Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng dưa chuột theo hướng Vietgap
Thứ tư - 30/03/2022 22:00900
Rau là sản phẩm tiêu dùng không thể thiếu của con người, cung cấp rất nhiều vitamin mà các thực phẩm khác không thể thay thế được. Khi cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm rau an toàn ngày càng cao. Họ không chỉ đòi hỏi những sản phẩm rau phải có mẫu mã, hình thức đẹp mà còn phải đảm bảo chất lượng và an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên hiện nay, sản lượng rau an toàn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng còn rất thấp, bà con chủ yếu sản xuất rau vẫn theo phương thức truyền thống lạm dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, không tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật dẫn đến các dư lượng hóa chất độc hại và các vi sinh vật gây hại tồn tại trên rau nhiều. Đứng trước thực trạng đó, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, tạo ra các sản phẩm rau an toàn, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì việc tuyên truyên cho bà con xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng Vietgap là việc làm cấp thiết. Huyện Yên Thành là một vựa lúa của tỉnh Nghệ An, nhưng mấy năm trở lại đây do thời tiết khắc nghiệt hạn hán kéo dài dẫn đến một số diện tích đất trồng lúa không đủ nước để sản xuất, ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như hiệu quả kinh tế của bà con. Để giúp bà con khắc phục được khó khăn do thiếu nước, hạn chế việc bỏ đất hoang hóa trong mùa khô hạn, tuyên truyền cho người dân sản xuất rau an toàn theo hướng Vietgap. Năm 2021, Trung tâm Khuyến nông Nghệ an đã phối với Trung tâm Dịch vụ Nông Nghiệp huyện Yên Thành xây dựng thành công mô hình “Sản xuất dưa chuột theo tiêu chuẩn Vietgap trên diện tích chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất rau màu” với quy mô 8 ha, 50 hộ tham gia, tại xã Minh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 50% giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, được tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật trồng trong suốt quá trình thực hiện mô hình. Mô hình sử dụng giống dưa chuột Phú Điền, đây là giống dưa chuột chịu nhiệt, quả sai, giòn ngọt và hiện nay đang rất được bà con ưa chuộng. Trong thời gian thực hiện mô hình gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết gây ra, đặc biệt là chịu ảnh hưởng của cơn bão số 6 nhưng nhờ các hộ dân biết áp dụng tốt quy trình kỹ thuật trồng chăm sóc, thường xuyên kiểm động ruộng, phòng trừ sâu bệnh kịp thời nên dưa chuột vẫn sinh trưởng, phát triển tốt. Kết quả sau 4 tháng trồng, dưa cho năng suất đạt 20 tấn/ha sau khi trừ chi phí giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động. Mô hình cho thu lãi hơn 148 triệu đồng/ha. Theo chia sẻ của các hộ dân trồng dưa: “Họ rất vui mừng và phấn khởi vì trên cùng một diện tích, trước đây nếu sản xuất lúa chỉ cho họ thu lợi nhuận trên 15 triệu đồng/ha thì sản xuất dưa chuột cho lợi nhuận cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa. Mô hình không chỉ giúp cho họ nắm thêm được nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới mà còn giúp cho bà nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế”. Đặc biệt, từ hiệu quả của mô hình đã tạo ra sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức, tư tưởng, hành động của người nông dân, giúp họ hiểu được rằng trong sản xuất, kinh doanh, chất lượng sản phẩm mới là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển theo hướng lâu dài. Không những thế, sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP còn thúc đẩy sự kết nối giữa sản xuất với thị trường, từ đó mang lại lợi ích, thu nhập cao hơn cho người sản xuất, từng bước xây dựng thương hiệu cho rau, quả an toàn, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Mô hình sản xuất dưa chuột theo tiêu chuẩn Vietgap trên diện tích chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất rau màu tại xã Minh Thành - huyện Yên Thành
6Hội nghị Ký kết chương trình phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Hội nông dân tỉnh về đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025
Ngày 17/3, dưới sự chủ trì của đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu, Ủy viên Ban Thượng vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hội nông dân tỉnh đã ký kết Chương trình phối hợp về đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025; Chương trình phối hợp số 8471/CTPH-BNN&PTNT-HNDVN, ngày 14/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, giai đoạn 2021 – 2025 Ngày 17/3, dưới sự chủ trì của đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu, Ủy viên Ban Thượng vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hội nông dân tỉnh đã ký kết Chương trình phối hợp về đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025. Đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối Các cơ quan Tỉnh chứng kiến lễ ký kết giữa hai đơn vị. Năm 2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hỗ trợ Hội Nông dân tỉnh triển khai xây dựng 10 mô hình kinh tế, trong đó 07 mô hình về “Nuôi dê sinh sản”; 03 mô hình “Nuôi gà thịt theo hướng an toàn sinh học”; phối hợp tổ chức mở được 13 lớp tập huấn trang bị kiến thức về nông sản thực phẩm an toàn và an toàn vệ sinh trong sản xuất nông nghiệp cho trên 1.000 hội viên nông dân tham gia; phối hợp mở 02 lớp tập huấn cho trên 210 lượt cán bộ, hội viên, nông dân tham gia nhằm phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; phối hợp chuẩn bị các nội dung để Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức thành công Hội thảo giải pháp thúc đẩy nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019-2021. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh cấp cho: Hội Nông dân tỉnh 130 triệu đồng, trong đó 100 triệu đồng tập huấn kiến thức nuôi lợn theo phương pháp an toàn sinh học, 30 triệu đồng tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới; cấp cho Trung tâm Hỗ trợ nông dân và Giáo dục nghề nghiệp thuộc Hội Nông dân tỉnh400 triệu đồng để tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn ( từ nguồn kinh phí xây dựng nông thôn mới năm 2021, triển khai thực hiện trong năm 2022), Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện trong Quý I, Quý II năm 2022. Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các chính sách về hỗ trợ cho nông dân phát triển kinh tế. Phối hợp đẩy mạnh thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; hỗ trợ việc xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế, tổ hợp tác; tổ chức tập huấn KHKT... Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh luôn chủ động chỉ đạo các cấp hội tổ chức quán triệt, tuyên truyền hội viên, nông dân thực hiện các đề án sản xuất do Sở Nông nghiệp và chính quyền các cấp ban hành; tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn công tác phòng chống dịch; xây dựng, phát triển các “ Tổ nông vụ” hỗ trợ các hộ nông dân gặp hoàn cảnh khó khăn trong sản xuất, đời sống ( bị nhiễm covid- 19, tai nạn, ốm đau..). Trong đợt rét đậm, rét hại cuối tháng 2/2022, Hội Nông dân tỉnh kịp thời chỉ đạo, tuyên truyền hội viên, nông dân “ “May áo ấm chống rét cho trâu bò”, che chắn chuồng trại chăn nuôi gia súc. Kết quả, toàn tỉnh đã ủng hộ 288, 060 triệu đồng để mua vật tư chống rét cho gia súc; vận động được 288.517 hộ tổ chức che chắn chuồng trại chống rét cho gia súc. Việc ký kết Chương trình giữa hai đơn vị để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chuyển đổi tư duy về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng hình ảnh người nông dân thế hệ mới có kiến thức, kỹ năng, tay nghề cao và khả năng ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp; Đồng thời phát huy hiệu quả vai trò, chức năng, nhiệm vụ của hai cơ quan trong thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã; kết nối tiêu thụ sản phẩm; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường nông thôn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hội viên, nông dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới…/.