Một số nguyên tắc cần thực hiện trong chăn nuôi hữu cơ

Chủ nhật - 30/10/2022 22:26 0
Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khoẻ con người, dựa vào các chu trình sinh thái, đa dạng sinh học thích ứng với điều kiện tự nhiên, không xử dụng các yếu tố gây tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái; là sự kết hợp kỹ thuật truyền thống và tiến bộ khoa học để làm lợi cho môi trường chung, tạo mối quan hệ công bằng và cuộc sống cân bằng cho mọi đối tượng trong hệ sinh thái. Ngành chăn nuôi đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng chăn nuôi hữu cơ an toàn, vừa đảm bảo việc tăng năng suất, sản lượng, vừa giải quyết bài toán hạn chế những yếu tố bất lợi với sức khỏe con người, có hại đến môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu trong chăn nuôi.
Nghệ An sở hữu tổng đàn gia súc, gia cầm tốp đầu cả nước, Nghệ An phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Với tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, hệ thống các loại vật nuôi rất đa dạng. Số liệu thống kê năm 2021 cho thấy tổng đàn trâu, bò ước đạt 778.000 con; đàn lợn 1.000.000 con; gia cầm 30.000.000 con; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 270.000 tấn; sản lượng sữa bò tươi 250.000 tấn; trứng 642.000 nghìn quả… Việc áp dụng chăn nuôi hữu cơ vào chăn nuôi được tỉnh chú trọng triển khai.

Chăn nuôi hữu cơ là một phần trong nông nghiệp hữu cơ, đây là hình thức chăn nuôi chủ yếu sử dụng các nguồn thức ăn tự nhiên, thức ăn hữu cơ không ít hơn 90 % (tính theo khối lượng chất khô) đối với các loài nhai lại và không ít hơn 80 % (tính theo khối lượng chất khô) đối với các loài không nhai lại. Quá trình chăn nuôi hữu cơ không sử dụng thức ăn có thành phần biến đổi gen, thức ăn tăng trọng, kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi. Đồng thời, chăn nuôi theo hướng hữa cơ nhằm giảm nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và hướng đến phát triển chăn nuôi bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái. Như vậy, chăn nuôi không đáp ứng tiêu chuẩn hữu cơ, không đảm bảo phúc lợi động vật, không đủ diện tích nuôi và không sử dụng nguồn thức ăn hữu cơ sẽ tách biệt với khu chăn nuôi hữu cơ. Phải trải qua quá trình chuyển đổi hữu cơ đồng thời vật nuôi và đồng cỏ hoặc đất đai.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một trong những hướng đi hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững, giảm nguy hại đến môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Có thể khẳng định, chăn nuôi hữu cơ là xu thế phát triển tất yếu, hướng tới nền chăn nuôi an toàn và bềnh vững. Vì thị trường tiêu dùng hiện nay đang cực kỳ quan tâm đến thực phẩm sạch, an toàn, chất lượng sản phẩm cao và thân thiện với môi trường.

Để chăn nuôi hữu cơ đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững cần thực hiện một số vấn đề sau:
1. Một số nguyên tắc chung
- Nguyên tắc sức khỏe: Cần duy trì và nâng cao sức khỏe của đất, thực vật, động vật, con người và trái đất như một thực thể thống nhất, trọn vẹn, không tách rời.
- Nguyên tắc sinh thái: Cần dựa trên các hệ sinh thái sống và các chu trình tự nhiên, vận hành phù hợp với chúng, tuân thủ các quy tắc của chúng và giúp bảo vệ tính toàn vẹn và hài hòa của chúng.
- Nguyên tắc công bằng: Cần xây dựng trên các mối quan hệ đảm bảo tính công bằng đối với môi trường chung và đảm bảo cơ hội sống cho mọi sinh vật.
- Nguyên tắc cẩn trọng: Cần được quản lý một cách thận trọng và có trách nhiệm để bảo vệ sức khỏe và phúc lợi của các thế hệ hiện tại, tương lai và của môi trường.
2. Một số nguyên tắc cụ thể trong chăn nuôi hữu cơ
- Duy trì và tăng cường độ phì của đất tự nhiên, sự ổn định và độ tơi xốp, chống xói mòn đất.
- Giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo và các vật tư, nguyên liệu đầu vào không có nguồn gốc nông nghiệp.
- Tái chế các chất thải, phụ phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật làm nguyên liệu đầu vào cho chăn nuôi.
- Tính đến cân bằng sinh thái tại khu vực sản xuất.
- Duy trì sức khoẻ động vật, khuyến khích bảo vệ miễn dịch tự nhiên của động vật cũng như lựa chọn giống vật nuôi và phương thức nuôi thích hợp.
- Sử dụng thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu canh tác hữu cơ, nếu sử dụng thành phần không có nguồn gốc nông nghiệp thì phải có nguồn gốc thiên nhiên.
- Áp dụng các kỹ thuật, quản lý trong chăn nuôi theo phương thức đảm bảo điều kiện phù hợp với sinh lý, tập tính tự nhiên, sự sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, đảm bảo các mối quan hệ giữa vật nuôi, con người, tất cả các mối liên quan khác, đặc biệt là môi trường và hệ sinh thái.
Liên Hương

  Ý kiến bạn đọc

5k
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập212
  • Hôm nay9,006
  • Tháng hiện tại91,473
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây