Năm vừa qua, Nuôi trồng Thuỷ sản (NTTS) Nghệ An đứng trước những khó khăn: Thời tiết diễn biến phức tạp dẫn đến dịch bệnh trên đối tượng nuôi vẫn thường xuyên xảy ra ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng của sản phẩm. Đặc biệt, vào tháng 10, 11 mưa bão diễn ra gây thiệt hại một số vùng nuôi. Năm 2020, diện tích đạt 21.476 ha đạt 102,27% KH và bằng 100,35% so cùng kỳ năm 2019. Trong đó nuôi nước ngọt đạt: 18a.984 ha, nuôi mặn lợ đạt 2.492 ha (tôm 2.234 ha). Sản lượng đạt 57.980 tấn bằng 101,72% KH và bằng 104,90% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó: nuôi ngọt đạt: 45.657 tấn, nuôi mặn lợ đạt 12.323 tấn (tôm ước 7.896 tấn). Sản xuất tôm giống đạt 2.109 triệu con bằng 93,61% so cùng kỳ năm 2019, trong đó: Tôm Sú đạt 211 triệu con, tôm Thẻ chân trắng đạt 1.898 triệu con. Sản xuất cá giống nước ngọt đạt 705 triệu con bằng 100,00%. 1.Đối với nuôi tôm thương phẩm, năm nay cơ bản người dân tuân thủ đúng lịch mùa vụ của ngành thông báo và áp dụng công nghệ nuôi chủ yếu theo hình thức nuôi thâm canh trong ao lót bạt, bể xi măng, lồng nổi. Nhìn chung, nuôi tôm thương phẩm năm nay tỷ lệ bệnh thấp hơn so với mọi năm nhưng hiệu quả sản xuất đạt không cao, nguyên nhân là do tôm năm nay sinh trưởng, phát triển chậm thời gian nuôi kéo dài, chủ yếu thu hoạch kích cỡ nhỏ, trong khi giá bán lại giảm thấp đã ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả cũng như tâm lý của người sản xuất. Tuy nhiên bên cạnh đó, với sự chủ động của người nuôi trong việc áp dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến nên có một số mô hình đạt năng suất cao 15 - 20 tấn/ha, tôm kích cỡ lớn từ 30 - 50 con/kg, lợi nhuận từ 700 - 1.000 triệu đồng/ha. Sản lượng thu hoạch ước đạt 7.896 tấn bằng 105,53% so cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên vẫn có nhiều hộ dân đat được hiệu quả cao như: Hộ ông Hồ Long, (xã Quỳnh Bảng - Quỳnh Lưu) diện tích 0,55 ha/02 ao, thu hoạch 8,8 tấn, sản lượng 16 tấn/ha, tôm kích cỡ 46-51 con, giá bán từ 160.000-175.000 đồng, doanh thu đạt 1.400 triệu đồng; Hộ anh Bình (xã Diễn Trung - Diễn Châu) với diện tích 3.000m3/6lồng nuôi, thu hoạch 14 tấn, kích cỡ thu hoạch chủ yếu 40 con, giá bán từ 170.000 đồng/kg, thời gian nuôi 5 tháng, sau khi trừ chi phí lợi nhuận đạt 600 triệu đồng. Bên cạnh đó thị trường tiêu thụ cũng gặp nhiều khó khăn. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID - 19, thị trường Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu, người dân thực hiện giãn cách xã hội nên tiêu thụ nội địa cũng giảm mạnh đã khiến giá tôm thương phẩm giảm, chính vụ tôm 100 con/kg giá bán dao động từ 75.000 - 110.000 đồng/kg, giảm 20.000 - 30.000 đồng/kg so với năm trước, 40 con/kg giá bán 170.000 đồng/kg (giảm 50.000 đồng/kg so với năm trước). Các đối tượng nuôi trồng thủy snr như ngao bãi triều và ốc hương không có nhiều biến động. Hiện nay việc nuôi ngao bãi triểu thuận lợi hơn so cùng kỳ năm 2019, giá bán 15.000 đồng/kg. Thị trường tiêu thụ nội địa và Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Trong khi đó nuôi ốc hương đang được quan tâm hơn. Các hộ nuôi đã chuyển các diện tích nuôi tôm kém hiệu quả sang nuôi ốc Hương cho hiệu quả kinh tế cao. Hộ ông Mạch Duy Hoằng với diện tích 4 ha, mật độ nuôi 150 con/m2, năng suất 6 tấn/ha, sản lượng 24 tấn, giá bán 220.000 đồng/kg doanh thu 5,28 tỷ, lợi nhuận 2,1 tỷ đồng. Các đối tượng nuôi cua, cá phát triển tốt. Nuôi cá nước ngọt trong ao hồ nhỏ chủ yếu là các loài cá nuôi truyền thống: cá Mè, Trắm, Trôi, Chép,… Hiện nay một số địa phương đang phát triển nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao cho kết quả tốt như: nuôi cá Lăng, Leo, Lóc, Ba Ba, Ếch , Lươn, Cua đồng, Tôm Càng Xanh, Ốc nhồi, Cua đồng… Nhiều hộ nuôi đã tiến hành thu hoạch những con đạt kích cỡ thương phẩm đối với cá cỡ 1 kg/con giá bán 90.000 đ/kg tương đương so với năm trước; đối với cua cỡ 0,35 kg/con giá bán 450.000 đ/kg tăng 40.000 - 50.000 đ/kg so năm 2019. Xuất hiện một số mô hình điển hình: Hộ nuôi Võ Duy Pao (xã Quỳnh Lộc - Quỳnh Lưu) nuôi cá mú với diện tích nuôi 0,6 ha, năng suất 15 tấn/ha, sản lượng 9 tấn, giá bán 150.000 đồng/kg, doanh thu 1,35 tỷ đồng, lợi nhuận 0,45 tỷ đồng.
Còn các đối tượng có giá trị kinh tế cao người dân đã quan tâm đầu tư nuôi theo hình thức BTC&TC, cũng đã nổi lên một số mô hình điển hình như: Hộ nuôi Nguyễn Đức Hoài (xóm 9 xã Diễn Yên - Diễn Châu) với diện tích nuôi 9 ha cá Rô phi, năng suất 30 tấn/ha, sản lượng 180 tấn, giá bán 30.000 đồng/kg, doanh thu đạt 5,4 tỷ đồng, lợi nhuận 1,3 tỷ đồng; hộ ông Dương Văn Tiến – (xóm 10 - Diễn Yên - Diễn Châu) với diện tích nuôi 1,7 ha, năng suất 30 tấn, sản lượng 51 tấn, giá bán 30.000 đồng/kg, doanh thu 1,53 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 0,52 tỷ. Hộ ông Trần Qúy Bảo (huyện Yên Thành) nuôi ốc bươu với diện tích 2 ha, năng suất 4 tấn/ha, sản lượng 8 tấn, giá bán 90.000 đồng/kg, doanh thu 0,72 tỷ đồng; Hộ ông Nguyễn Đức Cảnh (Tây Hiếu, Thị xã Thái Hòa) nuôi lươn trong bể với diện tích 100 m2, mật độ 150 con/m2, sản lượng 2,85 tấn, giá bán 180.000 đồng/kg, doanh thu 0,513 tỷ đồng, lợi nhuận 0,2 tỷ đồng. Nuôi cá lồng trên sông, hồ đập mặt nước lớn có bước phát triển mạnh từ đối tượng nuôi đến công nghệ nuôi. Nhìn chung, việc ứng dụng công nghệ vào nuôi cá lồng trên sông, hồ đập mặt nước có những bước tiến triển tốt trước đây lồng nuôi chủ yếu là lồng truyền thống thì đến nay có khoảng trên 80% số lồng nuôi cải tiến (khung lồng bằng gỗ, nhựa PE, ống típ sắt và lưới), thể tích lồng nuôi tăng lên. Nhìn chung các lồng nuôi phát triển mới trong năm đều đầu tư lắp đặt theo công nghệ cải tiến, kích cỡ từ 50 - 100 m3 trở lên. Với sự quan tâm đầu tư của người dân và chính sách hỗ trợ của UBND tỉnh về xây dựng lồng mới, số lượng lồng tăng lên đáng kể, tập trung tại một số huyện như Quế Phong, Tương Dương, Anh Sơn, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Con Cuông. Số lượng lồng đưa vào nuôi trong năm 2020 đạt 1.217 lồng nuôi, tăng 270 lồng so năm 2019. Đáng chú ý đối tượng nuôi trước đây chủ yếu là cá truyền thống thì hiện nay đã phát triển nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao khoảng 50% như cá Lăng, Leo, cá Chép giòn, Trắm giòn... cho hiệu quả cao./. Hồng Anh