Hoàng Mai chú trọng triển khai đạt kết quả cao trong các hoạt động KH&CN năm 2021
Thứ bảy - 29/01/2022 22:036850
Những năm qua, hoạt động KHCN đã dành được sự quan tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, huy động nhiều các thành phần kinh tế và tầng lớp nhân dân tham gia ứng dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất và đời sống. Hoạt động tham mưu tư vấn của Hội đồng KHCN thị xã, đã tổ chức Hội nghị xây dựng Đề án phát triển nông nghiệp đô thị xã Hoàng Mai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Hội thảo khoa học sơ kết, đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-TU ngày 14/12/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An về phát triển KHCN giai đoạn 2016-2020 và định hướng 2025 theo lịch sẽ triển khai thực hiện vào ngày 11/6/2021; Tổ chức hội thảo lựa chọn đề tài "Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất sơn chống Hà cho tàu thuyền vỏ gỗ trên địa bàn thị xã Hoàng Mai" với mục tiêu tiếp nhận được công nghệ và hoàn thiện quy trình sản xuất sơn chống Hà và các sinh vật hại gỗ nguyên liệu đóng tàu thuyền đi biển trên địa bàn tỉnh Nghệ An làm nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh đợt 2/2021 và năm 2022. Công tác Quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng hàng hóa, đã triển khai thực hiện các văn bản phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về KHCN. Hoạt động thanh tra, kiểm tra về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong năm 2021, UBND thị xã đã tổ chức kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với 20 cơ sở sản xuất trên địa bàn, xử phạt 3 cơ sở nộp ngân sách nhà nước là 22 triệu đồng. Tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành về hoạt động kinh doanh xăng dầu, kinh doanh khí hóa lỏng (LPG chai) với 20 cơ sở, xử phạt 10 triệu đồng nộp ngân sách nhà nước; Tổ chức triển khai ký cam kết không sản xuất kinh doanh hàng kém chất lượng, thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19; Lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 75 vụ, xử lý 75 vụ với tổng số tiền thu phạt là 785 triệu đồng, thu giữ và tiêu hủy hàng hóa trị giá 200 triệu đồng. Huyện đã phối hợp Chi cục Thủy sản thanh tra, kiểm tra 10 cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, xử phạt 02 cơ sở với tổng số tiền là 16 triệu đồng.
Về công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến độ KHCN vào sản xuất và đời sống trên địa bàn thị xã, đã triển khai mô hình ứng dụng KHCN năm 2021 gồm: Mô hình “Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình chế biến chả cá tại Công ty Biển Quỳnh Foods, phường Quỳnh Phương” từ tháng 1-12/2021; Kinh phí đầu tư là 194.179.000 đồng, trong đó: nguồn kinh phí hoạt động quản ký KHCN cấp huyện hỗ trợ là 100.905.000 đồng. Hiện nay, mô hình đã xây dựng quy trình chế biến chả cá gửi các đơn vị, cơ quan chuyên môn để xin ý kiến của các ngành, cơ quan trên địa bàn. Đơn vị cũng đã đặt hàng mua máy tách xương, thiết kế điều chỉnh lại logo, nhãn, bao bì. Mô hình “Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Hồng Mỹ trong ao hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại phường Quỳnh Xuân” từ tháng 4-12/2021 do Trung tâm Khuyến nông Nghệ An chủ trì. Quy mô 1ha, số lượng 15.000 con tại 02 hộ dân (Trần Đức Lập, Hồ Đình Lộc) ở phường Quỳnh Xuân. Giống thả vào ngày 13/4/2021 với kích thước ≥10cm. Đến thời điểm hiện tại cá phát triển tốt, cỡ cá đạt 550g/con, tỷ lệ sống 95%. Mô hình “Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Chẽm trong ao hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại phường Mai Hùng” Từ tháng 5-12/2021, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An chủ trì với quy mô 1ha, số lượng 15.000 con tại 01 hộ dân (Vũ Xuân Diễn) ở phường Mai Hùng. Giống thả vào ngày 19/5/2021 với kích thước ≥12cm. Đến thời điểm hiện tại cá phát triển tốt, cỡ cá đạt 50g/con, tỷ lệ sống 98%. Mô hình “Thâm canh cải tiến lúa SRI sản xuất giống lúa: MC2, CS 866, Phú ưu 978, 27P5” do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã đã phối hợp UBND các phường, xã: Quỳnh Xuân, Mai Hùng, Quỳnh Vinh, Quỳnh Trang, Quỳnh Dị, doanh nghiệp cung ứng giống cùng bà con nông dân thực hiện, tổng diện tích xây dựng mô hình là 73 ha. Tổng kinh phí đã thực hiện 810,724 triệu đồng, trong đó kinh phí hỗ trợ 475 triệu đồng, nhân dân đóng góp 335,724 triệu đồng. Năng suất bình quân đạt 7,86 tạ/ha, doanh thu bình quân đạt 28,55 triệu đồng. Tiếp tục theo dõi, duy trì, nhân rộng các mô hình đã triển khai có hiệu quả các năm trước gồm: Duy trì mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nuôi tôm công nghệ cao (nuôi hai giai đoạn theo quy trình VietGAP, công nghệ bơm trực tiếp nước biển vào xử lý nuôi tôm) với diện tích 186,8ha trên các địa bàn: phường Quỳnh Dị, phường Quỳnh Xuân, xã Quỳnh Lộc, xã Quỳnh Liên. Mô hình sản xuất tôm giống giống thẻ chân trắng của công ty TNHH Hải Tuấn ở xã Quỳnh Liên, 6 tháng đầu năm doanh nghiệp đã nhập về 600 cặp tôm giống, hiện đã xuất bán 255 triệu post giống tôm thẻ chân trắng các loại. Mô hình nuôi cá Mú, cá Hồng Mỹ, cá Mè Vược trong ao đầm nuôi tôm kém hiệu quả ở xã Quỳnh Lộc, phường Quỳnh Xuân, xã Quỳnh Liên. Mô hình chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ rau, củ quả; xây dựng nhà màng nông nghiệp công nghệ ở xã Quỳnh Liên; Mô hình nuôi bò thương phẩm tại xã Quỳnh Lộc; mô hình nuôi gà sinh sản ở xã Quỳnh Vinh; mô hình nuôi gà thương phẩm ở xã Quỳnh Trang; mô hình trồng khoai tây ở phường Mai Hùng. Mô hình sản xuất rau củ quả theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Quỳnh Trang, xã Quỳnh Liên; Công tác đưa thông tin KH&CN về cơ sở được chú trọng triển khai thông qua 40 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản với 2.200 học viên tham dự. Phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh tập huấn 03 lớp cho 150 cán bộ trưởng khối xóm với nội dung chăn nuôi, phòng trừ Viêm da nổi cục, dịch tả lợn Châu Phi. Thường xuyên trao đổi thông tin với các sở ban ngành, các trung tâm thông qua hệ thống trực tuyến. Tổ chức các lớp học nâng cao trình độ về CNTT ứng dụng phần mềm chính quyền điện tử Vnptioffice, sử dụng hộp thư công vụ cho cán bộ, công chức viên chức các phòng, ngành, cơ quan chuyên môn thị xã và UBND các phường, xã; cập nhật hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015. Trung tâm DVNN phối hợp với Trung tâm VH-TT và Truyền thông thị xã thường xuyên xây dựng các bản tin, chuyên đề về hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm; Viết tin, bài phản ánh về hoạt động KHCN trên địa bàn thị xã gửi website KHCN. Trong năm 2021, phong trào lao động sáng tạo được các đơn vị, các ngành quan tâm, Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm thị xã đã tổ chức chấm xét duyệt cho 130 đề tài, trong đó có 119 đề tài được công nhận đạt sáng kiến kinh nghiệm thị xã năm 2021. Triển khai chuyển đổi từ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 sang ISO 9001-2015 tại cơ quan HĐND-UBND thị xã. Tiếp tục duy trì ứng dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành vnpt ở chính quyền thị xã và các xã, phường, từng bước xây dựng chính quyền điện tử. Tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động chuyên môn và trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, nâng cao hiệu quả sử dụng internet, cổng thông tin điện tử trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, sản xuất, kinh doanh và phục vụ nâng cao đời sống nhân dân. Như vậy, hoạt động KHCN đã dành được sự quan tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, huy động nhiều các thành phần kinh tế và tầng lớp nhân dân tham gia ứng dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất và đời sống. Hoạt động đưa thông tin hoạt động KHCN tương đối kịp thời, có chất lượng phục vụ lãnh đạo các cấp, các ngành, mang lại hiệu quả thiết thực. Bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động KHCN từ thị xã đến xã, phường từng bước đi vào ổn định: Hội đồng KHCN thị xã, phòng chuyên môn và cán bộ chuyên trách. Thời gian tới, huyện sẽ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp về phát triển KHCN; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tổ chức hoạt động KHCN và phải coi đây là nhiệm vụ thường xuyên; Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng cường ứng dụng KH&CN gắn với phát triển công nghiệp chế biến, xây dựng nông nghiệp đô thị của thị xã, một số nội dung cần triển khai thực hiện; Tích cực chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình mới để người dân nắm bắt và chủ động đưa vào sản xuất, đặc biệt là đánh giá, nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đầu ra sản phẩm trên các cây trồng, vật nuôi chủ lực; Hợp tác liên kết chuỗi giá trị trong phát triển trồng trọt, chăn nuôi theo hướng công nghệ cao; Tạo điều kiện và hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, các tổ chức cá nhân thực hiện hợp tác, liên kết và chuyển giao khoa học kỹ thuật đến với người dân, nhất là trên lĩnh vực giống cây giống, vật nuôi, bảo quản, chế biến sau thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm; Đẩy mạnh ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống: Thường xuyên chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ tay nghề của người lao động trong các doanh nghiệp; chủ động tiếp cận và áp dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất và đời sống; khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc để hưởng chính sách khuyến công; ứng dụng CNTT trong công tác chỉ đạo điều hành, phối hợp thực hiện nhiệm vụ; làm tốt công tác lựa chọn các loại giống, kỹ thuật, công nghệ mới, có chất lượng, hiệu quả để đưa vào sản xuất, kinh doanh trên địa bàn phục vụ tốt cho phát triển nông nghiệp hàng hóa và công nghiệp chế biến. Trên cơ sở nhưng kết quả đạt được, những tồn tại còn hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động năm 2021, Hội đồng KH&CN bám sát thực tiễn để xây dựng nhiệm vụ hoạt động năm 2022 phù hợp, có tính ứng dụng cao trình Sở KH&CN thẩm định trong thời gian tới.