Ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống giúp Nghĩa Đàn tạo ra những sản phẩm nông sản đặc trưng có thương hiệu
Chủ nhật - 27/02/2022 22:012960
Thông qua các hoạt động ứng dụng tiến bộ Khoa học & Công nghệ vào sản xuất và đời sống đã đã tạo ra những sản phẩm nông sản đặc trưng có thương hiệu như: Bơ Nghĩa Đàn, ổi Nghĩa Đàn, Mật mía làng Găng, Dầu sở .... Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đến nay toàn huyện Nghĩa Đàn đã có 03 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên, 01 sản phẩm 4 sao; 02 sản phẩm được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Đã hình thành thành các vùng liên kết sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Mô hình trồng Ngô cho gia súc của HTX Cờ Đỏ Nghĩa Thịnh: Quy mô khoảng 70ha (thời gian 3 tháng/1 vụ) , mỗi năm 3 vụ, sản lượng mỗi năm 8.400 tấn, doanh thu khoảng 7,5 tỷ đồng/năm (trung bình 108 triệu đồng/1 ha/ 1năm); Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao của HTX nông nghiệp công nghệ cao Hậu Nguyên (xã Nghĩa An): Diện tích nhà lưới khoảng 7.000m2/ sản lượng mỗi năm là 50,4 tấn sản phẩm/năm (mỗi năm trồng 3 vụ), doanh thu mỗi năm 2,5 tỷ đồng. Đồng thời hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn như: Vùng trồng cỏ, cây nguyên liệu cho thức ăn gia súc (Công ty cổ phần chuỗi thực phẩm sữa TH); vùng nguyên liệu mía (gần 8000 hata mía - Nhà máy đường Nghệ An); Vùng sản xuất rau, củ quả (143 ha); Vùng cây ăn quả (gần 1000 ha cam, 120 ha ổi, 75 ha bơ..)… Trong năm 2021, huyện đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, chú trọng ưu tiên và được thực hiện một cách nghiêm túc và đạt được một số kết quả đáng kể. 1. Tiếp tục theo dõi, duy trì nhân rộng các dự án, mô hình đã triển khai có hiệu quả các năm trước. + Duy trì và nhân rộng mô hình “Mô hình phát triển nhãn hiệu tập thể mật mía làng Găng.” tại làng nghề mật mía Nghĩa Hưng tổng kinh phí 87,4 triệu đồng. Trong đó ngân sách sự nghiệp KH&CN hỗ trợ 87,4 triệu đồng; thời gian thực hiện từ tháng 12/2018 đến nay sau 03 năm được bảo hộ nhãn hiệu tập thể, mật mía làng Găng đã có nhiều bước tiến về chất và lượng, được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của huyện, tham gia nhiều hội chợ. Sản lượng bình quân đạt: 8.410 tấn/năm, thu nhập bình quân đạt: 25,5 triệu đồng/người/năm. + Duy trì mô hình KHCN “Cải tiến hệ thống chế biến mật mía tại xã Nghĩa Hưng huyện Nghĩa Đàn”, kinh phí hỗ trợ 212.084.000 triệu đồng, trong đó nguồn tỉnh 112.084.000 triệu đồng, nguồn ngân sách huyện: 100 triệu đồng. Quy mô 02 hộ dân, kết quả mang lại hiệu quả cải tiến về chất lượng mía ép đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, năng suất ép tăng so với hệ thống cũ. + Duy trì Mô hình KHCN “Hỗ trợ đánh giá và chứng nhận GlobalGap cho sản phẩm dầu sở huyện Nghĩa Đàn.”, kinh phí hỗ trợ 89.135.000 triệu đồng từ nguồn sự nghiệp KHCN; quy mô mô hình 15 hecta, được thực hiện tại hộ gia đình bà Bùi Thị Thanh xóm Bình Minh- xã Nghĩa Lộc - huyện Nghĩa Đàn do Công ty cổ phần chứng nhận và giám định IQC đánh giá và chứng nhận. Hiện tại hộ gia đình đang tiến hành các thủ tục để gia hạn giấy chứng nhận sau khi được cấp. 2. Xây dựng các dự án, mô hình bằng nguồn kinh phí Sự nghiệp KHCN tỉnh năm 2021 Xây dựng mô hình trồng cây Bơ tại huyện Nghĩa Đàn quy mô 2,5 hectatại xã Nghĩa Lợi do HTX Việt Xanh triển khai:Kết quả:Đãtrồng 310 cây bơ trên diện tích 2,5ha. Hiện nay đang tiến hành chăm sóc, bón phân, làm cỏ và theo dõi mô hình. Đánh giá bằng cảm quan thì cây sinh trưởng tốt; 3. Mô hình từ nguồn ngân sách huyện và nguồn kinh phí khác a. Dự án do các phòng chuyên môn thực hiện - Phối hợp với các doanh nghiệp có hoạt các hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn huyện như: Công ty Cổ phần thuốc và dược liệu Trung ương về khảo sát dự án đầu tư trồng cây dược liệu, xây dựng nhà máy chế biến sản xuất thuốc mỹ phẩm và thực phẩm chức năng; Công ty TNHH XNK Nông sản T9 để liên kết phát triển vùng nguyên liệu cây ăn quả trên địa bàn (tập trung sản phẩm xoài sấy và chanh leo). b. Các mô hình Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện thực hiện: - Mô hình xây dựng cánh đồng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất phù sa bạc màu, sử dụng giống đâu tương DT51 với quy mô diện tích 4ha do Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện triển khai. Cơ chế chính sách: Hỗ trợ 70% giống , phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kinh phí triển khai mô hình. Các hộ dân được tập huấn về các nội dung kỹ thuật chăm sóc từng giai đoạn, phòng trừ sâu bệnh hại. Trong vụ Hè thu - Mùa, mặc dù gặp nhiều khó khăn vì diễn biến dịch covid 19 phức tạp, tuy nhiên Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện huyện đã phối hợp với UBND một số xã khắc phục khó khăn triển khai tổ chức một số lớp tập huấn kỹ thuật trên các loại cây trồng, kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến, kỷ thuật trồng ngô lấy sinh khối trên cơ sở thực hiện đúng và đây đủ các quy định về phòng chống dịch covid 19, các lớp tập huấn đều diên ra an toàn, hiệu quả. Định hướng thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU trong giai đoạn tiếp theo nhằm đặt ra mục tiêu nhiệm vụ và các giải pháp phát triển KH&CN đúng hướng, phù hợp với từng giai đoạn, trở thành động lực, nguồn lực phục vụ đắc lực, có hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêuphát triển và tăng trưởng kinh tế của huyện giai đoạn 2020 -2025 và mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Huyện đảng bộ huyện Nghĩa Đàn khóa XXIX nhiệm kỳ 2021 -2025 xác định “quyết tâm xây dựng Nghĩa Đàn thành huyện nông thôn mới, từng bước trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh”