Kỹ thuật ủ phân vi sinh

Thứ hai - 25/05/2015 23:00 0

Câu hỏi:   Kính gửi quý Sở !

      Tôi được biết hiện nay quý Sở đang có dự án cung cấp chế phẩm sinh học Compost Maker để ủ phân vi sinh. Tại huyện Tân Kỳ có nhiều gia đình đang ủ phân vi sinh để dùng cho sản xuất. Tôi chưa được tập huấn nên chưa nắm bắt được đúng kỹ thuật. Mong các anh, chị cho tôi biết kỹ thuật này. Cảm ơn. (Vũ Thành Nam, Tân Kỳ)

Trả lời:

Bạn Nam thân mến!

Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện Tân Kỳ, phong trào ủ phân vi sinh phục vụ trồng trọt rất lớn. Đây là phương pháp tự sản xuất phân bón để giảm chi phí, bà con nông dân có thể tận dụng chất thải làm phân. Hiện Trung tâm Ứng dụng TB KH&CN Nghệ An thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An là đơn vị cung cấp chế phẩm sinh học Compost Maker cho bà con để phối trộn với các phế phụ phẩm nông nghiệp nhằm tạo ra nguồn phân hữu cơ cung cấp cho đất, cải tạo đất hiệu quả. Chế phẩm sinh học Compost Maker là loại men ủ tổng hợp sản xuất từ các chủng vi sinh vật phân giải chất xơ, hợp chất hữu cơ và vi sinh vật phân giải lân. Có mật độ vi sinh vật tuyển chọn không nhỏ hơn 108 vsv/gam.

Bạn có thể tham khảo quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp như sau:

       Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu:

       + Phế thải có nguồn gốc từ sinh hoạt: được thu gom và phân loại trước khi đưa vào ủ. Chọn phế thải có nguồn gốc hữu cơ dễ phân huỷ, các phế thải khác như: túi nilon, cành cây,... phải được loại bỏ.

       + Phế thải có nguồn gốc từ cây xanh: Các loại rác lá, rơm, rạ, ngô, lạc, cây phân xanh, chè, vải, các loại cỏ (trừ cỏ gấu, cỏ tranh)... các loại vỏ như vỏ trấu, vỏ cà phê, vỏ lạc...

       + Phế thải có nguồn gốc từ động vật: Phân gia súc (trâu, bò, lợn, dê....), gia cầm (gà, vịt, ngan...).

       + Chế phẩm sinh học Compost Maker.

       + Nguyên liệu bổ sung: Đam, lân, kali, vôi bột, rỉ đường....

       * Nguyên vật liệu (để ủ cho 1 tấn):

- Thành phần nguyên liệu chính:

Nguyên liệu

Khối lượng (kg)

+ Phế thải chất hữu cơ sinh hoạt, phế thải nông nghiệp: rác, cây phân xanh, rơm, rạ, thân lá cây ngô, đậu, vỏ lạc,....

700

+ Phân chuồng (trâu, bò, lợn, gà,...)

300

 

- Nguyên liệu bổ sung:

Nguyên liệu

Khối lượng

+ Chế phẩm sinh học Compost Maker 

2kg

+ Rỉ mật (hoặc mật mía)

3-5kg

+ Ure

2kg

+ Kali

3kg

+ Supe lân

5kg

+ Vôi bột

5-7kg

+ Nước sạch

33-45lít

-         Vật tư, dụng cụ: Cuốc, xẻng, dao, bình tưới, nilon, bạt, bao tải.

       Bước 2: Xử lý nguyên liệu:

       - Nguyên liệu từ phế thải chất hữu cơ sinh hoạt, phế thải nông nghiệp được chặt nhỏ bằng dao, kích thước càng nhỏ càng tốt. 

       - Đối với rơm, rạ, rác lá khô nên chặt ngắn rồi tưới ẩm hoặc xử lý bằng nước vôi trước khi ủ từ 3-5 ngày.

- Đối với cây phân xanh, cây ngô, đậu các loại, bèo tây (bèo Nhật Bản), bèo cái,... thì nên chặt ngắn khoảng 1 gang tay và phải phơi héo trước khi ủ.

       Bước 3:  Hoà dung dịch Vi sinh vật:

       - Trộn đều các thành phần gồm: Rỉ mật, men vi sinh vật, đạm urê, kali vào thùng chứa, trộn theo thứ tự sau: Cho rỉ mật, urê và kali vào nước, trộn sao cho tan hết lượng urê, kali và rỉ mật, sau đó cho chế phẩm vi sinh vật vào trộn đều tạo ra hỗn hợp vi sinh vật và dinh dưỡng trong thùng chứa để chuẩn bị tưới lên đống nguyên liệu.

       Bước 4: Phối trộn nguyên liệu và dung dịch vi sinh vật:

       - Đống nguyên liệu được dàn mỏng, rắc vôi bột và supe lân. Rồi dùng cuốc đảo để chúng trộn đều vào nhau. Tiếp đó tưới dịch vi sinh vật đã hoà ở trên vào đống nguyên liệu và đảo đều.

       - Cách tiến hành: Sẽ được thực hành trực tiếp.

       Bước 5: Ủ đống:

       - Chọn vị trí ủ: Vị trí ủ phải cao ráo, không bị ngập nước vào mùa mưa. Tốt nhất là vị trí có mái che để mưa không thấm vào. Các nguyên liệu trên sau khi đã phối trộn đều được chuyển vào vị trí ủ.

       - Cách tiến hành: Nguyên liệu sau khi xử lý, xới tơi, dùng cào, cuốc, xẻng trộn đều sau đó vun thành đống. Yêu cầu chiều cao đống ủ khoảng 1m, rộng khoảng 2m và chiều dài thích hợp. Sau đó sử dụng nilông, bao tải hoặc bạt che lên bề mặt đống ủ. Vào mùa đông, cần che đậy kỹ để nhiệt độ đống ủ được duy trì ở mức 400C-500C.

       Bước 6: Đảo trộn và bảo quản:

       Sau khi ủ vài ngày nhiệt độ đống ủ tăng lên cao khoảng 40-500C. Nhiệt độ này sẽ làm cho nguyên liệu bị khô và không khí cần cho vi sinh vật hoạt động cũng ít dần. Vì vậy, sau khoảng 18-20 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn đống ủ, nếu nguyên liệu khô thì bổ sung nước đến khi nguyên liệu đạt độ ẩm 45-50%. Sau đó ủ tiếp 10-15 ngày nữa quả trình ủ hoàn thành. Có thể sử dụng ngay cho sản xuất./.

                                             Trung tâm Ứng dụng TBKHCN

Tác giả bài viết: article?img id=118059

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
5k
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập212
  • Hôm nay9,006
  • Tháng hiện tại91,473
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây