Câu hỏi: Hành vi nào là vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa?
Trả lời: Theo Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ban hành ngày 01/01/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ban hành ngày 31/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử.quy định như sau:
Câu hỏi: Mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định như thế nào?
Trả lời: Nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tùy mức độ mà có thể chịu một trong hai hình phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Ngoài hình phạt chính, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng thêm một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 119/2017/NĐ-CP.
Điều 3 Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm, cụ thể:
Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đo lường đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với cá nhân là 150.000.000 đồng, đối với tổ chức là 300.000.000 đồng, trừ các trường hợp quy định tại các điểm đ, e, g và h khoản 2 Điều 14; các điểm đ, e, g và h khoản 2 Điều 15; các điểm đ, e, g và h khoản 2 Điều 16; các khoản 3 và 4 Điều 17; khoản 4 Điều 18; khoản 4 Điều 19 và các khoản 5, 6 và 7 Điều 20 của Nghị định 119/2017/NĐ-CP.
Ngoài ra Điều 3 Nghị định 119/2017/NĐ-CP còn quy định về tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, gồm:
– Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.
– Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
– Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
– Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định pháp luật.
(Nguyễn Thị Thắng)
Tác giả bài viết: sưu tầm
Ý kiến bạn đọc