Công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất và đời sống trên địa bàn huyện Quế Phong 9 tháng đầu năm 2021

Chủ nhật - 31/10/2021 07:07 0
Hoạt động KH&CN trên địa bàn huyện Quế Phong đã từng bước tác động trong nhiều lĩnh vực từ nghiên cứu đến ứng dụng trong cuộc sống, có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được kết quả cao. Trong 9 tháng đầu năm 2021, công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất và đời sống trên địa bàn huyện Quế Phong đã đạt được một số thành tựu nhất định.
Thời gian qua, huyện đã phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện và quản lý các nhiệm vụ KH&CN thực hiện trên địa bàn huyện từ các nguồn ngân sách khác nhau. Hiện đang phối hợp với các đơn vị chủ trì theo dõi các dự án: Dự án Tạo lập, quản phát triển  nhãn  hiệu  “Chanh leo  Quế Phong” - dự án KH&CN cấp Bộ, do Trung tâm ứng dụng tiến bộ  KHCN tỉnh làm đơn vị chủ trì dự án. Dự án đã hoàn thành, các kết quả của dự án đã được trao cho UBND huyện Quế Phong (đại diện tiếp nhận Phòng Kinh  tế Hạ  tầng)  tiếp  quản để tiếp tục duy trì, mở rộng. Tuy nhiên do hiện  nay cây chanh leo  vùng trồng trên địa bàn huyện đang bị dịch bệnh nặng nên việc trồng, phát triển diện tích chanh leo đang gặp nhiều khó khăn. Cần nghiên cứu thêm các phương pháp luân canh cây trồng, xử đất để tái canh cây chanh leo. Dự kiến sau khi thực hiện mô hình trồng luân canh cây trồng thì sẽ đề xuất thực hiện mô hình trồng cây chanh leo trên đất đã trồng cây gừng, đậu để đánh giá hiệu quả của phương pháp cải tạo đất.

Dự án “Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng hình nhân giống trồng cây Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa  (Roxb)  DC)  trên địa bàn huyện Quế Phong”: Đã triển khai trồng được 2,5 ha giống cây Mắc khén bản địa (2,0 ha tại Châu Thôn, 0,5 ha tại xã Tiền Phong). Ngày 17/9/2021, đã phối hợp với Sở KH&CN đánh giá, kiểm tra cây giống khi đưa ra trồng tại thực địa. Kết quả kiểm tra cho thấy tỷ lệ cây sống không cao, cây chết nhiều (nguyên nhân đang được đơn vị chủ trì, chủ nhiệm dự án đánh giá); Dự án Tạo lập, quản và phát triển chỉ dẫn địa “Trà hoa vàng miền Tây Nghệ An” dùng cho sản phẩm trà hoa vàng của tỉnh Nghệ  An”: Đơn vị chủ trì  và chủ nhiệm dự án đã hoàn thành một số hợp phần của dự án: Điều tra phân bố của cây trà hoa vàng, phân tích đất, thu thập mẫu trà  hoa vàng...  hiện  nay đang xây dựng bản đồ vùng phân bố trà hoa vàng vùng miền Tây Nghệ An; Dự án “Ứng dụng tiến bộ KH&CN nhân giống cây từn bản địa”: Qua theo dõi, đánh giá hiện  nay  giống cây Mú  từn được  nhân giống tại vườn ươm cho hệ số nhân cao; cây giống phát triển tốt.
Tiếp tục duy trì dự án Xây dựng hình du lịch  cộng đồng gắn với xóa  đói giảm nghèo miền Tây Nghệ An (dự án cấp tỉnh do Ths Đậu Quang Vinh làm chủ nhiệm, Trung tâm Khoa học hội Nhân văn - Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Nghệ An chủ trì). Dự án được đánh giá rất thành công, mở ra hướng đi mới trong cách tiếp cận du lịch cộng đồng cho vùng miền Tây xứ nghệ nói chung và huyện Quế Phong nói riêng. Hiện nay trên địa bàn huyện đã xây dựng được tuor du lịch: lòng hồ Hủa Na - Thác 7 tầng -  Đền 9 gian  được  du khách trong và ngoài  tỉnh đón nhận; đã xây dựng các homstay tại bản Mường Đán, Hạnh Dịch; bản  Kim Khê, Châu Kim. Đồng thời hỗ trợ cho các cộng đồng bản, các hộ dân tham gia dịch vụ du lịch cộng đồng các trang thiết bị cần thiết như: chăn màn,  loa đài,  nhạc cụ dân tộc; xây dựng nhà vệ sinh... để đáp ứng đủ điều kiện về homstay phục  vụ du khách.
Tiếp tục bảo tồn, nhân giống, trồng chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm trà hoa vàng bằng cách sản xuất theo chuỗi: nhân giống (đang thực hiện  các hình thử nghiệm), trồng  (hiện  nay  100%  hoa trà đang được thu hái trong rừng  tự nhiên), thu hái, chế biến phát triển thị trường. Sản phẩm trà hoa vàng trên địa bàn huyện nhiều loại do nhiều hộ gia đình tự sản xuất; tuy nhiên để đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng chủng loại do các doanh nghiệp  trong nước  sản xuất thì chỉ  sản phẩm do Công ty CP  công nghệ xanh Kim Sơn sản xuất đáp ứng  đủ yêu cầu. Hiện nay, sản phẩm trà hoa vàng do Công ty cổ phần Công nghệ xanh Kim Sơn đã được cấp bằng bảo hộ của Cục  Sở hữu trí  tuệ; các khâu về an toàn  thực phẩm, vạch, xây dựng trang web giới thiệu, bán hàng trực tuyến... đã được đơn vị đầu bài bản.
Tiếp tục phát triển mô  hình nhân giống lan  rừng thương mại trên địa bàn  (mô hình KHCN thực hiện  năm  2017): hiện  nay  trên địa bàn đã thành lập  Câu lạc bộ lan rừng Quế Phong (thành lập năm 2017); đã 10 nhà vườn lớn và khoảng 40 vườn lan nhỏ tham gia sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc  và  kinh doanh mặt hàng hoa lan. Đồng thời các nhà vườn ngoài bảo tồn, nhân giống các loài lan bản địa đã mạnh dạn đầu tư, sưu tầm và đưa các loại lan quý tại các vùng miền khác nhau về trồng, chăm sóc.
Tiếp tục phát triển nuôi cá lồng trên hồ  thủy  điện Hủa  Na,  từ việc  nhân rộng hình hình kinh tế hiệu quả, chất lượng; các hình nuôi lồng từ nguồn KHCN các nguồn  vốn khác  đang được  người dân tiếp  nhận,  nhân rộng hiệu quả kinh tế cao như: vược, lăng, phi Đường nghiệp, bỗng... Tuy nhiên, hiện nay việc nuôi lồng vẫn chưa  đạt  hiệu  quả cao, nguyên nhân: chưa tận dụng hết nguồn thức ăn từ nguồn con (cá mương) để làm thức ăn chăn nuôi lồng (chủ yếu các hộ chăn nuôi cho ăn nguyên con hoặc xay, bằm chứ chứ chưa chế biến thành các dạng thức ăn dạng bột, viên);  sản phẩm bán ra chủ yếu mới phục vụ nội huyện bán nguyên con, chưa xây dựng được  dây chuyền chế biến các sản phẩm này (tiêu biểu là  các  loại lăng,  ghé...) cung cấp cho các  nhà hàng, khách sạn, siêu thị để nâng giá trị của sản phẩm; Tiếp tục phối hợp với Trung tâm Ứng dụng  KHCN  tỉnh triển  khai xây  dựng hình ươm giống, bảo tồn nguồn gen các loại cây dược liệu quý tại xã Tiền Phong. Hiện nay đang nhân giống cây Từn, cây giống phát triển tốt; Tiếp tục phối hợp với khu BTTN Hoạt thực hiện dự án bảo tồn phát triển cây Quế quỳ trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An; Tiếp tục bảo tồn phát triển cây sâm bản địa đảng sâm tại xã Thông Thụ.

Một số mô hình ứng dụng KH&CN được triển khai năm 2021 như, Mô hình “Xây dựng vườn vật liệu cây trà hoa vàng tại xã Châu Kim, huyện Quế Phong”. Kết quả, đã tuyển chọn, thu thập,  trồng 25 cây trà hoa vàng  đạt tiêu chuẩn để cung cấp vật liệu làm giống  và  tuyển  chọn  30 cây hiện  có tại vườn trà hoa vàng của hộ dân đạt tiêu chuẩn để cung cấp vật liệu làm giống. Treo biển, đánh số cho từng cây trà vật liệu tại vườn.Hiện nay đang tiến hành chăm sóc, bón phân, làm cỏ và theo dõi mô hình. Đánh giá bằng cảm quan thì cây sinh trưởng tốt; các  cây tuyển  chọn để chăm sóc tại vườn có chiều cao trung bình 1,0 - 1,5 m, đường kính tán đạt khoảng từ 25 - 30 cm. Đối với các cây thu thập đang ra từ 1-3 lá non, cây phát triển  tốt; khả  năng  sống sau khi di thực về vườn cao; Mô hình  “Xây dựng mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc tại khu vực hồ thủy điện Hủa Na, huyện Quế Phong”. Kết quả, đã tiến  hành thả 610 con trai  giống (thả vượt 10 con so với yêu cầu thực hiện mô  hình) đã được cấy nhân 4-6 tháng vào ngày 14/5/2021. Kết quả kiểm tra sau 05 tháng thả  tỷ  lệ  trai sống đạt 83,3% (chết 102/610 con; đang phối hợp với đơn vị cung  cấp  giống  kiểm  tra nguyên nhân). Kết quả kiểm tra số lượng 36 con giống trai lấy ngọc thả năm 2019 cho thấy tỷ lệ sống đạt 100%, tỷ lệ cho ngọc đạt khoảng 65%; ngọc 02 năm có độ dày bám nhân 2mm; màu ngọc đẹp.
Tiếp tục theo dõi, duy trì, nhân rộng các mô hình đã triển khai có hiệu quả các năm trước, gồm, mô hình “Trồng luân canh cây trồng và xử lý cải tạo đất để tái canh cây chanh leo trên địa bàn xã Tri Lễ, huyện  Quế Phong” thuộc  nhiệm  vụ năm 2020. Phối hợp với sở KH&CN kiểm tra sự phát triển của cây gừng, qua kiểm  tra  cho thấy tỷ lệ gừng nảy mầm không đồng đều, hiện tượng bị bệnh thối nhũn,  Sở KH&CN đã chỉ đạo Phòng Kinh tế Hạ tầng xử lý  mầm bệnh. Theo  dõi từ tháng  6-9 cho  thấy cây gừng đang phát triển tốt (sau khi trời mưa thì tỷ lệ mọc mầm cao; bệnh thối nhũn đã được xử lý kịp thời); đánh giá  bước  đầu cho  thấy cây gừng phù hợp với thổ nhưỡng trên đất đã trồng cây chanh leo. hình “Nhân giống trà hoa vàng bằng phương pháp ghép một số phương pháp khác nhằm chủ động nguồn giống”. Qua kiểm tra, đánh giá  thì  việc nhân giống trà hoa vàng bằng phương pháp ghép cho kết quả không cao, tỷ lệ cây giống phát triển sau ghép thấp, hệ số nhân giống  không  cao.  Hiện  nay  UBND huyện đang chỉ đạo Phòng KT-HT theo dõi, chỉ đạo đơn vị thực hiện nhân giống bằng phương pháp giâm cành (qua kiểm tra đánh giá phương pháp này  hiệu  quả, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của huyện)…
Công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất và đời sống trên địa bàn huyện Quế Phong 9 tháng đầu năm 2021 đã mang lại hiệu quả. Các mô hình, dự án ứng dụng tiến bộ KH&CN được triển khai trên địa bàn huyện đã giúp người dân chuyển đổi nhận thức, coi tiến bộ KH&CN là nguồn lực thiết thực giúp nông dân xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới gắn với cơ chế thị trường. Nhiều mô hình, dự án nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ sản xuất và đời sống được đưa vào ứng dụng có hiệu quả.

 

Tác giả bài viết: Bùi Văn Hiền

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây