Kết quả chuyến khảo sát đã bổ sung hàng trăm mẫu động, thực vật biển vào dữ liệu đa dạng sinh học biển Việt Nam, thu thập các mẫu phân tích thành phần hóa học và đánh giá tiềm năng sử dụng trong y dược ở độ sâu tới 40-150m tại các trạm khảo sát trong vùng Biển Đông; đồng thời thu thập, ghi nhận các số liệu quan trắc phục vụ nghiên cứu môi trường.

Trưởng đoàn khảo sát phía Việt Nam trình bày báo cáo tổng kết.
Đồng thời, mong muốn thời gian tới, hai bên sẽ trao đổi thường xuyên, tích cực để khai thác hiệu quả toàn bộ mẫu vật, số liệu thu được trong chuyến khảo sát.

Giáo sư, Viện sĩ Châu Văn Minh phát biểu khai mạc Hội thảo.
Chuyến khảo sát này một lần nữa khẳng định hiệu quả hợp tác truyền thống giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Phân viện Viễn Đông trong nghiên cứu khoa học biển, góp phần làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác giữa hai Viện Hàn lâm nói riêng và tình hữu nghị bền chặt giữa Việt Nam và Liên bang Nga nói chung.
Từ Vladivostok, Giáo sư, Viện sĩ Valentin Sergienko, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Chủ tịch Phân viện Viễn Đông chia sẻ, đây là chuyến khảo sát biển quốc tế đầu tiên của Phân viện Viễn Đông kể từ khi dịch Covid-19. Chuyến khảo sát đã thành công, an toàn trên cơ sở sự hợp tác chặt chẽ của các nhà khoa học Việt Nam và hy vọng sớm có những công bố chung của các nhà khoa học Việt - Nga trên cơ sở chuyến khảo sát này.

Giáo sư, Viện sĩ Valentin Sergienko, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga phát biểu chào mừng từ Vladivostok.
Đây là cơ sở khoa học quan trọng trong công tác thực hiện chiến lược biển, nghiên cứu biển của nước ta, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh biển đảo của Việt Nam.
Liên kết nguồn tin:
https://nhandan.vn/science-news/khai-thac-hieu-qua-so-lieu-chuyen-khao-sat-khoa-hoc-bien-654205/