Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình chế biến sản phẩm cao, trà hòa tan từ cây dược liệu tại huyện Con Cuông” là 1 trong những dự án được triển khai trong nội dung được cấp ủy và chính quyền quan tâm đó là chế biến dược liệu. Với trình độ chuyên môn hiện có và trang thiết bị của công ty Cp Dược liệu Pù Mát đã làm chủ trì thực hiện hiện dự án này.
Trong Đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2030”, được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 729/QĐ -UBND ngày 12 tháng 3 năm 2019, tỉnh Nghệ An hiện có 182 sản phẩm nông nghiệp lợi thế trong các lĩnh vực dịch vụ, lâm nghiệp, thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, trong đó có sản phẩm của Công ty CP Dược liệu Pù Mát. Việc thực hiện dự án này phù hợp với mục tiêu trọng tâm của OCOP Nghệ An là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ du lịch có lợi thế trên địa bàn tỉnh theo hướng gia tăng giá trị, do các tổ chức kinh tế OCOP tại địa phương thực hiện.
Sau quá trình triển khai dự án Công ty đã nghiên cứu, hoàn thiện được quy trình công nghệ chế biến cao, trà hòa tan từ một số cây dược liệu (Cà gai leo, Dây thìa canh, Giảo cổ lam và Mướp đắng rừng). Đã tổ chức đào tạo, tập huấn quy trình công nghệ sản xuất cao, trà hòa tan từ một số cây dược liệu (Cà gai leo, Dây thìa canh, Giảo cổ lam và Mướp đắng rừng) đảm bảo an toàn thực phẩm cho 15 người, gốm 05 kỹ thuật viên và 10 công nhân nắm vững được quy trình và tự sản xuất được cao và trà hào tan.
Công ty và nhóm thực hiện dự án đã xây dựng được mô hình sản xuất cao, trà hòa tan từ một số cây dược liệu (Cà gai leo, Dây thìa canh, Giảo cổ lam và Mướp đắng rừng) gồm các nội dung sau:
Đặc biệt Công ty đã cùng với 2 chuyên gia hoàn thiện quy trình, đã đánh giá sự phù hợp hệ thống nhà xưởng và trang thiết bị hiện có của Công ty CP Dược liệu Pù Mát với yêu cầu dây chuyền sản xuất cao, trà hòa tan từ cây dược liệu. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty CP Dược liệu Pù Mát đã sửa chữa, nâng cấp hệ thống nhà xưởng và mua sắm trang thiết bị. Sản xuất thử cao và trà hào tan với số lượng 4 mẽ, mỗi mẻ 100 kg, từ đó rút ra được các thông số kỹ thuật để hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất cao và trà hòa tan. Đã sản xuất được 1.000 kg cao và 150 kg trà hòa tan
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, công ty đã phân tích, kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng, đảm bảo các yêu cầu, đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định tại QCVN 8-2:2011/BTY và Quyết định số 46/2007/QĐ-BTY.
Là công ty chuyên về sản xuất dược liệu và đã xây dựng thành công nhiều nhãn hiệu sản phẩm dược liệu, công ty đã đã xây dựng được nhãn hiệu cho 02 sản phẩm cao và 02 tra hòa tán từ 04 loài cây dược liệu (bao bì, nhãn hiệu). Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho 02 sản phẩm cao và 02 trà hòa tan từ 04 loài cây dược liệu với Cục Sở hữu trí tuệ và đã coa Quyết định chấp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ. Đã đăng ký và công bố chất lượng sản phẩm cho 4 sản phẩm là cao cà gai leo, cao dây thìa canh, trà hòa tan cà gai leo, trà hòa tan dây thìa canh
Kết quả dự án đã bước đầu khẳng định việc sản xuất cao và trà hòa tan tại Công ty CP Dược liệu Pù Mát đã cho kết quả cả về sản xuất và trồng trọt. Đối với trồng trọt: Dự án đã mở ra hướng phát triển trồng cây dược liệu một cách bền vững, tạo được vùng trồng dược liệu quy mô lớn như ở xã Châu Khê có vùng trồng hơn 10 ha, xã Lạng Khê có vùng trồng trên 4 ha, xã Chi Khê có vùng trồng trên 4 ha. Sau khi kết thúc dự án (tháng 6/2022), đã nâng diện tích trồng dược liệu ở huyện Con Cuông từ 14 ha năm 2019 lên 23 ha vào năm 2022, tạo thêm 150 việc làm cho các hộ dân (thêm 150 hộ trồng dược liệu) với lợi nhuận sau khi đã trừ các chi phí trên 150 triệu đồng/ha, góp lớn vào sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Đối với sản xuất cao và trà hòa tan: Sau khi trừ chi phí sản xuất và thương mại, trung bình mỗi sản phẩm có mức lợi nhuận như sau: Cao cà gai leo, cao dây thìa canh, trà hào tan cà gai leo, trà hòa tan
Trong buổi hội thảo vừa diễn mới đây, Chi cục trưởng Chi cục Nông lâm thuỷ sản - Nguyễn Mạnh Hà cho biết: Dược liệu Pù Mát là công ty đầu tiên thực hiện chuyên sâu trong sản xuất, chế biến dược liệu ở Nghệ An với cách thức vừa nghiên cứu khoa học, vừa xây dựng công ty và kinh doanh sản phẩm, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ông Hà đề nghị Công ty CP Dược liệu Pù Mát tiếp tục phát huy, đổi mới quy trình, quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Duy trì và tiếp tục phát triển những mô hình đã được chuyển giao cho công ty; đồng thời tiếp cận các chương trình hỗ trợ sản xuất, trang bị thiết bị và kinh doanh sản phẩm OCOP của Nhà nước.
Thạc sĩ Trần Thị Oanh - giảng viên khoa Dược, Trường Đại học Y khoa Vinh, trưởng nhóm nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ cho dự án nêu tại hội thảo, Công ty CP Dược liệu Pù Mát có hệ thống vườn trồng và nguồn dược liệu rộng lớn, có chất lượng, có chế độ chăm sóc đạt tiêu chuẩn cao. Trà hoà tan là một sản phẩm chất lượng cao và có yêu cầu sản xuất, chế biến nghiêm ngặt, trải qua quá trình thử nghiệm trong thời gian dài mới có thể đưa ra sản phẩm đáp ứng các tiêu chí về chất lượng, giữ được dược tính của các dược liệu.
Ngoài các nội dung trên, việc thực hiện dự án này phù hợp với mục tiêu trọng tâm của OCOP Nghệ An là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ du lịch có lợi thế trên địa bàn tỉnh theo hướng gia tăng giá trị, do các tổ chức kinh tế OCOP tại địa phương thực hiện và đã đóng góp cho tỉnh Nghệ An 4 sản phẩm OCOP 4 sao là trà hòa tan cà gai leo, trà hòa tan dây thìa canh, cao cà gai leo, cao dây thìa canh (là 4 sản phẩm của dự án)./.
ThS. Phan Xuân Diện
Giám đốc Công ty CP Dược liệu Pù Mát