Giải pháp “Chăn nuôi lợn an toàn sinh học” để phòng chống bệnh dịch tả lợn châu phi trên địa bàn huyện Thanh Chương
Thứ hai - 29/11/2021 20:231.0030
Theo Nghị quyết của Đại hội huyện đảng bộ khóa 31 nhiệm kỳ 2020-2025 xem nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu, trong đó ngành chăn nuôi chiếm 52% nội hàm của nghành nông nghiệp. Trong 2 năm vừa qua, trên địa bàn cả nước nói chung và huyện Thanh Chương nói riêng bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra trên diện rộng tại 30/38 xã, thị trấn với lượng lợn tiêu hủy 481 tấn lợn các loại (giá 50.000 đồng/kg là hơn 24 tỷ đồng), kinh phí chính quyền cấp để phòng chống dịch là 2.562.000.000 đồng gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi, nhà nước. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do vi rút gây ra; khi lợn bị bệnh có tỷ lệ chết cao và có thể đến 100%. Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh và không có thuốc điều trị. Vì vậy để hoàn thành kế hoạch phòng chống dịch tả lợn châu phi trên địa bàn huyện Thanh Chương 5 năm tới có 95% xã không có dịch DTLCP, thì áp dụng quy trình “Chăn nuôi lợn an toàn sinh học được xem là giải pháp có hiệu quả nhất để phòng chống bệnh dịch tả lợn châu phi trong thời gian tới”. Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện Thanh Chương Tổng đàn lợn của huyện Thanh Chương thời điểm 01/10/2020 là 110.000 con. Có 290 gia trại và trang trại, trang trại lớn là 12 trang trại, chiếm 11% tổng đàn, trang trại vừa và nhỏ 278 trang trại, chiếm 24% , hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm 65%. Trong đó số trang trại, gia trại đảm bảo an toàn dịch bệnh là 12%. Thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của vật nuôi; Kiểm soát đầu vào như Giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y không thường xuyên ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát dịch bệnh; việc xả thải không hợp lý gây ô nhiễm môi trường và phát tán dịch bệnh. Từ thực trạng trên chúng ta thấy rằng việc chăn nuôi lợn trên địa bàn còn manh múi, nhỏ lẽ, chăn nuôi theo hình thức tận dụng phụ phẩm nông nghiệp và bán công nghiệp, nhờ may rủi do vậy cần có các giải pháp để phòng chống dịch tả lợn châu phi trong thời gian tới. Giải pháp thực hiện là chăn nuôi lợn an toàn sinh học. Đối với chuồng nuôi và dụng cụ chăn nuôi, kiểm soát tốt khu vực chuồng nuôi tránh đưa dịch từ ngoài vào như: hạn chế người ra vào hoặc áp dụng biện pháp bảo hộ, không để các loại vật nuôi khác vào chuồng lợn; Đảm bảo vệ sinh sát trùng dụng cụ chăn nuôi để hạn chế tối đa việc xâm nhập và phát tán mầm bệnh vào chuồng nuôi lợn như quần áo bảo hộ, máng ăn; Nên có ô chuồng nuôi cách ly đàn lợn mới nhập hoặc nuôi lợn bị bệnh; Ghi chép đầy đủ các thông tin liên quan đến việc khử trùng vào sổ để theo dõi, kiểm tra như: ngày tháng khử trùng, khu vực khử trùng, hóa chất sát trùng, người thực hiện…một cách đầy đủ, kịp thời và theo kỹ thuật hướng dẫn.
Đối với con giống, lợn giống đảm bảo an toàn dịch bệnh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, không nên mua giống tại nơi vừa xảy ra dịch; Đối với lợn nhập từ ngoài tỉnh phải có Giấy kiểm dịch. Trong quá trình vận chuyển, cần bố trí phương tiện và thời gian vận chuyển phù hợp; khử trùng kỹ phương tiện trước và sau khi vận chuyển đàn lợn giống. Đồng thời, thực hiện nuôi cách ly ít nhất 2 tuần để theo dõi tình trạng sức khỏe; ghi chép đầy đủ các thông tin về đàn lợn giống vào sổ chăn. Đối với thức ăn và nước uống, cần kiểm soát tốt nguồn thức ăn và nguyên liệu phục vụ cho chăn nuôi đảm bảo có chất lượng tốt, có nguồn gốc rõ ràng, không bị hỏng, mốc và còn hạn sử dụng; không nhiễm các loại mầm bệnh; Không cho lợn ăn các loại thức ăn thừa của người khi chưa được xử lý nhiệt. Khi nhập thức ăn và nguyên liệu cần bảo quản tại kho chứa riêng, không để vào trong các dãy chuồng nuôi. Nguồn nước cho chăn nuôi lợn phải đảm bảo an toàn và nên bổ sung chế phẩm sinh học trong thức ăn để tăng khả năng tiêu hóa, sức đề kháng cho đàn lợn. Về chăm sóc, nuôi dưỡng, cần có quy trình chăn nuôi phù hợp với từng loại lợn theo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển và tuân thủ thực hiện đúng quy trình. Nên áp dụng phương thức quản lý “cùng vào - cùng ra”. Đối với chăn nuôi lợn nông hộ nên áp dụng phương thức nuôi khô, hạn chế sử dụng nước tắm cho lợn. Kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học trong nước uống, độn chuồng và định kỳ phun sương trong chuồng nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất và cung cấp đầy đủ khẩu phần ăn cho các loại lợn nuôi cũng như lợn ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Công tác vệ sinh thú y, hàng ngày tiến hành vệ, thu gom và xử lý toàn bộ rác, chất thải để xử lý. Khử trùng xung quanh chuồng trại định kỳ ít nhất 2 lần/tuần; bên trong chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần; Đối với chuồng nuôi vừa xảy ra dịch bệnh: Tiến hành vệ sinh, phun thuốc sát trùng 1 lần/ngày toàn bộ chuồng nuôi, khuôn viên trại, khu vực nhà ở cho công nhân…bằng, vôi, các thuốc sát trùng như: Benkocid, Omnicide, Han Iodine, Virkon, Povi dine theo hướng dẫn của Nhà sản xuất; Tiêu hủy đồ bảo hộ, khử trùng dụng cụ và vệ sinh, tiêu diệt côn trùng xung quang chuồng nuôi. Về việc xử lý chất thải chăn nuôi, chất thải phải được thu gom hằng ngày, để xa khu chuồng nuôi và nơi cấp nước. Có biện pháp xử lý chất thải phù hợp với điều kiện chăn nuôi bằng các giải pháp như: Sử dụng hệ thống biogas, ủ phân vi sinh hoặc dùng đệm lót sinh học… Khi có vật nuôi chết cần thực hiện tiêu hủy bằng phương pháp đốt cháy hoàn toàn hoặc chôn rải vôi bột, khử trùng theo đúng quy định thú y. Tuyệt đối không xả thải trực tiếp ra môi trường xung quanh sẽ gây ô nhiễm môi trường và phát tán mầm bệnh. Về quản lý dịch bệnh, người chăn nuôi cần có quy trình phòng bệnh phù hợp cho từng loại lợn và thực hiện đúng quy trình. Khi có dịch bệnh phải khai báo cho chính quyền địa phương và thực hiện đầy đủ các quy định về phòng chống dịch; Cách ly lợn ốm để có biện pháp xử lý phù hợp, ngừng xuất bán lợn giống và kiểm soát chặt chẽ việc bán sản phẩm, vật tư trong khu chăn nuôi lợn ra ngoài. Trường hợp lợn bị các bệnh buộc phải tiêu hủy thì thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Trên đây là một số giải pháp về chăn nuôi lợn an toàn sinh học, người chăn nuôi cần quan tâm và tăng cường áp dụng một cách đầy đủ và thường xuyên để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn lợn nuôi, tăng hiệu quả đầu tư và phát triển chăn nuôi bền vững. Việc áp dụng giải pháp chăn nuôi lợn an toàn sinh học đã có kết quả tích cực. Cụ thể, có 290 gia trại và trang trại, trang trại lớn là 12 trang trại, chiếm 11 % tổng đàn, trang trại vừa và nhỏ 278 trang trại, chiếm 34%, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ 65 chiếm %. Trong đó số trang trại, gia trại đảm bảo an toàn dịch bệnh là 12%, trong số này có 12 trang trại áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học Tại các xã Thanh Lâm, Thanh Tùng, Thanh Hương, Thanh Đồng, Thanh Ngọc thì trong năm 2019 và 2020 không xảy ra bệnh dịch tả lợn châu phi tại những trang tại này. Để hạn chế thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu phi trong thời gian tới đảm bảo đến năm 2025 có 95% xã, thị trấn không xảy ra bệnh DTLCP thì áp dụng biện pháp chăn nuôi lợn an toàn sinh học là biện pháp hiệu quả và bền vững. Các giải pháp người dân có thể áp dụng trong điều kiện địa phương, không cần chi phí quá cao. Thời gian tới, Thanh Chương sẽ hỗ trợ kinh phí xây dựng một số mô hình, tổ chức các lớp tập huấn nuôi lợn an toàn sinh học trong trang tại vừa và nhỏ trên địa bàn huyện./. Nguyễn Văn Dương