Hiện trạng cũng như lựa chọn sản phẩm để phát triển thành sản phẩm OCOP trên địa bàn xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An
Thứ hai - 12/09/2022 21:28770
X
Xá Lượng là một xã cách trung tâm huyện 5km, với tổng số hộ là 1.383, tổng số khẩu là: 5.951 khẩu; gồm các thành phần dân tộc Kinh, Thái, H.Mông, Khơ mú. Tổng số hộ nghèo trên toàn xã là 322 hộ chiếm 23,28%. Diện tích lúa nước ít, người dân chủ yếu canh tác lúa rẫy. Nhìn chung kinh tế nhân dân còn nghèo, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, giao thông đi lại tại các thôn bản khá thuận lợi, cuộc sống của một phần lớn người dân còn phụ thuộc rừng và hoạt động sản xuất nương rẫy. Thời gian qua được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND huyện; Ban điều hành chương trình OCOP cấp huyện; sự quyết tâm của lãnh đạo Đảng ủy-UBND xã cũng như sự thống nhất, đồng lòng của nhân dân, tổ sản xuất và chủ thể. Hiện nay xã Xá Lượng đã có một số sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao là Sản phẩm Cà ngọt Khe Ngậu của Tổ hợp tác sản xuất bản Khe Ngậu. Hiện tại tổ hợp tác sản xuất đang hoạt động hiệu quả và sản phẩm Cà ngọt đã được nhiều đơn vị, cá nhân, các cơ sở kinh doanh, các cửa hàng bán nông sản ở trên địa bàn của huyện cũng như ngoài huyện đã biết đến về sản phẩm Cà Ngọt Khe Ngậu, Xá Lượng. Giá cả thị trường được bình ổn giá. Nên hiệu quả kinh tế từ sản phẩm Cà ngọt đã có nhiều chuyển biến thay đổi rõ rệt về kinh tế các thành viên trong tổ sản xuất được nâng lên so với lúc ban đâu chưa được công nhận. Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong quá trình thực hiện chương trình OCOP xã đã gặp một số khó khăn như, chương trình mới được triển khai, mặt khác cán bộ phụ trách chương trình đều là cán bộ kiêm nghiệm nên quá trình thực hiện còn lúng túng; Các thành viên tham gia tổ sản xuất đều là các hộ gia đình đang thiếu về kiến thức và nguồn vốn. Chủ thể tham gia cũng đều kiêm nhiệm, hoạt động bán chuyên trách cấp xã và cấp thôn bản. Nên thời gian triển khai cũng gặp nhiều khó khăn; Nguồn kinh phí để thực hiện chương trình OCOP cấp xã còn hạn chế. Về hồ sơ chương trình cơ bản là do đồng chí công chức Nông nghiệp phụ trách tham mưu và hoàn thành. Chủ thể tham gia còn chưa chủ động trong quá trình hoàn thành hồ sơ. Để khắc phục những khó khăn cũng như để phấn đấu mỗi năm có một sản phẩm tham gia chương trình OCOP thì UBND xã Xá Lượng đã xây dựng Kế hoạch thực hiện sản phẩm OCOP trên địa bàn xã giai đoạn 2021-2025 với các sản phẩm tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Thời gian qua trên địa bàn của xã sản phẩm Măng chua rất được nhiều người dân sản xuất và đã được quảng bá, tiêu thụ đến nhiều địa phương khác. Sản phẩm Măng chua gắn với truyền thống của đông bào của các dân tộc của địa phương để phát triển thành sản phẩm OCOP năm 2022. Chính vì vậy xã Xá Lượng đã lựa chọn phát triển sản phẩm Măng chua thành sản phẩm OCOP vì một số lý do: Từ rất lâu rồi món ăn Măng chua đã trở thành nét dộc đáo trong văn hóa ẩm thực của địa phương. Do đó người dân các thôn bản đã đần dần mở rộng quy mô sản xuât, từng bước đưa sản phẩm măng chua đến với người tiêu dùng ngoài xã, huyện và tỉnh; Diện tích tre, mét, nứa, luồng... của người dân trồng và diện tích tự nhiên và bảo vệ trên địa bàn và phân bổ tại 9/9 thôn bản cơ bản nhiều. Và sản phẩm Măng chua được người dân sản xuất không sử dụng chất cấm, không sử dụng chất bảo quản. Sản phẩm măng chua có thể sử dụng đến 6 tháng; Sản phẩm là những gốc măng tre, mét, nứa, luồng...được lấy từ những mảnh đất được người dân trồng và được bảo vệ. Nơi mà cách xa dân cư, không khí trong lành, không chịu ảnh hưởng tác động của môi trường sống của con người; Sản phẩm Măng chua không chỉ sạch, mà còn ngon, giòn rất phù hợp với các món ăn của dân tộc Việt Nam; Sản phẩm Măng chua qua quá trình lựa chọn và chế biến thường được sử dựng từ 6 tháng đến 1 năm. Việc bảo quản có thể sử dụng vào bình nhựa và bình thủy tinh. Với những ưu điểm là sản phẩm tự nhiên, sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Để phát triển sản phẩm Măng chua thành một sản phẩm OCOP mang đặc trưng của Xã Xá Lượng, Tương Dương, Nghệ An và trở thành hàng hóa để nhiều người biết đến, xã Xá Lượng sẽ khắc phục những vấn đề như: Sự hiểu biết về quản lý chất lượng sản phẩm còn hạn chế, nhiều nội dung dung đang còn phụ thuộc vào cán bộ phụ trách sản phẩm OCOP cấp xã; Tổ sản xuất mới được thành lập nên các thành viên của tổ sản xuất là nông dân, trình độ hạn chế. Nên việc tiếp cận công nghệ và cải tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế; Việc quảng bá, phân phối và tiêu thụ phẩm chưaổn định. Phí vận chuyển tới các địa phương khác đang còn cao; Việc vào cuộc của hệ thống chính trị, các ngành, đoàn thể, các chủ thể sản xuất và các thành viên tổ sản xuất chưa thật sự quyết liệt; Nhận thức của một số cán bộ, Đảng viên trong thực hiệnchương trình OCOP bước đầu đang còn hạn chế, chưa xác định được lợi ích trong việc tham gia chương trình, công tác tuyên truyền về chương trình chưa được đẩy mạnh.... Để Xá Lượng và chủ thể thực hiện thành công sản phẩm OCOP Măng chua trong năm 2022./.