, trên có chùa An Quốc.

Phủ Hà Hoa gồm 2 huyện: Huyện Thạch Hà: 7 tổng = 42 xã, 1 thôn, 1 sở, 3 trại; Huyện Kỳ Hoa: 6 tổng = 37 xã, 10 thôn.

Phủ Hà Hoa ở phía Tây, tiếp giáp địa phận Thuận Hóa. Huyện Thạch Hà ở phía Bắc giáp Thiên Lộc; Kỳ Hoa phía Nam giáp châu Bố Chính. Ven núi hai huyện sát biển quanh co khoáng đạt. Xã Hà Trung, Kỳ Hoa, thời Lê đặt đồn trấn ở đây. Về phong cảnh có suối Việt Đông. Bên trái trấn thành, một dải sườn đồi thoai thoải, động ải cùng trấn sơn nối liền bên hốc đá suối Dọng Sơn trong xanh chảy xiết.

 Phủ này có nhiều thủy sản ngon ngọt và là nơi núi sông nhiều thắng tích như: Núi Bàn Độ, núi Thiên Cầm, núi Cao Vọng, cửa Vũng Áng. Còn phải kể đến xã Hoằng Hóa, Kỳ Hoa giới hạn cực nam của nước ta cùng nhóm dân ít người (41a). Vào mùa hè gió nam thổi nóng như lửa. Phía Đông giáp châu Bố Chính có khe Mộc Miên phân giới, phía Tây là Kỳ Hoa, phía Đông là Bố Chính. Vùng này dùng 2 con trâu kéo cày. Sản vật có: tê giác, chim sẻ, đồi mồi, trầm hương, tử đằng,... trúc hóa long. Về văn học khoa mục thì Thạch Hà nhiều hơn.

Bàn Độ sơn: ở bên trái cửa biển Kỳ Hoa, trên có đầm nước. Tương truyền, có tiên nữ về ngồi chơi trên tảng đá giữa đầm.

Núi Thiên Cầm: tại Kỳ Hoa. Tương truyền, Hùng Vương thường du ngoạn nơi đây, nghe tiếng sáo trời kêu, nhân đó đặt tên Thiên Cầm    (天琴), đàn trời. Về sau, Hồ Qúy Ly bị nhà Minh bắt tại cửa biển Kỳ La, nhân đó mới đổi chữ "cầm" bộ "thủ" (天扲) có nghĩa: "Trời bắt".

Núi Cao Vọng: Tại trấn thành, là một cửa trông ra biển cả. Xưa Hồ Qúy Ly, Hồ Hán Thương chạy ra tới đây, bị tướng nhà Minh bắt.

 Cửa Vũng Áng: Tại cửa biển Kỳ Hoa có đền thờ Chế Thắng phu nhân. Thời Trần Duệ Tông nam chinh đến Kỳ Hoa bị trở gió (không giăng buồm được). Đêm mộng thấy một người xưng là thủy thần xin tặng một người con gái. Nhà vua tỉnh dậy kể lại cho quan quân tả hữu. Nghe vậy, phu nhân bèn xin tuân lệnh bề trên, ngồi trên mâm vàng đưa xuống thủy thần. Thuyền liền tiến được. Sau về, nhân đó lập đền thờ (42a).

Châu Bố Chính: 3 tổng: Thuận Lễ - Thuận An - Thuận Vĩnh.

Châu Bố Chính ở phía Nam huyện Kỳ Hoa cùng liền với dãy Hoành Sơn đến bờ biển. Nghệ An Thuận Hóa giới cân bởi Linh Hà, từ đó lấy phía Bắc là  Bác Bố Chính do Nghệ An kiêm lý. Nam Bố Chính thuộc Thuận Hóa. Bắc Bố Chính thường phát đại khoa, lại có nhiều đặc sản như xã Tiên Lễ có Nhân Sâm (42b).

Núi Ma Cô: tại cửa biển Di Luân. Tục truyền, tiên Ma Cô thường tới đây.

Phủ Trà Lân 4 huyện: Huyện Kỳ Sơn: 19 động; Huyện Tương Dương: 7 động, 1 thôn; Huyện Vĩnh Khang: 8 động; Huyện Phú Ninh: 5 động. 

Trà Lân ở về phía Tây Bắc Nghệ An, Bắc giáp Ai Lao, Tây sát Thanh Chương. Thời Trần gọi là Mật Châu, gồm 4 huyện, tục gọi Tứ Lân. Thời Trần Minh Tông (1314-1329) thân chinh Ai Lao, khi tới Tương Dương, hạ chiếu cho Nguyễn Trung Ngạn mài đá tạc bài ký ghi công, nay hiện còn ở  xã Trầm Hương, núi lèn sầm uất. Đây là nơi xưa người nhà Trần xây thành ở đây, phía Nam sông Cả, tục gọi Thành Nam. Buổi đầu Trung Hưng, Phùng (tr43b) Khắc Khoan bị khiển, ở đây, hiện còn di chỉ.

Phủ Qùy Châu 2 huyện: Huyện Trung Sơn: 16 động; Huyện Thúy Vân: 33 động.

Phủ Ngọc Ma 1 châu: Châu Anh Bản 12 động.

Hai phủ Qùy Châu, Ngọc Ma ở miền Tây Nghệ An, hang động núi rừng liền với Ai Lao (tr44a). Dân cư nửa ở động núi, nửa ở ven ruộng. Họ không dùng cày bừa mà dùng trâu xéo nát ruộng thành bùn gieo mạ xuống.

Phủ Lâm An 1 châu: Châu Qùy Hợp 12 động, 8 sách.

Lâm An xưa là đất Bồn Man, phụ thuộc Ai Lao. Thời Lê Thái Tổ khai quốc về trước đều tiến cống. Thời Nhân Tông, Thái Hoa năm thứ 2 (1444) tiến cống 1 cặp voi, sau đổi Qùy Hợp. Ở đây có nhiều đá hoa (tr44b).

    Phủ Trấn Ninh: 7 huyện: Huyện Kim Sơn: 12 động; Huyện Thanh Vị: 10 động; Huyện Cảnh Lượng: 14 động; Huyện Quang Vinh: 6 động; Huyện Minh Quảng: 9 động; Huyện Quang Lang: 9 động; Huyện Trung Thuận: 10 động.

Phủ Trấn Ninh, tức Cổ Man Bồn, nay gọi Mang Bồn. Đầu thời Lê, Cầm Công chiếm cứ chống mệnh. Dưới thời Hồng Đức (1470 - 1497) (tr45a) vua thân chinh phân hoạch đặt địa danh là phủ Trấn Ninh. Hơn ba trăm năm sau, viên cống chức bỏ trễ, tù trưởng Lô Sầm thay thế giữ chức Mán trưởng, cai quản quận (này) thông đến địa phận Ai Lao, nơi đất rộng người đông. (Từ đó Lư) bèn xây cung thất sở cứ Trình Quang, nơi hai bên khe suối, bốn mặt núi động, phía Nam trông ra Sông Sầm, Bắc dựa Khánh Đát, Đông giáp Bồ Chung Đình, Tây thông Chung Vong…

Cuối thời Vĩnh Hựu (1736 - 1740) Lê Duy Mật và người con thứ 10 của Dụ Tông xuất bôn tới Hoa Thạch Thành, chiếm cứ. Vào những năm đầu đời Cảnh Hưng (1749 - 1780) nhân trong nước nhiều việc rối ren, Tù trưởng hiệp cùng bọn thương lái, thổ binh miền thượng du Thanh Chương tao động, từ Cổ Lũng chạy lên chiếm cứ lầu vua, nơi hiểm yếu, tự thủ.

Minh Vương (Trịnh Doanh) chọn đội quân tinh nhuệ ở căn cứ địa đánh dẹp (tr45b), bèn lệnh cho Vực quận công Đàm Xuân Vực, Tán lý Xuân Nhạc hầu Nguyễn Nghiễm hợp 3 đạo quân quan tiến vào tập kích quét sạch sào huyệt lầu vua. Mật cùng vợ con và hơn 200 tàn quân lưu lạc tại Ai Lao lấy Trấn Ninh, nơi, đất tốt dân đông làm đất dụng võ, tụ hợp nhiều đảng nhóm  yểm tập Lư Sầm Hương cầm cự, đặt cung thất nội ngoại phủ treo cờ hiệu và  đặt máy bắn đá     ( = pháo) cố thủ khống chế một vùng  gồm các bản mường từ Lào đến các bản ven Hưng Hóa đến 7 tổng Trà Qùy hơn 10 năm.

Mãi tới cuối thời Lê, Tịnh vương (Trịnh Sâm) thân chinh lệnh cho Đốc soái Nghệ An Đoan quận công Bùi Thế Đạt; Đốc lịnh Thanh Hoa Nguyễn (tr46a) Phan; Đốc trấn Hưng Hóa Hoàng Đình Thể, ba quân binh mã cùng tiến. Đạo Nghệ An xuất phát từ Sa Hà, đạo Hưng Hóa từ Thanh Châu Phù Hoa tiến, đánh mấy trận thế giặc bị bẻ gãy và tiêu diệt gọn, báo tin thắng trận. Ngày 16 tháng 10, thừa thắng lấy đường đến Trấn Ninh, dò được một lối từ châu Khang Chính do Trịnh Ban mà tiến qua Nậm Ba đến Lào, 14 ngày đến động Trình Khâm qua mường Đán Hồ không còn đồn ngụy nào. Hai tháng sau, đến đạo Trình Quang, đường sá không còn hiểm trở, nơi nơi đều có  dân ấp lương thực. Nhân đó, dâng khải xin tiến quân. Ngày 25 tháng giêng năm sau, mới vây quanh vùng núi Trấn Ninh gồm 3 tháng 10 ngày.

Ngày 10 tháng 3 năm ấy, quân thứ Nghệ An đóng quân tại ngã ba sông, nơi, xưa có "Đền thờ Trần triều Nghệ An lưu thủ Lam Quốc" quyền nghi thác trí diêm trương (thăm dò khai thác Mỏ muối) (此處舊有陳朝乂安留守藍國祠). Ngày 3 tháng 10, lấy xứ ấy (46b). Hỏi thăm thổ dân theo đường tắt rẽ sang bên trái đến Mường Típ vượt qua núi Siển, núi Nưa đến Kiệm Tốn, từ đó đến đồn ngụy Trình Quang. Thổ dân đi mãi tới canh năm, đường gần mà dễ đi như vào chốn không người, bèn chỉnh đốn hàng ngũ hành quân.

 Tháng 11, đội quân Hưng Hóa đến Mai Châu, qua Nậm Hôn (địa phận Hưng Hóa) đến biên giới Trấn Ninh qua Lào đến Mường Cánh cùng quan binh tiền sai trú quân tại đó rồi tuyên cáo uy đức triều đình cho tù trưởng và dân sở tại rõ và thôi bắt bớ, phục dịch, cung ứng lương thực. Ngày Mồng một tháng 12, đạo quân Nghệ An đóng tại Cửa Đà (tr47a) quét sạch giặc. Thế giặc suy sụp không chống cự nữa.

 Mùa xuân năm Canh Dần (1770) 2 đạo quân Thanh Nghệ công phá ổ giặc cuối cùng. Ngày 25, Duy Mật tự tử, giao Trấn Ninh cho Cầm Uẩn, chắt của Cựu đà Cầm Hương, quản lý phủ sự phủ dụ dân lưu tán nối lại lệ cúng nộp như trước. Từ ấy vùng biên bỉ an ninh (47b).

 

Chú thích

1. Thanh Hải, chắc là khắc chữ nhầm, đáng ra là Thanh giang (một tên khác của Lam giang - BVC).

 

Tác giả bài viết: IMG 8974

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây