Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng

Thứ năm - 07/07/2022 21:53 0

Năm 2017, nhóm nghiên cứu tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam do ThS. Nguyễn Văn Khôi dẫn đầu, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự (QCVN 9:2012/BKHCN)”.

Đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu sau:

- Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thực tiễn quản lý nhà nước về EMC.

- Tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đảm bảo lợi ích của các bên liên quan phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Trong đó, đảm bảo hiệu quả bảo vệ quyền lợi chính đáng người tiêu dùng.

- Điều chỉnh quy chuẩn kỹ thuật theo hướng phù hợp thông lệ quốc tế trong bối cảnh mở cửa thị trường xuất nhập khẩu và mở rộng đối tượng quản lý đối với với SPHH nhóm 2 phù hợp điều kiện phát triển kinh tế trong từng thời kỳ, trên cơ sở Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Điều chỉnh cơ chế kiểm tra nhà nước, phương thức đánh giá sự phù hợp theo hướng thông thoáng hơn nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời vẫn đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về EMC đối với thiết bị điện, điện tử gia dụng.

Trong một khoảng thời gian ngắn, nhóm nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng quản lý EMC thiết bị điện, điện tử gia dụng hiện nay của nước ta, xác định được những tồn tại, vướng mắc để từ đó đề xuất, kiến nghị các quy định sửa đổi, bổ sung trong dự thảo QCVN 9:2012/BKHCN sửa đổi. QCVN 9:2012/BKHCN sửa đổi, bổ sung lần này sẽ là cơ sở để quản lý nhà nước về EMC hiệu quả hơn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm điện, điện tử gia dụng tại Việt Nam trong thời gian tới.

Các sản phẩm khoa học đạt được:

- Nghiên cứu rà soát, đánh giá tình hình thực hiện QCVN 9:2012/BKHCN, thuận lợi, khó khăn và các vướng mắc.

- Nghiên cứu tình hình sản xuất, kinh doanh và tiêu chuẩn hóa trong nước đối với EMC các thiết bị điện, điện tử gia dụng.

 - Nghiên cứu tình hình tiêu chuẩn hóa quốc tế và kinh nghiệm quản lý EMC của các quốc gia, khu vực và thế giới.

- Nghiên cứu đánh giá năng lực thử nghiệm, chứng nhận về EMC đối với các thiết bị đã quản lý và các sản phẩm điện, điện tử dự kiến bổ sung.

- Nghiên cứu đề xuất bổ sung một số sản phẩm điện, điện tử có ảnh hưởng về EMC trên cơ sở khảo sát thực tiễn sản xuất, sử dụng và năng lực thử nghiệm, chứng nhận – 01 báo cáo.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17310/2018) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

N.P.D (NASATI)

Nguồn tin: www.vista.gov.vn

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây