Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp đới bờ phục vụ phát triển bền vững vùng duyên hải Bắc Bộ - thí điểm tại tỉnh Thái Bình
Trong thời gian gần đây, đới bờ biển đang bị suy t...
Trong thời gian gần đây, đới bờ biển đang bị suy thoái do các hoạt động phát triển như khai thác khoáng sản, chặt phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy hải sản, khai hoang lấn biển mở rộng đất nông nghiệp, các khu công nghiệp ven bờ… Bên cạnh đó biến đổi của khí hậu, nước biển dâng cũng đã và đang tác động mạnh tới đới bờ. Điều đó đã dẫn tới hậu quả là làm mất đi môi trường sống, thoái hóa chất lượng nước, thay đổi chu kỳ thủy văn, cạn kiệt tài nguyên vùng bờ… Công tác quản lý biển nói chung, quản lý đới bờ nói riêng phải được đặt thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu quốc gia, phải được thực hiện trên cơ sở khoa học, đầy đủ và tin cậy; là đòi hỏi bức xúc của thực tế, đã được sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học trên thế giới và trong nước.
Thái Bình là một tỉnh nằm ở trung tâm vùng duyên hải Bắc Bộ (bao gồm 5 tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình). Với những nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế, mọi hoạt động kinh tế - xã hội của 5 tỉnh đều tác động qua lại chặt chẽ. Bởi thế hoạt động quản lý tổng hợp đới bờ (QLTHĐB) của mỗi tỉnh không thể không tính đến hoạt động QLTHĐB của các tỉnh liền kề, nhất là đối với Thái Bình, tỉnh có vị trí địa lý ở giữa khu vực.
Thái Bình có 54 km đường biển với 3 con sông lớn và 5 cửa biển. Hoạt động kinh tế liên quan đến đới bờ chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của tỉnh và tác động mạnh mẽ tới hệ sinh thái, tài nguyên, môi trường của Thái Bình và các tỉnh lân cận.
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp đới bờ phục vụ phát triển bền vững vùng duyên hải Bắc Bộ - thí điểm tại tỉnh Thái Bình” do Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Thái Bình cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Hoàng Giang thực hiện, sẽ là một đóng góp quan trọng, mang tính đột phá trong việc đề ra những luận cứ và giải pháp KHCN giúp cho công tác QLTHĐB có sự chuyển biến rõ rệt, góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững của tỉnh Thái Bình nói riêng và các tỉnh duyên hải Bắc Bộ nói chung. Với mục tiêu: Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội và quản lý tổng hợp đới bờ vùng duyên hải Bắc Bộ; Đề xuất các giải pháp về khoa học và công nghệ; thể chế, chính sách cho QLTHĐB phục vụ phát triển bền vững vùng duyên hải Bắc Bộ - thí điểm tại tỉnh Thái Bình; Xây dựng được mô hình tích hợp trong khai thác, sử dụng hợp lý và quản lý tài nguyên vùng duyên hải Bắc Bộ - thí điểm tỉnh Thái Bình.
Trên cơ sở đánh giá tổng hợp tư liệu, dữ liệu và kết quả điều tra khảo sát bổ sung, đã làm rõ được hiện trạng và diễn biến điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội đới bờ duyên hải Bắc Bộ và tỉnh Thái Bình: Tự nhiên đới bờ duyên hải Bắc Bộ có sự đa dạng và phân hóa rõ ràng về tự nhiên, được phân ra thành 2 vùng, 8 phụ vùng với 31 tiểu vùng khác nhau phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ; Sự phát triển kinh tế sôi động trong phạm vi đới bờ đã dẫn tới nguy cơ suy thoái tài nguyên và môi trường, cả phần lục địa ven biển và biển ven bờ. Môi trường nước biển ven bờ vùng nghiên cứu tương đối sạch, chỉ phát hiện dấu hiẹu vượt ngưỡng Mn, Cu, As, Hg, Pb, Zn tại một vài địa phương nhỏ. Về môi trường trầm tích biển có nhiều nguyên tố có hàm lượng cao vượt ngưỡng TCVN như Hg, Cu, Pb. Thiên tai dưới sự tác động của biến đổi khí hậu gây nên nhiều thiệt hại cho đới bờ duyên hải Bắc Bộ.; Môi trường đới bờ tỉnh Thái Bình đã bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm. Trong bối cảnh chung là bồi tụ, song bờ biển tỉnh Thái Bình vẫn có diễn biến phức tạp, đan xen giữa xói và bồi. Hiện tượng bồi tụ dạng doi cát ở phía Bắc cửa Ba Lạt đã gây nên hiện tượng bồi tụ tại bãi biển Đồng Châu. Một số bờ biển ở khu vực Cồn Vành, Cồn Đen ảnh hưởng tới các khu du lịch biển; Với 54km bờ biển, nhiều bãi ngang rộng và hàng chục ngàn km2 vùng lãnh hải, nằm trong vùng biển thuộc ngư trường đánh bắt vịnh Bắc Bộ, khu vực ven biển Thái Bình có vị trí địa lý khá thuận lợi, kết nối liên hoàn với các địa bàn trong vùng. Tài nguyên biển và vị thế địa lý đã tạo cho vùng ven biển Thái Bình có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội; thuận lợi trong giao lưu kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển; Quyết định thành lập khu kinh tế Thái Bình sẽ tác động mạnh tới tỉnh Thái Bình và khu vực.
Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã và đang diễn ra rõ nét, ngày càng nghiêm trọng hơn đối với đới bờ Duyên hải Bắc Bộ và tỉnh Thái Bình. Các tác động của gió, bão, 59 nước biển dâng, các hệ quả của biến đổi khí hậu như mưa lũ, ngập úng, hạn hán… cùng với hệ lụy của phát triển kinh tế như ô nhiễm môi trường, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên… đã, đang và sẽ đặt vùng duyên hải Bắc Bộ trước những áp lực và thách thức rất lớn. Cũng từ những áp lực và thách thức nên trên sẽ nảy sinh nhiều xung đột trong phát triển, từ xung đột giữa yếu tố phát triển và yếu tố bền vững, xung đột giữa tự nhiên và con người, xung đột giữa các ngành kinh tế… sẽ đặt ra yêu cầu phải có những giải pháp và hành động hợp lý nhằm khai thác tối đa lợi ích của vùng đới bờ giàu tiềm năng, nhưng cũng phải đảm bảo yếu tố bền vững, bảo vệ tự nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng./.
Tác giả bài viết: Hồng Anh