Cải tiến quy trình hoạt động và chất lượng sản phẩm thông qua phương pháp SPC

Chủ nhật - 03/07/2022 22:55 0

Ứng dụng kiểm soát quá trình bằng kỹ thuật thống kê (SPC) giúp công ty cải tiến quy trình hoạt động và chất lượng sản phẩm. SPC không chỉ dùng để kiểm soát quá trình tạo ra sản phẩm hiện tại mà còn giúp đọc được xu hướng của quá trình đó.

Việc áp dụng phương pháp thống kê để thu thập, trình bày, phân tích các dữ liệu một cách đúng đắn, chính xác, kịp thời nhằm theo dõi, kiểm soát, cải tiến quá trình hoạt động của một đơn vị, tổ chức bằng cách giảm tính biến động của nó. Kiểm soát quá trình bằng kỹ thuật thống kê (SPC) là phương pháp kiểm tra chất lượng trong những quy trình công nghệ. Đó là một tập hợp những phương pháp sử dụng công cụ thống kê như giá trị trung bình, độ dao động và những công cụ khác để nhận diện liệu có phải quá trình được quan sát có đang được kiểm soát tốt không.

SPC được xem là công cụ để nắm bắt thực tế trên cơ sở các dữ liệu thu thập. Ứng dụng SPC giúp công ty cải tiến quy trình hoạt động và chất lượng sản phẩm. SPC không chỉ kiểm soát quá trình tạo ra sản phẩm hiện tại mà còn giúp đọc được xu hướng của quá trình đó. Đây là những công cụ rất hữu ích mà công nhân có thể sử dụng trực tiếp.

 

Kiểm soát quá trình bằng kỹ thuật thống kê là phương pháp kiểm tra chất lượng trong những quy trình công nghệ 

Lợi ích và hạn chế khi áp dụng SPC

Về lợi ích của SPC, cùng với ISO, TQM,… SPC cũng đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình quản trị chất lượng. Kiểm soát quá trình là cần thiết vì không có quá trình hoạt động nào có thể cho ra những sản phẩm giống hệt nhau. Sự biến động này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể phân ra làm hai loại nguyên nhân:

Loại thứ nhất: Do biến đổi ngẫu nhiên vốn có của quá trình, chúng phụ thuộc vào máy móc, thiết bị, công nghệ và cách đo. Biến đổi do những nguyên nhân này là điều tự nhiên, bình thường, không cần phải điều chỉnh, sửa sai.

Loại thứ hai: Do những nguyên nhân không ngẫu nhiên, nguyên nhân đặc biệt, dị thường mà nhà quản lý có thể nhận dạng và cần phải tìm ra để sửa chữa nhằm ngăn ngừa sai sót tiếp tục phát sinh. Nguyên nhân loại này có thể do thiết bị điều chỉnh không đúng, nguyên vật liệu sai sót, máy móc bị hư, công nhân thao tác không đúng…

Bên cạnh đó, việc áp dụng SPC còn giúp tập hợp số liệu dễ dàng; Xác định được vấn đề; Phỏng đoán và nhận biết các nguyên nhân; Loại bỏ nguyên nhân; Ngăn ngừa sai lỗi; Xác định hiệu quả của cải tiến.

Ngoài ra, SPC cho phép sức mạnh của từng nguồn biến thể được xác định bằng số. Nếu nguồn của sự thay đổi được phát hiện và đo lường, người ta có thể tuân theo điều chỉnh. Đổi lại, sửa chữa của các biến thể có thể làm giảm chất thải trong sản xuất và cải thiện chất lượng của sản phẩm đến với khách hàng. 

Một lợi thế của SPC so với các phương pháp kiểm soát chất lượng khác, chẳng hạn như “kiểm tra”, là nó nhấn mạnh phát hiện sớm và ngăn ngừa các vấn đề, chứ không phải là sửa chữa vấn đề sau khi đã xảy ra.

Ngoài việc giảm thiểu chất thải, SPC cũng có thể dẫn đến việc giảm thời gian cần thiết để sản xuất sản phẩm. SPC làm cho nó ít có khả năng sản phẩm đã hoàn thành sẽ cần phải được làm lại. SPC cũng có thể xác định tắc nghẽn, thời gian chờ đợi và các nguồn khác của sự chậm trễ trong quá trình. Trong xu thế hiện nay, việc nghiên cứu, ứng dụng các công cụ SPC là điều kiện cần thiết giúp doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng hòa nhập thị trường thế giới.

Về hạn chế, việc áp dụng SPC cho một quá trình nhằm mục đích cho kết quả trong việc loại bỏ chất thải quá trình. Điều này lần lượt giúp loại bỏ sự cần thiết cho bước kiểm tra sau sản xuất. Sự thành công của SPC không chỉ dựa trên các kỹ năng mà nó được áp dụng mà còn phù hợp hoặc tuân theo quá trình này là SPC. Trong một số trường hợp, nó có thể là khó khăn để đánh giá khi các ứng dụng của SPC là thích hợp.

Để đảm bảo việc thực hiện tốt SPC, cán bộ, công nhân viên cần phải được đào tạo hợp lý ở các mức độ khác nhau tuỳ mục đích sử dụng. Cụ thể: Cán bộ quản lý và giám sát viên phải quen thuộc với các công cụ kiểm soát chất lượng và hiểu rõ cơ sở của phương pháp thống kê đựoc sử dụng trong quản lý chất lượng. Họ cũng phải được đào tạo đầy đủ để hướng dẫn nhân viên áp dụng đúng các kỹ thuật thống kê.

Tổ trưởng tổ dịch vụ hoặc phân xưởng sản xuất phải được đào tạo về các phương pháp thống kê để có thể áp dụng 7 công cụ quản lý chất lượng truyền thống và 7 công cụ quản lý chất lượng mới. Họ phải có khả năng áp dụng kỹ thuật thống kê để cải tiến việc kiểm soát chất lượng cũng như các công việc hàng ngày.

Tác giả bài viết: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

5k
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập212
  • Hôm nay9,006
  • Tháng hiện tại91,473
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây