Những vấn đề cần quan tâm khi canh tác trong nhà màng

Thứ bảy - 14/08/2021 23:39 0
Trong những năm qua nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, tỉnh Nghệ An đã có chủ trương và nhiều cơ chế chính sách đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Một trong những ứng dụng đó là xây dựng và phát triển sản xuất trong nhà lưới, nhà màng. Trên thực tế, việc đưa cây trồng vào sản xuất trong nhà lưới, nhà màng đã mang lại hiệu quả kinh tế,đặc biệt là sản xuất một số loại rau, củ quả có giá trị cao, nhiều gia đình đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Tuy nhiên với hình thức canh tác này cũng đã gặp không ít khó khăn do điều kiện khí hậu khu vực miền trung, trong đó có tỉnhNghệ An quá khắc nghiệt, tình hình sâu bệnh hại vẫn phát sinh phát triển, chưa phát huy tối đa các ưu điểm mà cánh tác trong nhà màng mang lại.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng nhà màng, giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩmvà góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sự phát triển nền nông nghiệp bền vững cần xác định các yếu tố tác động bất lợi và từ đó đặt ra các yêu cầu nhằm hạn chế ảnh hưởng đó:
* Trước hết chúng ta cần quan tâm giải pháp lựa chọn, thiết kế xây dựng nhà màngphù hợp với điều kiện tiểu khí hậu của từng vùng.
Yêu cầu đầu tiên đặt ra là các nhà màng được xây dựng phải chắc chắn, kiên cố, an toàn. Nên lựa chọn thiết kế cột khung nhà đổ bằng bê tông cốt thép, đế đổ cao 1m, âm sâu 0,7m, độ cao khung nhà vừa phảiđạt 3,5-4,5 m hạn chế sụp đổ do gió bão. Đồng thời chú ý lựa chọn thiết kế mái nhà tạo hệ thống thông gió,giúp giảm diện tích bị nung nóng, phân tầng luồng không khí và điều tiết khí hậu trong môi trường nhà màng trong mùa nắng nóng. Có thể thiết kế dạng mái vòm lệch hoặc 2 mái cố định, ở phần mái lệch hoặc 2 bên khoảng cánh 2 hai mái làm cửa thông gió che bởi lưới chắn công trùng
Việc lựa chọn màng nilon che mái cũng như lưới che xung quanh cũng rất quan trọng, nên chọn các loại vật liệu chuyên dụng có sợi dai chắc, sáng màu, ô lưới dày chắn được xâm nhập của côn trùng nhưng vẫn đảm bảo sự thông thoáng. Trên thị trường có rất nhiều loại lưới có kích thước ô lưới khác nhau nhưng nên chọn loại lưới 64 mesh, tức là có 64 lỗ trên một inch vuông, mỗi lỗ có kích thước 0,8 mm để ngăn cản được các loại côn trùng ngay cả các loại nhỏ như bọ trĩ, bọ nhảy thường hay gây hại trên các cây trồng họ bầu bí, rau ăn lá ...
Đối với sản xuất ngoài môi trường nhiều khi sâu hại được khống chế bởi nhưng thiên địch, hay các yếu tố như mưa, gió cũnggiúp giảm thiệt hại do côn trùng gây nên nhưng trong nhà màng lại hoàn toàn không có tác dụng. Do vậy, điều quan trọng là thiết kế nhà lưới ngăn chặn sự xâm nhập của tất cả các loài côn trùng gây hại. Nhà lưới nên thiết kế có 2 lớp cửa so le nhau, mỗi lần vào nhà lưới thì đóng cửa rồi mới mở cửa còn lại.
Để linh hoạt hơn trong việc điều tiết các yếu tố ngoại cảnh phù hợp mỗi loại cây trồng cũng như từng thời kì sinh trưởng của cây,trong nhà màng cần thiết kế các quạt thông gió và lưới cắt nắngđảm bảo che bớt ánh nắng trực tiếp và giảm nhiệt độ vào nhưng lúc nắng nóng.
 Và vấn đề không thể thiếu được là thiết kế hệ thống tưới tiêu nước. Trên thực tế đã có nhiều nhà màng được xây dựng chưa quan tâm đến địa hình và hệ thống tiêu nước để thoái nước một cách kịp thời nên cũng đã gây thiệt hại lớn. Bên cạnh đó, khi đã xây dựng nhà màng thì nên đầu tư hệ thống tướinhỏ giọt, một biện pháp tưới nước tiết kiệm mang lại hiệu quả cao, cây luôn luôn được cung cấp nước vào vùng gần gốc cây dưới dạng các giọt nước nhỏ chậm, rễ cây dễ dàng hấp thụ, đồng thời có thể hoà tan các loại phân bón cho cây trồng đúng thời điểm cây cần, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bónvà tiết kiệm công lao động.
* Vấn đề thứ 2 là các giải pháp về kỹ thuật sản xuất. Tùy vào đối tượng cây cũng nhưđiều kiện đấtđai mà có sự lựa chọn hình thức canh tác trên đất, thủy canh hay giá thể. Trong điều kiện đất đai thuận lợi nên lựa chọn hình thức canh tác trên đất. Với hình thức này chúng ta dễ dàng kiểm soát các kỹ thuật cung cấp dinh dưỡng cũng như cung cấp nước cho cây trồng.
Sản xuất trong nhà màng là môi trường dễ phát sinh bệnh hại cây trồng, vì vậy khâu xử lý đất  luôn  luôn phải chú trọng. Trước hếtcần nhặt sạch cỏ dại, gốc rễ cây và rải vôi bột nông nghiệptrên cácmặt luống, xới tung đất trên bề mặt, để phơi nắng 7 – 10 ngày. Sau đó sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục + chế phẩmTrichoderma Bacillusbón vào các bề mặt bổ sung vi sinh vật có ích và tăng độ tơi xốp đất, tạo môi trường tốt cho vi sinh vật có íchtồn tại và phát triển nhanh chóngnhằm tiêu diệt, khống chế và ngăn ngừa các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh hại.
Nên áp dụng phương pháp luân canh những cây khác họ sẽ đảm bảo cây trồng trong nhà màngphát triển tốt đồng thời cắt bỏ nguồn sống của các loại gây hại
Cần kết hợp với việc sử dụng nguồn cây giống đảm bảo chất lượng và quy trình canh tác từng loại cây trồngphù hợp với đặcđiểm của từng loại cây trồng. Chúýbố trí mật độ trồng hợp lý, tạo điều kiện thông thoáng và diện tích các bề mặt lá quang hợp được tốt nhất, quá trình chăm sóc cần tỉa bỏ những cành nhánh lá già sâu bệnh, những nhánh cây không cần thiết để tập trung dinh dưỡng, cây thoáng và hạn chế bệnh hại.

Tưới nước hàng ngày để giữ độ ẩm cho cây, hiệu quả nhất trong việc tưới là sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cung cấp nước chậm, thường xuyên tại vùng rễ, bình quân 1 ngày tưới 6-7 lần, mỗi lần 2-3 phút.Trường hợp không có hệ thống tưới nhỏ giọt, cần chúýthường xuyên phải tưới nước bổ sung cho cây, đặc biệt vào mùa nắng nóng. Cách tốt nhất là tưới 2 lần vào trước buổi sáng sớm và chiều tối. Tưới vào gốc xong tiếp tục dùng vòi phun tưới ướt toàn bộ lá và thân, cành cây, tuyệt đối không được tưới cây giữa lúc trời trưa nắng, cây sốc nhiệt vàcó thể bị chết cháy.
Bón phân theo nhu cầu của từng loại cây, bón gốc hoạc tưới, tưới qua hệ thống tưới nước .. vào buổi chiều mát. Trong điều kiện nắng nóngtốt nhất là tận dụng các phế phẩm thực vật, đem ngâm nước cho thối mục, với các chế phẩm sinh học từ Trichoderma, Bio trùn quế, men vi sinh ... pha loãng với nước tưới trực tiếp vào gốc cây. Hoạcsử dụng các phân hữu cơ sinh học humic, phân WEHG,.. ngâm  phân NPK, rồi pha loãng tưới cho cây. Sau khi tưới nước phân xong phải tưới qua một lượt nước lã, cho nước phân ngấm sâu vào đất.

          Cây trồng trong nhà màngđược bảo vệ bởi lớp lưới ngăn cản côn trùng xâm nhập và gây hại, tuy nhiên thiệt hại do côn trùng gây ra cho cây trồngtrong nhà màng vẫn còn kháphổ biến, đặc biệtmột số đối tượng gây hại như rệp, nhện, ruồi vàng....Nguồn gây hại có thể từ giống, từ tàn dư của vụ trước, hoạctrong quá trìnhđi lại chăm sóc, sử dụng dụng cụ chăm sócmang theo các nguồn từ ngoài môi trường vào. Côn trùng có thểđẻ trứng ngay trên các bề mặt lưới chắn, ấu trùng nở ra tiếp xúc và phá hại. Và cũng có thể do sự lựa chọn các loại lưới che còn chưa phù họp, một số côn trùng gây hại đi qua lưới cókích thước lỗ to một cách dễ dàng. Vấn đề dịch hại lớn nhất trong nhà nhà mànglại là các bệnhdo nấm gây nên. Nguồn bệnh luôn tồn tại trong đất, không khí cũng như cây giống, hạt giống mang trồng, trong lúcđó môi trường nhà màng cónhữngđiều kiện khá thuận lợi cho bệnh nấm phát sinh phát triển.
Để giảm mức thiệt hại do sâu bệnh gây ra, hạn chế sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật cần kiểm soát sâu bệnh ngay từ đầu vụ. Chúývệ sinh môi trường, sau khi thu hoạch, cần làm sạch lưới chắn bằng vòi phun áp lực, dọn hết các tàn dư thực vật; Xử lý đất tốt, đặc biệt là bón vôi, phơi ải đất và chúý tăng cường phân hữu cơ kết hợp với chế phẩm Trichodema bón vào đất;Bên cạnhđó cần quan tâm nhiều hơn vấn đềkiểm soát xử lý cây giống, hạt giống trước khi gieo trồng;Luôn luôn thông gió làm cho không khí trong nhà màng được thay đổi, khoảng cách giữa cây với cây được thông thoáng, đồng thờigiám sát độ ẩm là cách tốt nhất để ngăn chặn các loại bệnh hại.
Trong quá trình chăm sóc cây trồngđảm bảo đúng quy trình kỹ thuật tạođiều kiện tốt cho cây sinh trưởng và phát triển, tăng sức đề kháng cho cây. Chú ý  loại bỏ lá, cành bị hư hỏng, bị sâu bệnh ra khỏi nhà màng để tránh sự lây lan. Thường xuyên theo dõi vườn cây, phát hiện kịp thời các loại sâu bệnh hại, ưu tiên xử lý sâu hại bằng biện pháp bẩy bã, tiêu diệt thủ công, sử dụng các loại thuốc thảo mộcnhưgừng, tỏi, ớt, rượu ngâm để xua đuổi và trị một số đối tượng như rệp, sâu khoang, sâu tơ, bọ nhảy, bọ trĩ….. ở mật độ thấp, trường hợp mật độ cao có thể sử dụng thuốc thuốc sinh học như Radiant 60sc, Tập Kỳ 1.8EC, Catex 1.8EC và Catex, Vertimex 1,8EC…. Đối với bệnh do nấm gây hại, cần sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma để phòng. Trường hợp bệnh nấm, vi khuẩn phát sinh sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc Bacillus subtilis như Biobac WP, Bionite WP….Nếu bệnh phát triểnsử dụng thuốc các thuốc Daconil 75WP, Insuran 50WG, Aliette hoặc Ridomil gold với nồng với nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo để khống chế bệnh. Chú ý tuân thủ đúng thời gian cách ly, đảm bảo sản phẩm rau củ, quả luôn được an toàn vệ sinh thực phẩm./.
                                                                                                                               TH : Phúc Kiên
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây