Ngành công nghiệp, dịch vụ bắt đầu vực dậy sau dịch Covid-19

Thứ hai - 29/06/2020 21:29 0

Trong 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, tuy nhiên chỉ số sản xuất công nghiệp của Nghệ An vẫn tăng trưởng khá tốt, các hoạt động thương mại, dịch vụ cũng dần phục hồi trở lại.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, nhất là các ngành chủ lực như: Ngành thủy điện thiếu nước để chạy máy sản xuất điện; ngành sản xuất bia sản lượng tiêu thụ giảm do việc thực hiện Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Công nhân làm việc tại Nhà máy Haivina Kim Liên, Nam Đàn. Ảnh: Quang An

Đặc biệt là dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng tất cả quốc gia trên thế giới, hiện nay vẫn đang diễn biến rất phức tạp, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An cũng không ngoại lệ.

Mặc dù vậy, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 6 năm 2020 của tỉnh Nghệ An ước tăng 9,12% so với tháng 5 năm 2020 và tăng 15,19% so với cùng kỳ năm 2019.

Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 1,08% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 2,58%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,89%. Trong 6 tháng đầu năm, đã phát điện thêm 3 dự án thủy điện (Đồng Văn, Ca Lôi, Ca nan 1) với tổng công suất 37,4 MW.

Sau thời gian nghỉ dịch, các doanh nghiệp đã trở lại sản xuất, ngành công nghiệp có tín hiệu phục hồi tốt, tuy còn chậm nhưng một số sản phẩm có mức tăng như: Quần áo không dệt kim ước đạt 20,9 triệu cái, tăng 24,13%; Sữa chua ước đạt 21,9 nghìn tấn, tăng 20,89%; Xi măng ước đạt 3,3 triệu tấn, tăng 13,32%; Ống thép Hoa Sen ước đạt 12,8 nghìn tấn, tăng 4,73%; Clinker ước đạt 3,4 triệu tấn, tăng 4,53%; Thức ăn gia súc ước đạt 66,3 nghìn tấn, tăng 3,05%; Sữa tươi ước đạt 114,5 triệu lít, tăng 3,86%…

Trong 6 tháng đầu năm, hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Sau thực hiện giãn cách xã hội, các ngành nghề trở lại hoạt động bình thường, do đó các ngành bán buôn, bán lẻ, dịch vụ lưu trú và ăn uống, giáo dục đào tạo và các ngành dịch vụ khác có xu hướng tăng lên so với những tháng trước đó.

Tuy nhiên, trong tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp, tâm lý e ngại sợ trở lại của dịch Covid-19 nên một số ngành, nghề như dịch vụ lữ hành và dịch vụ vui chơi giải trí tạm thời ngừng hoạt động và hoạt động cầm chừng.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa 6 tháng ước đạt gần 31 nghìn tỷ đồng, tăng 0,21%, trong đó nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 11,09% cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ ước đạt hơn  8.381 tỷ đồng, trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống 3.023 tỷ đồng, bằng 71,2% cùng kỳ năm 2019./.

TH: Khôi Kỳ

 

 

  Ý kiến bạn đọc

5k
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập212
  • Hôm nay9,006
  • Tháng hiện tại91,473
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây