Thực trạng về nuôi biển, những khó khăn, tồn tại, bất cập về nuôi biển tại Nghệ An
Nghệ An là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, nằm trong vùng ...
Nghệ An là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Có bờ biển dài trên 82 km, hải phận rộng 4.329 hải lý vuông mặt nước do địa phương quản lý; dọc bờ biển có 6 cửa lạch, vùng biển có đảo Ngư, đảo Mắt và đảo Lan Châu. Diện tích tiềm năng có thể nuôi trồng thuỷ sản trên toàn tỉnh là 62.549 ha, trong đó: nuôi nước ngọt 57.377 ha, nuôi mặn lợ 3.872 ha (nuôi bãi triều 700 ha).
Sản xuất giống mặn, lợ có những biến chuyển tốt về quy trình sản xuất, tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay trên địa bàn đã làm chủ công nghệ sản xuất, ương dưỡng giống các loại như: Tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cua, hàu, ngao và cá vược, hồng, mú, chim… dần đưa Nghệ An trở thành trung tâm sản xuất các loại giống thủy sản của khu vực Bắc Miền Trung và các tỉnh phía Bắc.
Năm 2021, số lượng sản xuất, ương dưỡng giống tôm thẻ chân trắng của Nghệ An đạt 2.216 triệu con bằng 116,75% so năm 2020; tôm Sú giống: số lượng sản xuất, ương dưỡng năm 2021 đạt 241 triệu bằng 114,22% so năm 2020. Số lượng giống khác: Ngao giống 1,2 tỷ con; Cua giống đạt 15 triệu con; Hàu giống 4 triệu con; cá 1 triệu con; ốc Hương 1,5 triệu con.[i-[1] [T2] 9 tháng năm 2022, số lượng sản xuất, ương dưỡng giống tôm thẻ chân trắng đạt 2.208 triệu con bằng 106,77% so cùng kỳ năm 2021; tôm Sú giống: số lượng sản xuất, ương dưỡng đạt 200 triệu bằng 82,99% so cùng kỳ năm 2021.Số lượng giống khác: Ngao cám 1,2 tỷ con; Cua giống đạt 15 triệu con; Cá 1,5 triệu con.[i-[3]
Về nuôi lồng biển, thời gian từ năm 2012 - 2016, Phân viện nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ đã triển khai nuôi 10 lồng thể tích bình quân từ 200 - 300 m3 ở Đảo Ngư đạt hiệu quả tốt, tuy nhiên hiện nay đã dừng hoạt động do nằm trong vùng quy hoạch Du lịch. Tại vùng biển Quỳnh Lập - TX. Hoàng Mai, Dự án FSPS II đã hỗ trợ xây dựng 02 lồng công nghệ Na Uy với thể tích bình quân 2.000 m3/lồng để triển khai nuôi cá biển nhưng thời gian nuôi chỉ được 1-2 năm do lồng nuôi nằm trong vùng biển hở, chịu tác động sóng gió làm xô giạt lồng nuôi, mặt khác quy trình nuôi ngoài biển xa chưa phù hợp với việc tổ chức quản lý, sản xuất của hộ gia đình. Hiện nay, hoạt động nuôi lồng trên biển ở Nghệ An đang tạm dừng, chưa phát triển, tính tại thời điểm này chưa có lồng nuôi trên biển xa.
Năm 2021, diện tích thả nuôi Nuôi ngao bãi triều toàn tỉnh đạt 157 ha, bằng 97,51% so năm 2020; sản lượng đạt trên 4.058 tấn, bằng 100,74% so năm 2020; 9 tháng năm 2022 diện tích nuôi đạt 157 ha. Mật độ thả nuôi bình quân 200 con/m2. Tình hình nuôi ngao bãi triều trong các năm gần đây năm nay tương đối thuận lợi: Ngao phát triển tốt, tình hình bệnh ít xảy ra. Trình độ kỹ thuật và ý thức về bảo vệ môi trường, nguồn lợi người dân từng bước được nâng cao.
Năm 2021, toàn tỉnh có 1.111 ô lồng nuôi cá biển (kích cỡ 15-30m3/ ô lồng) với các đối tượng như cá Vược, cá Hồng Mỹ, cá Mú, cá Chim,... sản lượng 626 tấn, năng suất bình quân 25/kg/m3. Trong 9 tháng năm 2022 số ô lồng đưa vào nuôi là 1.055 lồng.
Nuôi tôm nước lợ ven biển ngày càng được đầu tư theo hướng thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất. Công tác ứng dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao vào nuôi trồng ngày càng được quan tâm và có những bước phát triển tốt. Hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm. Năm 2021: diện tích nuôi đạt 2.400 ha bằng 103,00% so cùng kỳ năm 2020; đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ chân trắng. đạt 10.137 [i-[4] tấn bằng 131,02% so cùng kỳ năm 2020, tính theo mặt nước nuôi năng suất bình quân toàn tỉnh là 4,2 tấn/ha. Một số mô hình điển hình đạt năng suất đạt từ 9 - 15 tấn/ha.
Tuy nhiên, về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật, tổ chức sản xuất nuôi lồng trên biển chưa phát triển, do đặc điểm vùng biển Nghệ An là biển hở, chịu nhiều ảnh hưởng của gió bão; mặt khác người dân thiếu vốn để đầu tư nên chưa tiếp cận được công nghệ nuôi lồng biển hở, thị trường đầu ra sản phẩm chưa ổn định, chưa xây dựng được liên kết theo chuỗi giá trị và chưa có mô hình nuôi biển phù hợp; bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này cũng còn hạn chế, nhất là công tác lập, quản lý, thực hiện quy hoạch./.
Xuân Hồng