Nghĩa Đàn nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống
Thứ bảy - 29/01/2022 22:041430
Trong những năm qua, Nghĩa Đàn là một trong những đơn vị chú trọng ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống. Huyện chủ động đặt ra mục tiêu nhiệm vụ và các giải pháp phát triển KH&CN đúng hướng, phù hợp với từng giai đoạn, trở thành động lực, nguồn lực phục vụ đắc lực, có hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêuphát triển và tăng trưởng kinh tế của huyện. Giai đoạn 2015- 2020 hoạt động khoa học công nghệ huyện Nghĩa Đàn có nhiều chuyển biến tích cực, đã từng bước tập trung được trí tuệ của các thành viên hội đồng KHCN, lãnh đạo các địa phương, các hợp tác xã tham gia vào các hoạt động tư vấn, chủ trì thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn như: xây dựng nhãn hiệu tập thể mật mía làng Găng moohifnh thâm canh bưởi ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, mô hình nhãn hiệu tập thể Bơ Nghĩa Đàn, mô hình cải tiến dây chuyền chế biến mật tại HTX làng nghề chiế biến mật mía làng Găng. Từ các mô hình này, hàng năm, huyện Nghĩa Đàn đã xây đựng được từ 15-20 mô hình ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất và đời sống, đem lại năng suất và thu nhập cho người dân như: mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh do Hội nông dân huyện triển khai tại các xã; mô hình trồng cây cam áp dụng khoa học công nghệ và công nghệ cao trong sản xuất Cam theo hướng VietGap tại HTX Nông nghiệp cây ăn quả 1/5; Mô hình sản xuất ổi theo tiêu chuẩn VietGap; mô hình trồng Ngô cho gia súc của HTX Cờ đỏ Nghĩa Thịnh; mô hình nuôi gà đẻ trứng bằng công công nghệ nuôi chuồng lạnh ở Nghĩa Sơn; nuôi lươn không ùn ở Nghĩa Thọ…Tại đây các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các nhà khoa học đã có những gợi ý cho các thành viên Hội đồng KHNC huyện, lãnh đạo các địa phương, các HTX về xây dựng mô hình ứng dụng, chuyển giao KH&CN, tổ chức quản lý, phát triển thị trường theo chuỗi giá trị hàng hóa có sự tham gia, liên kết giữa các nhà. Thông qua các hoạt động ứng dụng tiến bộ Khoa học & Công nghệ vào sản xuất và đời sống đã đã tạo ra những sản phẩm nông sản đặc trưng có thương hiệu như: Bơ Nghĩa Đàn, ổi Nghĩa Đàn, Mật mía làng Găng, Dầu sở .... Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đến nay toàn huyện Nghĩa Đàn đã có 03 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên, 01 sản phẩm 4 sao; 02 sản phẩm được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Đã hình thành thành các vùng liên kết sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Mô hình trồng Ngô cho gia súc của HTX Cờ Đỏ Nghĩa Thịnh: Quy mô khoảng 70ha (thời gian 3 tháng/1 vụ) , mỗi năm 3 vụ, sản lượng mỗi năm 8.400 tấn, doanh thu khoảng 7,5 tỷ đồng/năm (trung bình 108 triệu đồng/1 ha/ 1năm); Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao của HTX nông nghiệp công nghệ cao Hậu Nguyên (xã Nghĩa An): Diện tích nhà lưới khoảng 7.000m2/ sản lượng mỗi năm là 50,4 tấn sản phẩm/năm (mỗi năm trồng 3 vụ), doanh thu mỗi năm 2,5 tỷ đồng. Đồng thời hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn như: Vùng trồng cỏ, cây nguyên liệu cho thức ăn gia súc (Công ty cổ phần chuỗi thực phẩm sữa TH); vùng nguyên liệu mía (gần 8000 hata mía - Nhà máy đường Nghệ An); Vùng sản xuất rau, củ quả (143 ha); Vùng cây ăn quả (gần 1000 ha cam, 120 ha ổi, 75 ha bơ..)… Trong năm 2021, công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống trên địa bàn huyện được chú trọng triển khai và đạt hiệu quả cao. Cụ thể: Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện và quản lý các nhiệm vụ KH&CN thực hiện trên địa bàn huyện từ các nguồn ngân sách khác nhau: Đang phối hợp với các đơn vị chủ trì theo dõi các dự án sau:Mô hình xây dựng cánh đồng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất phù sa bạc màu, sử dụng giống đâu tương DT51 với quy mô diện tích 4ha do Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện triển khai. Cơ chế chính sách: Hỗ trợ 70% giống , phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kinh phí triển khai mô hình. Các hộ dân được tập huấn về các nộidung kỹ thuật chăm sóc từng giai đoạn, phòng trừ sâu bệnh hại. Trong vụ Hè thu - Mùa, mặc dù gặp nhiều khó khăn vì diễn biến dịch covid 19 phức tạp, tuy nhiên Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện huyện đã phối hợp với UBND một số xã khắc phục khó khăn triển khai tổ chức một số lớp tập huấn kỹ thuật trên các loại cây trồng, kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến, kỷ thuật trồng ngô lấy sinh khối trên cơ sở thực hiện đúng và đây đủ các quy định về phòng chống dịch covid 19, các lớp tập huấn đều diên ra an toàn, hiệu quả. Triển khai mô hình ứng dụng KH&CN năm 2021:Mô hình “Xây dựng mô hình trồng cây Bơ tại huyện Nghĩa Đàn quy mô 2,5 hecta”: Kết quả: Đã trồng 310 cây bơ trên diện tích 2,5ha; Mô hình trồng cây bơ triển khai tại xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Đàn. Hiện nay đang tiến hành chăm sóc, bón phân, làm cỏ và theo dõi mô hình. Đánh giá bằng cảm quan thì cây sinh trưởng tốt;
Tiếp tục theo dõi, duy trì, nhân rộng các mô hình đã triển khai có hiệu quả các năm trước, gồm:Mô hình KHCN “Cải tiến dây chuyền chế biến mật mía tại HTX làng nghề chế biến mật mía làng Găng” (thực hiện vào năm 2019), quy mô 02 hộ dân, nội dung hỗ trợ: khảo sát, đánh giá hiện trạng hệ thống chế biến mật mía; nghiên cứu cải tiến hệ thống; thực hiện mô hình cải tiến thiết bị ép mía; Làm hệ thống rửa nguyên liệu mía; Chụp tròn bằng inox (ngăn trào khi nấu). Việc cải tiến dây chuyền thiết bị được thực hiện bởi Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh. Hiện nay các sản phẩm của mô hình được áp dụng vào thực tế đánh giá phù hợp, tuy nhiên chưa nhân rộng được các hộ gia đình khác trong làng nghề vì lý do khó khăn về kinh phí đầu tư của các hộ làm nghề; Mô hình Hỗ trợ đánh giá và chứng nhận GlobalGap cho sản phẩm dầu sở (thực hiện năm 2020): thực hiện tại hộ gia đình bà Bùi Thị Thanh (địa chỉ: Xóm Bình Minh - xã Nghĩa Lộc - huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An). Đến nay hộ gia đình bà bà Bùi Thị Thanh đã được cấp chứng nhận Global Gap cho sản phẩm cây Sở trên diện tích 14,27ha tại xã Nghĩa Lộc. Hiện nay hỗ gia đình đã nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu “Dầu sở Việt An” và đang trong thời gian chờ Cục SHTT cấp. UBND huyện hiện đang hỗ trợ chuyên gia tư vấn tham gia dự thi sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt 04 sao, đồng thời hướng dẫn hỗ gia đình về việc gia hạn chứng nhận GlobalGap. Kết quả hoạt động ứng dụng KH&CN triển khai trên địa bàn huyện trong các lĩnh vực: Nông nghiệp, y tế, giáo dục, công nghiệp, văn hóa xã hội… từ các nguồn kinh phí khác:Phối hợp với các doanh nghiệp có hoạt các hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn huyện như: Công ty Cổ phần thuốc và dược liệu Trung ương về khảo sát dự án đầu tư trồng cây dược liệu, xây dựng nhà máy chế biến sản xuất thuốc mỹ phẩm và thực phẩm chức năng; Công ty TNHH XNK Nông sản T9 để liên kết phát triển vùng nguyên liệu cây ăn quả trên địa bàn (tập trung sản phẩm xoài sấy và chanh leo). Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị chủ trì, chủ nhiệm dự án theo dõi các dự án, đề tài KH&CN đang triển khai trên địa bàn huyện; Thực hiện nhiệm vụ (mô hình) năm 2022 từ nguồn kinh phí KH&CN và tiếp tục theo dõi, duy trì, nhân rộng các mô hình đã triển khai có hiệu quả các năm trước. Giai đoạn tiếp theo, huyện sẽ tập trung tuyên truyền, quán triệt câc văn bản của cấp trên. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thực hiện tiếp việc dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, đứa cơ giới hóa vào sản xuất; ứng dụng các tiến bộ KHKT, công nghệ cao, công nghệ sạch. Xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng liên kết. Tăng cường ứng dụng KHCN vào sản xuất, xử lý ô nhiễm môi trường…/.