Ngành Khoa học và Công nghệ Nghệ An - nhìn lại năm 2021

Thứ hai - 27/12/2021 22:10 0
Năm 2021 ngành KH&CN tiếp tục ưu tiên cho 6 lĩnh vực KH&CN trọng điểm: Lĩnh vực nông nghiệp; Lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn; Lĩnh vực y dược; Lĩnh vực KH&CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội các huyện, thị, thành trọng điểm tập trung vào chương trình phát triển 100 sản phẩm có tác động của KH&CN; Lĩnh vực công nghệ thông tin; Lĩnh vực môi trường, trong đó tập trung tác động KH&CN theo chuỗi giá trị các sản phẩm; giảm số lượng các đề tài, dự án, nâng cao chất lượng, tăng quy mô; sàng lọc và ưu tiên các dự án ứng dụng và có sản phẩm cụ thể. Phối hợp với Bộ KH&CN, Bộ NN&PTNT quản lý triển khai thực hiện 9 dự án cấp quốc gia. Triển khai thực hiện 67 đề tài, dự án cấp tỉnh. Kết quả, trong năm 2021 đã giúp các tổ chức KH&CN, các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp và các địa phương tiếp nhận, làm chủ và phát triển gần 140 quy trình kỹ thuật để giải quyết các vấn đề về: kỹ thuật y học cao trong điều trị bệnh cho nhân dân; Sử dụng giống cây trồng có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhằm tăng sản lượng và tăng thu nhập trên diện tích hiện có tại địa phương; phát triển các sản phẩm lợi thế của Nghệ An như cam Bù Sen, bưởi Thanh Chương, trám đen Thanh Chương, bơ, chanh không hạt, gừng Kỳ Sơn...; xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến sản phẩm hàng hóa (mía, sắn, chè...); phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học; sản xuất giống và nuôi trồng thủy với các đối tượng nuôi mới, các hình thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp, nuôi sinh thái; ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất và sử dụng các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông sản an toàn, nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò, sử dụng chế phẩm xử lý môi trường chăn nuôi; cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN, Công tác xây dựng cơ chế, chính sách, hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL về khoa học và công nghệ được tăng cường. Năm 2021, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo điều hành về Khoa học và Công nghệ tiếp tục được hoàn thiện theo hướng gắn kết và phục vụ trực tiếp cho việc tăng trưởng kinh tế xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh; tạo môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh, chuyển giao, đổi mới công nghệ; hỗ trợ hoạt động và đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; triển khai các hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ, phát triển thị trường KH&CN. Tổ chức thực hiện và ban hành các kế hoạch nhằm cụ thể hóa các chủ trương, định hướng về phát triển KH&CN đã được xác định.
Tổ chức thẩm định công nghệ các dự án đầu tư, góp phần kiểm soát tốt các vấn đề liên quan đến công nghệ và chuyển giao công nghệ, ngăn chặn được những công nghệ lạc hậu, công nghệ gây hậu quả xấu đến môi trường. Năm 2021 đã tổ chức thẩm định công nghệ cho 13 dự án đầu tư. Thiết lập trạm khai thác thông tin dịch vụ SHCN - Trạm IPPlatform tại Sở KH&CN Nghệ An theo giao diện (DashBoard) quản trị tài sản trí tuệ và Duy trì, cập nhật thông tin vào công cụ quản trị tài sản trí tuệ riêng cho tỉnh nghệ An phục vụ quản lý việc đăng ký SHTT của tỉnh tại địa chỉ:  http://dashboard.ipplatform.gov.vn:9999/.
Công tác truyển thông khoa học và công nghệ được chú trọng, có nhiều đổi mới về hình thức và phương pháp để cung cấp thông tin kịp thời, có chất lượng; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục khoa giáo thông qua các kênh truyền thông chính được triển khai. Qua các ẩn phẩm báo in Đặc san:  KH&CN Nghệ An và KHXH&NV với số lượng 1 tháng/1 số. Qua kênh truyền hình: Tổ chức tạp chí truyền hình KH&CN trên Đài PT&TH, 12 chuyên đề/1 năm. Năm 2021 tiếp tục triển khai chuyên mục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên đài truyền hình tỉnh và các chuyên đề truyền hình giới thiệu công nghệ, các mô hình có hiệu quả trên các kênh truyền hình VTV2, VTC14. Qua báo điện tử: Chủ yếu thông tin chỉ được truyền tải qua website của Sở với số lượng người truy cập trung bình hàng ngày là trên 50.000 và được đánh giá là một trong những trang thông tin điện tử tốt ở tỉnh về số lượng người truy cập.


Mặc dù năm 2021 phần lớn thời gian bị giản cách xã hội dò dịch Covid nhưng các sự kiện KH&CN vẫn được triển khai.  Trao giải Sáng tạo KH&CN hàng năm; Bình chọn các sự kiện KH&CN nổi trội của tỉnh (1 lần/năm); Các buổi Tech Demo, hội thảo khoa học, trình diễn, giới thiệu công nghệ và thiết bị mới; Tham gia Chợ CN&TB toàn quốc và vùng…Củng cố, phát triển cơ sở dữ liệu thông tin KH&CN gồm: Cơ sở dữ liệu tạp chí Thông tin KHCN; Cơ sở dữ liệu phim, ảnh KH-CN; Cơ sở dữ liệu đề tài, dự án, cơ sở dữ liệu cơ sở kinh doanh xăng dầu,... Hoạt động sáng tạo và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo KH&CN ngày càng được đẩy mạnh.
Tại Nghệ An, sau 4 năm triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển Hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (và 2 năm thử nghiệm), hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh ta đã được hình thành và phát triển khá vững chắc; Phong trào khởi nghiệp phát triển cả chiều rộng và chiều sâu với sự hỗ trợ tham gia của tất cả các tổ chức chính trị, xã hội với nhiều kết quả nổi bật: Trong năm 2020 và 2021 Nghệ An đã có Startup đạt Giải nhất Techfest Việt Nam ở các lĩnh vực; Có các Startup kêu gọi được gần 3 triệu USD từ Quỹ trong nước và ngoài nước; Hình thành được 2 Quỹ đầu tư khởi nghiệp “thuần Việt” và kết nối được các quỹ trong và ngoài nước; Hình thành được đội ngũ Mentor trong tỉnh và kết nối được với nhiều chuyên gia ngoài tỉnh sẵn sàng giúp đỡ các Startup. Huy động 3 đơn vị tham gia đồng tổ chức thu hút được được 27 đội thi đến từ các tỉnh thành khắp cả nước, huy động nguồn Xã hội hoá 100 triệu đồng cho công tác tổ chức và giải thưởng. Tổ chức thành công Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo Nghệ An mở rộng năm 2021 với 106 dự án tham gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Kết quả chọn ra 20 dự án vào vòng chung kết với 10 dự án đạt giải. Có nhiều nhóm Tác giả từ các tỉnh, thành trong nước như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vũng Tàu…và cả ở nước ngoài như Nga, Singapo tham gia. Sau cuộc thi đã có nhiều Dự án đã được các nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu xúc tiến tiếp cận để đầu tư, đây là tiền đề quan trọng để phong trào Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo những năm tiếp theo. Phong trào khởi nghiệp ngày một rộng khắc, các Trung tâm khởi nghiệp, Câu lạc bộ khởi nghiệp được hình thành và phát triển.
Đổi mới công tác truyền thông theo hướng thiết thực hóa nội dung; đa dạng hóa, hiện đại hóa phương thức truyền thông; gắn truyền thông với thúc đẩy ứng dụng KH&CN và hình thành, phát triển thị trường KH&CN và cung cấp thông tin KH&CN phục vụ lãnh đạo quản lý và sản xuất đời sống; Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu và cơ sở dữ liệu về KH&CN phục vụ tra cứu, nghiên cứu triển khai và quản lý.
Lĩnh vực đo lường chất lượng được tăng cường. Chất lượng hàng hóa sản xuất nội tỉnh đang từng bước được nâng lên, một số mặt hàng đã khẳng định được thương hiệu nên người tiêu dùng tin tưởng, sử dụng nhiều (vật liệu xây dựng, nông lâm thủy sản, bia, đường, sữa,…). Nhiều sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn quốc tế, bảo hộ về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, có sức cạnh tranh trên thị trường. Hoạt động quản lý nhà nước về đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, năng suất chất lượng được đẩy mạnh. Đảm bảo đo lường thống nhất, chính xác tại các nơi có giao nhận lớn như tại các Kho xăng dầu, Cục dự trữ Quốc Gia, các nhà máy Xi Măng, Mía đường và tại Cảng Cữa Lò. Hàng năm kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được trên 50.000 sản phẩm, phương tiện đo lường các loại/năm. Năm 2021 thu dịch vụ đạt 5.961,638 triệu đồng, nộp ngân sách: 596,163 triệu đồng.
Hoạt động quản lý hoạt động khoa học và công nghệ cấp huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An được các cấp ủy, chính quyền các huyện quan tâm chỉ đạo hơn đặc biệt trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ. Nhiều đề tài, dự án, mô hình được nghiên cứu, triển khai ứng dụng thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đó khẳng định được vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương.



Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã bám sát hơn và phục vụ trực tiếp cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, chuyển dịch theo hướng nâng cao tính ứng dụng và hiệu quả. Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn nhiều huyện, thành, thị đã quan tâm hơn đến đầu tư cho KH&CN. Ngoài việc nghiên cứu phát triển các cây con giống mới, khai thác và phát triển các nguồn gen đặc sản của địa phương còn chú trọng đến phát triển các làng nghề truyền thống gắn liền giới thiệu quảng bá du lịch, cảnh quan môi trường. Một đặc điểm nổi bật trong hoạt động KH&CN ở các địa phương là chú trọng ngày càng nhiều hơn vào việc ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng và bảo hộ nhẵn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm chủ lực, trọng điểm, các sản phẩm đặc sản của địa phương; thúc đẩy hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa sản xuất trên địa bàn. Chỉ đạo 21 huyện, thành, thị thực hiện tốt nhiệm vụ hoạt động tư vấn của Hội đồng KH&CN đặc biệt trong tham mưu tư vấn đánh giá tổng kết thực hiện NQ06-NQ/TU và xác định nhiệm vụ KH&CN giai đoạn 2021-2025, hoạt động ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ KH&CN, tổ chức xây dựng các mô hình nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp…, đã góp phần thực hiện có hiệu quả, thắng lợi các định hướng, mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ phát triển KT-XH ở các địa phương, trong năm 2021 đã chỉ đạo các cuộc hội thảo tư vấn; huy động các nguồn kinh phí khác nhau xây dựng trên mô hình nhỏ trên địa bàn các huyện, trong đó có 21 mô hình từ nguồn ngân sách sự nghiệp KH&CN, tổng ngân sách KH&CN hỗ trợ xây dựng mô hình là 4,520 tỷ đồng, nhiều mô hình, kết quả dự án KHCN ở địa bàn được các huyện tiếp tục nhân rộng nhanh trong sản xuất.
Sở KH&CN đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 06/NQ-TU của Ban chấp hành tỉnh uỷ về phát triển khoa học và công nghệ tại các huyện, thành, thị và các cơ quan đơn vị. Đến nay 100% các huyện, thành, thị đã tổ chức Hội nghị và báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-TU của tỉnh ủy theo nhiệm vụ và thực tế triển khai tại các địa phương.
Phối hợp tốt với các viện, trường, các nhà khoa học, các sở, ngành huy động nguồn nhân lực tham gia các Hội đồng KHCN xác định danh mục, tuyển chọn và nghiệm thu đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh. Trong năm tổ chức trao đổi làm việc với ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc triển khai ứng dụng kết quả đề tài nghiên cứu, dự án thử nghiệm KH&CN; làm việc với ngành y tế về thực hiện KHCN trong y dược và khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh./.
 

Tác giả bài viết: Hải Yến

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây