Những năm gần đây, người dân thị xã Thái Hòa có phòng trào nuôi ong. Tận dùng lợi thế địa hình và khí hậu nơi dây phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các loại ong nên người dân đã phát triển thành 1 nghề có thu nhập ổn định.
Bên cạnh đó, trên địa bàn thị xã Thái Hoà có xí nghiệp nuôi ong khu 4, hợp tác xã nuôi ong Tây Hiếu, vừa là nơi chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm, vừa là nơi liên kết các nhà chăn nuôi giúp nhau tiêu thụ sản phẩm, có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhiều sản phẩm mật ong được sơ chế, đóng gói bao bì được người tiêu dùng biết đến, mật ong được bán với giá rất cao, đã khuyến khích nghề chăn nuôi ong phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng.
Mô hình tại cơ sở nuôi ong hộ Võ Viết Hồng ở phường Quang Tiến,, Thị xã Thái Hoà, tỉnh Nghệ An.
Trước đây, tại các hộ chuyển nghề chăn nuôi ong từ hình thức chăn nuôi tự phát, nhỏ lẻ giờ đây phần lớn đã chuyển dần sang hình thức ăn nuôi ong tập trung với số lượng lớn, số lượng đàn ong được nuôi ong mỗi hộ có 20-30 đàn (ong nội), 400-700 đàn (ong ngoại) và nhanh chóng nhân rộng ra khắp các huyện trên địa bàn tỉnh.
Năm 2021, được sự quan tâm của Trung tâm Nghiên cứu ong và nuôi ong nhiệt đới phối hợp với Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Nông nghiệp Nghệ An triển khai thực hiện Dự án xây dựng mô hình nuôi ong ngoại khai thác mật trên thùng kế theo hướng VietGAHP tại phường Quang Tiến - Thị xã Thái Hoà, quy mô 105 đàn và 01hộ tham gia. Hộ được chọn đáp ứng đủ các tiêu chí như hộ có kinh nghiệm nuôi ong lâu năm, có vườn cây ăn quả, các dụng cụ cần thiết phục vụ công tác chăn nuôi ong, có nguồn nhân lực, giao thông đi lại thuận tiện trong việc tham quan đi lại, đáp ứng được nguồn đối ứng, chịu đưa các giống ong có năng suất, chất lượng.
Các gia đình tham gia mô hình, người dân được hưởng lợi 70% giống và vật tư, được tập huấn kỹ thuật 03 cuộc/01 mô hình, tập huấn theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của ong, thường xuyên có cán bộ kỹ thuật bám sát kiểm tra cơ sở, hướng dẫn tận tình hộ để thực hiện tốt mô hình. Đến nay, ong sinh trưởng phát triển tốt, nhờ áp dụng quy trình nuôi ong theo hướng VietGAHP, con giống có nguồn gốc rõ ràng, khi nhận giống cơ sở thường xuyên xử lý bệnh ký sinh trùng, có khi dùng hoá chất (như Focmic) hoặc kết hợp dùng hoá chất với biện pháp kỹ thuật, thay chúa, nhốt chúa, loại bỏ cầu nhộng. Nguồn nước nuôi ong sạch đảm bảo vệ sinh môi trường, vườn bãi đặt ong sạch sẽ, không có rác thải, các chất thải rắn, lỏng của đàn ong được xử lý tốt có hầm Biogas, cầu ong loại được đốt xử lý. Trong quá trình nuôi hộ đã có sổ sách ghi chép nhưng chưa thực sự đầy đủ các nội dung như nhập con giống, sử dụng thức ăn, tình trạng sức khoẻ, phòng, điều trị bệnh và việc xuất bán sản phẩm mật ong, giống ong,…
Mục tiêu của mô hình là đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào đối tượng ong, khai thác mật ong trong thùng kế trên khác biệt so với khai thác mật trong thùng đơntheo cách truyền thống nên mật ong thu được lẫn mật hoa, chất lượng kém, chính là một trong những nguyên nhân làm giá xuất khẩu xuống thấp. Mỗi năm ước tính sản lượng mật lên tới 70-80 nghìn tấn, trong đó gần 90% được xuất khẩu nhưng giá mật ong rẻ nên lợi nhuận không cao.
Năm bắt xu thế về chất lượng mật ong xuất khẩu theo Hội nuôi ong quốc tế Apimondia quy định: mật ong thu hoạch ở thùng đơn không đạt tiêu chuẩn về chất lượng và việc nuôi ong trong thùng kế trên được xem là bước chuyển cấp thiết để tăng sức cạnh tranh của mật ong Việt Nam trên thị trường Thế giới, người dân Thái Hòa đã chuyển sang nuôi ong sử dụng thùng kế.
Ông Nguyễn Văn Hoan (phương Quang Tiến) cho biết: Việc nuôi ông trong thùng kế có nhiều ưu điểm so với nuôi ong ở thùng đơn truyền thống, cũngtừ thùng ong thông thường chỉ cần đặt 1 thùng kế lên trên (thùng dự trữ, thùng kho), ở dưới là tầng nguyên để ong chúa đẻ trứng, con nuôi ấu trùng. Khi tiến hành thu hoạch mật, chỉ cần lấy các cầu mật ở tầng kế ra, không làm ảnh hưởng đến hoạt động đẻ trứng của ong chúa và nuôi dưỡng ấu trùng của ong thợ ở tầng trệt. Đặc biệt, mật ong thu ở tầng kế là mật đã chín, hàm lượng nước thấp, không lẫn xác ấu trùng nên chất lượng mật hơn hẳn mật ong thu ở thùng đơn.
Ngoài ra, nuôi ong thùng kế có thể thu các sản phẩm mật ong khác nhau như: mật ong ly tâm (giống như mật ong thu ở thùng đơn) và mật ong bánh tổ. Trong đó mật ong bánh tổ rất được người tiêu dùng ưa chuộng, dễ tiêu thụ và giá bán cao. Hiện tại, Cơ sở đang thu mật cầu mật ở tầng kế trên, mỗi cầu mật có thể đạt 1,5-1,6 kg mật, với giá bán 80.000 - 100.000 đồng/kg đem lại giá trị cao gấp 1,5-2 lần so với giá mật ong nuôi truyền thống. Nuôi ong thùng kế trên là giải pháp kỹ thuật để thu được mật ong nguyên chất được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Với phương pháp này, chi phí để làm thêm thùng kế trên, cầu kế phải đầu tư cao hơn nhưng bù lại chất lượng, giá trị mật ong sẽ được nâng cao và tận dụng tối đa sức phát triển của đàn, dễ kiểm tra, giảm ảnh hưởng đàn ong khi thu hoạch, giảm công khai thác, sản phẩm thu được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Nuôi ong trong thùng kế trên được nhiều tỉnh biết đến, tuy nhiên tại Thị xã Thái Hoà ở phường Quang Tiến là mô hình đầu tiên có sự đầu tư về kỹ thuật, vật tư của Nhà nước. Theo TS. Trần Văn Toàn, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu ong và nuôi ong Nhiệt đới, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết: Nuôi ong ngoại khai thác mật trong thùng kế trên theo hướng VietGAHP là một kỹ thuật mới, nên từng bước chuyển giao cho người dân và củng cố kỹ thuật qua các mùa vụ khác nhau để người dân dần chuyển đổi phương thức nuôi ong mới, là một trong những yêu cầu cấp thiết quan trọng hiện nay. Bởi vì, mô hình này bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao, từ 105 đàn giống hỗ trợ của dự án đến nay đã nhân lên được 30 đàn, tăng hơn so với mô hình truyền thống 13, 39 %.
Vậy muốn phát triển mô hình nuôi ong theo hướng VietGAHP trong nông hộ, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào nghề nuôi ong để nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi, góp phần tạo sức lan tỏa về sản phẩm nông nghiệp sạch trong đời sống xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mật, phấn hoa, người dân chủ động được thị trường để tiêu thụ, cần đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng, nâng cao hơn nữa nhận thức cho người nuôi ong được tiếp cận nhanh hơn về KHKT mới và dần dần hướng tới nuôi ong VietGAHP để từng bước giúp người dân mở rộng diện tích nuôi ong trên thùng kế theo hướng VietGAHP.
Vì vậy, người nuôi ong ở Thái Hoà đã nhận thấy đây là nghề không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn là nghề góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Khi nghề chăn nuôi ong phát triển, các hộ dân càng quan tâm hơn việc phát triển vườn cây ăn quả cũng như bảo vệ rừng, chăm sóc đẩy mạnh diện tích trồng rừng, để bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên cho đàn ong./.
Quang Anh
UBND thị xã Thái Hòa