Vi khuẩn biến đổi gen sản sinh amoniac có thể thay thế phân bón cây trồng

Thứ năm - 17/03/2022 22:48 0

Amoniac thường được sử dụng làm phân bón cho cây trồng thương mại, có thể gây ô nhiễm nguồn nước khi được thải loại. Tuy nhiên, nghiên cứu mới của trường Đại học Washington cho thấy vi khuẩn biến đổi gen có thể thay thế các loại phân bón từ amoniac.

Nhóm nghiên cứu của PGS. Florence Mus đã biến đổi gen các chủng vi khuẩn mới trong đất có tên là Azotobacter vinelandii. Mặc dù các vi khuẩn đã được biết đến có khả năng chuyển đổi khí nitơ xung quanh thành amoniac, nhưng các chủng khuẩn mới có thể sản sinh và bài tiết amoniac theo cách ổn định ở nồng độ cao hơn nhiều, mà không bị tác động của điều kiện môi trường. Trong các thử nghiệm tại lab, khi vi khuẩn A. Nholandii đã biến đổi, được bón cho cây lúa đang sinh trưởng, cây lúa hấp thụ amoniac do vi khuẩn tạo ra.

Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu tạo ra thêm các loại vi khuẩn A. vinelandii với khả năng sản sinh amoniac với tốc độ khác nhau. Các chủng đó sẽ được sử dụng trên các loại cây trồng cụ thể, dựa vào nhu cầu amoniac của cây trồng. Theo đó đảm bảo cây trồng sẽ sử dụng hết amoniac. Như vậy sẽ không còn amoniac dư thừa thoải loại từ đất và đi vào các đường nước gần đó. Ngoài ra, người nông dân sẽ không trả tiền để sử dụng thêm lượng phân bón thậm chí không cần thiết.

PGS. Mus cho rằng: “Việc sử dụng rộng rãi các loại phân bón sinh học này trong ngành nông nghiệp sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cung cấp các phương thức bền vững để quản lý chu trình nitơ trong đất, làm giảm chi phí sản xuất và tăng tỷ suất lợi nhuận cho nông dân và tăng cường sản xuất lương thực bền vững bằng cách cải thiện độ phì nhiêu của đất”.

Nghiên cứu mới đây đã được công bố trên tạp chí Applied and Environmental Microbiology.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây