Yên Thành chú trọng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống
1. Tiếp tục theo dõi, duy trì nhân rộng các dự án, mô hình đã triển khai có hiệu quả các năm trước
UBND huyện đã thực hiện các dự án như: Xây dựng nhãn mô hình quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Gà vườn rừng Yên Thành"; Xây dựng mô hình trồng nấm linh chi trên thân gỗ tại huyện Yên Thành, quy mô 1.500 bầu; Xây dựng Nhãn hiệu chứng nhận “Gà vườn rừng Yên Thành”; tiếp tục triển khai thực hiện việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận "mật ong Yên Thành"; Mô hình quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Gà vườn rừng Yên Thành" năm 2020. Thực hiện mô hình quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Gà vườn rừng Yên Thành": Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng sản xuất, kinh doanh; hiện trạng sử dụng và quản lý nhãn hiệu; xây dựng mô hình quản lý và phát triển nhãn hiệu; tập huấn triển khai thực hiện mô hình quản lý và phát triển nhãn hiệu; in được 120.000 tem chân gà, 50 áo ghi lê và 50 mũ bảo hiểm có in chữ NHCN. Mô hình trồng nấm linh chi trên thân gỗ tại thị trấn Yên Thành, quy mô 1.500 bầu năm 2020; Thực hiện mô hình trồng nấm linh chi trên thân gỗ tại huyện Yên Thành: đã tiến hành cấy 5000 bầu nấm linh chi. Sau 10 ngày cấy nấm có 3000 bầu nấm đạt yêu cầu, không bị nhiễm và đã bắt đầu bung sợi nấm từ cấp 2 sang cấp 3.
2. Xây dựng các dự án, mô hình bằng nguồn kinh phí sự nghiệp KHCN tỉnh năm 2021
Xây dựng mô hình nuôi ốc bươu đen thương phẩm tại xã Phú Thành, huyện Yên Thành, quy mô 3.000m2. Thực hiện mô hình nuôi ốc bươu đen thương phẩm tại xã Phú Thành, huyện Yên Thành, quy mô 3.000 m2, trong đó diện tích nuôi trong bể lót bạt: 60m2 và diện tích nuôi trong ao đất 2.940 m2. Kết quả: Tỷ lệ sống trong ao đất đạt 75%, trong bể lót bạt đạt 70%; năng suất đạt 18,7 tấn/ha/vụ; sản lượng thu được 5.600 kg/3.000 m2/vụ. Chất lượng ốc bươu đen nuôi đảm bảo sinh trưởng trong môi trường tự nhiên và không bị lai với giống ốc bươu vàng, nên được nhiều người chọn mua. Để có đủ lượng ốc bươu đen thương phẩm và ốc bươu đen giống cung ứng ra thị trường, chủ trang trại đang ấp ủ dự định sẽ mời một số hộ gia đình có chung niềm đam mê với mình cùng lập nên Tổ hợp tác để nhân giống nuôi ốc bươu đen. Mô hình nuôi ốc bươu đen đã phát triển được khoảng 02 năm, toàn bộ quá trình sinh trưởng của loài ốc này hoàn toàn tự nhiên. Do vậy, không phải tốn nhiều chi phí, công chăm sóc cũng đơn giản, đòi hỏi phải siêng năng kiểm tra, theo dõi không để ốc bươu vàng xâm nhập làm ảnh hưởng đến chất lượng ốc bươu đen. Có thời điểm, nguồn ốc bươu đen không đủ cung ứng ra thị trường, do vậy khả năng nhân rộng mô hình tại địa phương và cùng nhau lập nên một Tổ hợp tác trong nuôi ốc bươu đen là rất khả quan để nhiều hộ dân tham gia, có thể đảm bảo đủ số lượng ốc theo yêu cầu thị trường; đồng thời, góp phần xây dựng nên thương hiệu ốc bươu đen của địa phương. Kết quả, mô hình được xây dựng đem lại kết quả cao góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện, đem lại thu nhập cho người dân, có thể nhân rộng cho nhưng năm tiếp theo trên địa bàn huyện
3. Mô hình từ nguồn ngân sách huyện và nguồn kinh phí khác:
Mô hình ứng dụng KHCN từ nguồn kinh phí cấp qua Phòng Nông nghiệp& phát triển nông thôn. Lĩnh vực trồng trọt: Các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tiếp tục được đưa vào sản xuất diện tích lúa chất lượng đưa vào sản xuất là 11.237,6 ha trong đó lúa chất lượng cao là 5822,3ha, các giống lúa chất lượng như: lúa Thái Xuyên 111, TBR 225, Bắc Thơm 7…; diện tích ngô chuyển đổi gen là 106ha. Ngoài ra các giống rau màu mới cho hiệu quả kinh tế cao như dưa chuột bao tử, dưa lưới, dưa kim hoàng hậu…cũng tiếp tục được đưa vào sản xuất.
Nhiều diện tích cây trồng tiếp tục được ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như quy trình sản xuất lúa theo phương pháp cải tiến SRI(hơn 174,3 ha); ướng dụng công nghệ tưới tiết kiệm trên cây ăn quả như cam, bưởi, cây rau(hơn 40ha được ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm); công nghệ sản xuất an toàn, công nghệ trồng cây trong nhà màng, nhà lưới. Hiện nay toàn huyện đã xây dựng được 19 nhà lưới với diện tích hơn 30.000m2, các nhà lưới bước đầu đã đi vào hoạt động bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Một số loại cây trồng được ứng dụng các quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGap trên cây Cam ở các xã Minh Thành, Đồng Thành; tiêu chuẩn Global Gap trên cây Cam ở Đồng Thành; VietGap trên cây rau, dưa lưới tại các xã Bảo Thành, Tân Thành; VietGap trên nấm tại Thị Trấn, Sơn Thành…
Đã triển khai xây dựng 23 mô hình sản xuất lúa ở 21 xã với tổng diện tích gần 1.700 h, trong đó có 17 mô hình(960h) liên kết sản xuất và tiêu thị sản phẩm; 04 mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tập trung ở các xã: Đức Thành(154ha), Văn Thành(182 ha), Khánh Thành(80ha), Hợp Thành(182ha), Xuân Thành(105ha), Công Thành(162ha)… ngoài ra còn có các mô hình như Ngô chuyển gen, khoai tây, rau trồng trong nhà lưới, nhà màng…
Liên kết trong sản xuất: Liên kết trong sản xuất tiếp tục được duy trì, diện tích liên kết là 1.411,1 ha trong đó hơn 355 ha lúa giống, diện tích liên kết ngô và rau màu là 185,7 ha. Các công ty hợp đồng bao tiêu sản phẩm trong những năm gần đây như: Công ty giống cây trồng Thái Bình, Công ty vật tư Nông nghiệp Nghệ An, Công ty Giống cây trồng Trung Ương, Công ty Công Nông nghiệp Thái Bình, Công ty INAD thuộc tập đoàn TH, Công ty Khang Long, trại bò Nghi Lâm, Công ty thực phẩm sạch BibiGreen,…
Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh, các mô hình áp dụng cơ giới hóa từ khâu gieo cấy đến thu hoạch và sơ chế tại xã Thọ Thành, Liên Thành, Công Thành,... diện tích ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu ra mạ đến khâu gieo cấy là hơn 655 ha.
Bảo quản, sơ chế và chế biến: Ứng dụng công nghệ trong bảo quản chế biến mới chỉ dừng lại ở khâu sơ chế như công nghệ sấy lúa (HTX Thọ Thành, HTX Quyết Tiến, Quyết Thắng xã Công Thành, ...), công nghệ sấy, chế biến tinh nghệ (Sản phẩm tinh bột nghệ Quang Thành là một trong những sản phẩm đã đạt OCOP 3 sao); công nghệ sơ chế cà gai leo (Tân Thành), ...
Đối với lĩnh vực chăn nuôi: Nhiều trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao về hệ thống máng ăn, máng uống tự động, xử lý chất thải, đầu tư hệ thống làm mát, sưởi ấm chuồng trại như công ty TNHH Thành Đô với quy mô 2.800 con lợn nái, trang trại ông Lê Công Chất xã Khánh Thành với quy mô 1.000 con lợn thịt, trang trại ông Lê Công Điền xã Đại Thành với quy mô 700 con lợn, trang trại ông Lê Văn Hưng xã Tiến Thành với quy mô 12.000 con gà, ông Nguyễn Viết Tư xã Quang Thành với quy mô 7.000 con gà,...
Mô hình ứng dụng từ nguồn kinh phí khác nhau phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện xây dựng; Mô hình khuyến nông cấp huyện nguồn nghị định 62/2019/NĐ-CP vụ Hè Thu 2021( có biểu 1 kèm theo). Mô hình khuyến nông cấp huyện nguồn nghị định 62/2019/NĐ-CP vụ Xuân 2021( có biểu 2 kèm theo).
Mô hình phối kết hợp:
Về ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính nhà nước, triển khai chuyển đổi từ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 sang phiên bản TCVN ISO 9001-2015 tại cơ quan HĐND- UBND huyện. Tiếp tục duy trì ứng dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành vnptioffice.vn ở chính quyền huyện và các xã, thị trấn, tứng bước xây dựng chính quyền điện tử. Tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động chuyên môn và hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sử dụng internet, cổng thông tin điện tử trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, sản xuất, kinh doanh và phục vụ nâng cao đời sống của nhân dân.
Nhìn chung các phương thức đưa thông tin KHCN về cơ sở đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giúp người nông dân trong việc tiếp nhận và ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống. Các mô hình được xây dựng đem lại kết quả cao góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện, đem lại thu nhập cho người dân, nhằm để nhân rộng cho nhưng năm tiếp theo trên địa bàn huyện
Tác giả bài viết: Nguyễn Thanh Hà