Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá dựa trên kết quả thực hiện các chương trình và dự án phát triển năng lực của Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) tại Việt Nam

Chủ nhật - 25/09/2022 22:22 0

Yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội bền vững của kỷ nguyên toàn cầu hóa đặt ra thách thức đối với các chính phủ và các tổ chức trên thế giới phải thực hiện tốt hơn nữa yêu cầu của các bên liên quan về quản trị tốt, trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, tính hiệu quả và tác động của việc thực hiện các chương trình, chính sách.

Ngày nay, ngày càng nhiều nhà nước tìm cách cải thiện tính hiệu quả thông qua xây dựng các hệ thống đo lường, đánh giá để giúp họ hiểu hơn về tình hình hoạt động của mình. Một trong số đó là hệ thống đánh giá và giám sát dựa trên kết quảdùng để đo lường và đánh giá số lượng và chất lượng cũng như mục tiêu của hoạt động sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ của nhà nước và để đánh giá các kết quả và những ảnh hưởng, tác động mà "sản phẩm" nhà nước mang lại. Hệ thống này cũng là phương tiện giúp tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tính hiệu quả cao hay thấp.

Giám sát và đánh giá dựa trên kết quả (M&E) có thể mang lại những thông tin về tình hình thực hiện các chính sách, kế hoạch, chương trình và có thể chỉ ra những gì đang có hiệu quả, những gì không, lý do tại sao. M&E cũng có thể cho biết thông tin về tình hình hoạt động của một chính phủ, của cá nhân các Bộ, ngành và của các nhà quản lý cũng như nhân viên cấp dưới.

Tại Việt Nam, trong hơn 10 năm trở lại đây, việc áp dụng hệ thống giám sát và đánh giá kết quả thực hiện đối với các chương trình, dự án của chính phủ, các chương trình dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã và được thực hiện rộng rãi tại các bộ, ngành. Năm 2007, Bộ Nội vụ đã nghiên cứu để xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá dựa trên kết quả thay cho những hệ thống đang thực hiện ở Việt Nam, coi đó là công cụ quản lý hữu hiệu thúc đẩy quá trình cải cách hành chính, đảm bảo yêu cầu công tác quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công.

Xuất phát từ thực tiễn đó, Cơ quan chủ trì Vụ Hợp tác quốc tế cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài Cửu nhân Nguyễn Thị Minh Nguyệt thực hiện Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá dựa trên kết quả thực hiện các chương trình và dự án phát triển năng lực của Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) tại Việt Nam” với mục tiêu nâng cao hiệu quả các hoạt động hợp tác với Tổ chức Năng suất châu Á thông qua hệ thống giám sát và đánh giá dựa trên kết quả thực hiện các chương trình và dự án APO.

Theo các chuyên gia, đất nước muốn phát triển nhanh, bền vững nhất định phải nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, từng ngành, doanh nghiệp và sản phẩm. Trong đó, nâng cao năng suất và chất lượng, cụ thể là chất lượng sản phẩm là giải pháp then chốt mà mỗi quốc gia cần chú trọng đẩy mạnh.

Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam thời gian qua tuy có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng NSLĐ cao trong khu vực ASEAN tuy nhiên hiện vẫn ở mực thấp so với nhiều nước trong khu vực đặc biệt là khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng với mức năng suất lao động của Việt Nam năm 2018 đạt 11.142 USD, chỉ bằng 7,3% mức năng suất của Singapo, 19% của Malaixia, 37% của Thái Lan, 44,8% của Inđônêxia và bằng 55,9% năng suất lao động của Philipin. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức năng suất lao động của các nước.

Thực hiện nhiệm vụ "Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá dựa trên kết quả thực hiện các chương trình và dự án phát triển năng lực của Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) tại Việt Nam", nhóm nghiên cứu đã sử dụng cách tiếp cận quản trị dựa trên kết quả (RBM) để xây dựng các chỉ số đánh giá các chương trình, dự án dự án phát triển năng lực của APO theo 5 tiêu chí: tính phù hợp, tính hữu hiệu, tính hiệu quả, tác động, tính bền vững.

Đề tài đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu sau:

+ Báo cáo nghiên cứu cơ sở lý luận đối với hệ thống giám sát, đánh giá dựa trên kết quả, khung cấu trúc, các chỉ số đo lường;

+ Báo cáo đánh giá thực trạng việc thực hiện đánh giá các chương trình và dự án phát triển năng lực của APO tại Việt Nam;

+ Báo cáo kinh nghiệm xây dựng, áp dụng mô hình giám sát và đánh giá các chương trình, dự án phát triển năng lực của APO tại các nước thành viên;

+ Dự thảo khung cấu trúc, các chỉ số đo lường đánh giá dựa trên kết quả áp dụng cho các chương trình và dự án phát triển năng lực của APO tại Việt Nam trình Lãnh đạo Tổng cục xem xét, phê duyệt;

+ Báo cáo điều tra, khảo sát các ứng viên đã tham gia các chương trình đa quốc gia (Multi-country) của APO năm 2017 và 2018;

+ Báo cáo áp dụng thử nghiệm hệ thống đánh giá, giám sát 01 dự án APO tại Việt Nam dựa trên kết quả chương trình đa quốc gia của APO cho năm 2019;

+ Báo cáo đề xuất phương án sử dụng trong phạm vi các chương trình/dự án khác của APO;

+ 01 bài báo khoa học giới thiệu về Hệ thống giám sát và đánh giá dựa trên kết quả các chương trình, dự án phát triển năng lực của APO của Việt Nam;

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17532/2019) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Đ.T.V (NASATI)

Nguồn tin: www.vista.gov.vn

  Ý kiến bạn đọc

5k
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập212
  • Hôm nay9,006
  • Tháng hiện tại91,473
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây