Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất phòng ngủ ngoài khối lớn thứ 4
sang thị trường Liên minh châu Âu (EU), sau Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Bosnia và Herzegovina. Tỷ trọng nhập khẩu đồ nội thất phòng ngủ của EU từ Việt Nam năm 2020 chỉ chiếm 1,8% trong tổng nhập khẩu đồ nội thất phòng ngủ của EU, vì vậy vẫn còn rất nhiều dư địa để các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này đẩy mạnh trong thời gian tới.
Để giúp các doanh nghiệp kinh doanh đồ gỗ hiểu rõ hơn về quy định liên quan của EU về thị trường gỗ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng giới thiệu một số quy định về gỗ cụ thể như sau:
Tất cả gỗ nhập khẩu vào EU cần phải đến từ các nguồn hợp pháp có thể
kiểm chứng được. Quy định (EU) 995/20102 ngày 20/10/2010 hay còn gọi là quy
định về gỗ của EU (European Union Timber Regulation – EUTR3) kiểm soát nguồn gốc của gỗ nhập khẩu vào EU. Quy định áp dụng cho cả gỗ khai thác và gỗ nhập khẩu từ EU, bao gồm nhiều loại sản phẩm gỗ được liệt kê trong phụ lục và phù hợp với Bộ luật Hải quan của EU (Union Customs Code).
Quy định này nghiêm cấm việc nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trái phép vào
EU và đòi hỏi doanh nghiệp cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ vào châu Âu phải thực
hiện nghĩa vụ “thẩm định chuyên sâu” (due diligence) để đảm bảo nguồn gỗ hợp pháp. Các nhà cung cấp gỗ vào châu Âu có thể tự xây dựng hệ thống due diligence của riêng mình hoặc dựa trên hệ thống của tổ chức giám sát. Tổ chức giám sát phải được xác nhận bởi Uỷ ban châu Âu (EC). Vai trò của tổ chức này nhằm hỗ trợ các nhà cung ứng gỗ tuân thủ luật gỗ châu Âu.
Để thuận tiện cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm gỗ, tất cả các thương nhân mua và bán gỗ trên thị trường phải lưu giữ hồ sơ về nhà cung cấp và khách hàng của họ. Khi các nhà cung cấp gỗ không thể cung cấp các giấy tờ đảm bảo về tính hợp pháp, thì họ sẽ không thể cung cấp cho thị trường EU.
Nếu gỗ có giấy phép Thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (Forest Law Enforcement, Governance and Trade – FLEGT), theo Quy định (EC) 2173/20054 ngày 20/12/2005, hoặc giấy phép CITES (theo quy định (EC) 338/975 ngày 9/12/1996) thì sẽ được coi là đã tuân thủ EUTR và được xuất vào thị trường EU mà không cần thực hiện trách nhiệm giải trình nguồn gốc gỗ.
Mọi sản phẩm lưu hành tại châu Âu phải đảm bảo tuân thủ các quy định trong Chỉ thị chung về An toàn sản phẩm (Product Safety Directive) số 2001/95/EC9, ngày 03/12/2001.
Gỗ hoặc các sản phẩm gỗ được sử dụng lâu dài vào các công trình xây dựng sẽ phải được gắn dấu CE: điều này áp dụng cho cửa sổ, cửa ra vào, khung, ván sàn và gỗ công nghiệp, cầu thang, gỗ dán nhiều lớp, tấm (ván ép), gỗ ốp và gỗ kết cấu.
Việc đánh dấu này cho thấy các sản phẩm tuân thủ các yêu cầu hài hòa về độ bền cơ học, độ ổn định, an toàn cháy nổ, vệ sinh, sức khỏe và môi trường. Các nhà sản xuất vật liệu xây dựng này cần phải cung cấp “Declaration of Performance11” (Tuyên bố hiệu suất – DoP) kể từ tháng 7 năm 2013. DoP là tài liệu do các nhà sản xuất vật liệu xây dựng ban hành nhằm đảm bảo rằng sản phẩm phù hợp với các yêu cầu của Quy định (EU) 305/201112 ngày 09/03/2011 về sản phẩm xây dựng: Construction Products Regulation – CPR và nhãn hiệu CE có liên quan. DoP giúp cho việc so sánh các sản phẩm có cùng tiêu chuẩn tham chiếu và có thể so sánh một cách khách quan các sản phẩm có cùng mục đích sử dụng. Các Tiêu chuẩn hài hòa (Harmonized Standards13) là các thông số kỹ thuật cho phép đáp ứng các yêu cầu thiết yếu. DoP phải được nhà sản xuất ban hành khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Các chất bảo quản asen, creosote và thủy ngân được sử dụng để ngăn ngừa phân hủy và cải thiện độ bền của gỗ, đặc biệt là được sử dụng trong các ứng dụng ngoài trời. Quy định “Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và Hạn chế Hóa chất (REACH)” của châu Âu không cho phép sử dụng các chất bảo quản này, với một số ngoại lệ, chẳng hạn như gỗ được sử dụng trong các cơ sở công nghiệp hoặc làm tà vẹt đường sắt.
Quy định REACH (EC) số 1907/2006 ngày 18/12/2006, cập nhật ngày 01/10/2021: http://data.europa.eu/eli/reg/2006/1907/2021-10-01
REACH đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người và môi trường ở mức cao bằng cách áp dụng các phương pháp đánh giá độ nguy hại của các chất mà không ảnh hưởng đến lưu thông hóa chất trong thị trường EU. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất phải đảm bảo các hóa chất đó không gây hại cho con người và môi trường.
Ngoài ra, còn có những quy định hạn chế khác như sau: Hạn chế đối với gỗ (ví dụ: cửa ra vào, khung cửa sổ và các bộ phận sàn) được xử lý bằng một số loại dầu, véc ni keo và sơn mài có thể chứa các chất độc hại. Ví dụ, các sản phẩm đã sơn sẽ không được bán trên thị trường nếu nồng độ cadimi bằng hoặc lớn hơn 0,1% trọng lượng của sơn trên đồ đã sơn; Hạn chế đối với việc sử dụng hóa chất trong chế biến: ví dụ như các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) được sử dụng trong lớp phủ, formaldehyde và pentachlorophenol. Các sản phẩm gỗ được xử lý bằng creosote cũng bị EU cấm. Việc sử dụng và tiếp thị asen và tất cả các hợp chất đồng mạ crom, bao gồm đồng asen mạ crom (Chromated Copper Arsenate – CCA), đồng Chrome Boron (Copper Chrome Boron – CCB) và đồng Chrome florua (Copper Chrome Fluoride -CCF), trong chất bảo quản gỗ không được phép. Dầu tự nhiên để bảo vệ đồ đạc trong vườn có thể được sử dụng trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, hãy kiểm tra hàm lượng dầu của sản phẩm trên trang web của Cơ quan Hóa chất châu Âu14 (ECHA).
Tất cả các vật liệu đóng gói bằng gỗ (chủ yếu là pallet) phải hiển thị logo ISPM-15, cùng với số nhận dạng duy nhất nếu tự sản xuất vật liệu đóng gói. Nếu không tự sản xuất nguyên liệu, sẽ phải mua từ nhà sản xuất được cấp phép bởi Tổ chức Bảo vệ thực vật quốc gia (NPPO). Ngoài ra, tất cả gỗ được sử dụng trong vật liệu đóng gói phải được xử lý nhiệt (HT).
Theo quy định, các hàng hóa bên ngoài EU khi được nhập khẩu phải khai báo hải quan. Thủ tục hải quan là thủ tục theo đó hàng hóa được trả ra khi hoàn tất khai báo nhập khẩu đi kèm với các chứng từ liên quan và nộp đầy đủ thuế và các nghĩa vụ hải quan khác cho cơ quan hải quan.
* Các chứng từ cơ bản trong bộ hồ sơ hải quan:
Theo quy định của EU, khi thông quan hàng hóa, phải xuất trình cho cơ quan Hải quan tờ khai theo mẫu do Hải quan quy định. Những chứng từ cơ bản cho hàng hoá nhập khẩu vào các nước thành viên EU không phụ thuộc vào giá trị lô hàng hay loại hình vận chuyển. Thông thường đối với hàng nhập khẩu vào EU, yêu cầu phải có những chứng từ cơ bản sau:
– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
– Tờ khai Trị giá Hải quan (Customs Value Declaration): áp dụng cho các lô hàng vượt quá 20.000 EUR. Tờ khai hải quan phải kèm theo Văn bản hành chính đơn (Single Administrative Document – SAD).
– Văn bản Hành chính đơn (Single Administrative Document – SAD): Tất cả
– Chứng từ vận chuyển (Freight documents):
– Vận đơn (Bill of Lading): Cần có bản sao vận đơn
– Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O):
– Phiếu đóng gói (Packing list):
– Giấy phép nhập khẩu (Import License):
– Giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa (Insurance Certificate):
– Và một số chứng từ, tài liệu khác tùy thuộc vào loại hàng hóa nhập khẩu
hoặc các ưu đãi được hưởng.
Tác giả bài viết: Sưu tầm
Ý kiến bạn đọc