Diễn Châu đẩy mạnh phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản gắn Công nghiệp chế biến, liên kết, bao tiêu sản phẩm.
Hoạt động KH&CN trên địa bàn huyện D...
Hoạt động KH&CN trên địa bàn huyện Diễn Châu trong những năm qua đã có nhiều đổi mới, bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, tạo được sự chuyển biến quan trọng trong nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị và xã hội về vai trò, vị trí của KH&CN; đã áp dụng được nhiều tiến bộ KH&CN vào sản xuất, quản lý và đời sống, góp phần phục vụ, thúc đẩy phát triển KT-XH của huyện; huy động được các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân tham gia nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN, được triển khai đồng bộ ở hầu hết các lĩnh vực. Công tác quản lý, triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN ngày càng chặt chẽ và hiệu quả, từng bước được phát triển. Việc tiếp cận và ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, kinh doanh, quản lý mang lại hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh đem lại lợi nhuận cao, cải thiện môi trường sinh thái, phù hợp với kinh tế thị trường, phát triển bền vững. Công tác đẩy mạnh phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản gắn Công nghiệp chế biến, liên kết, bao tiêu sản phẩm được chú trọng thực hiện và đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận.Về trồng trọt, đưa một số giống lúa mới có chất lượng tốt vào sản xuất như VT404, Thái Xuyên 111, NA06, ADI 28... hình thành được các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, xây dựng mô hình cánh đồng 1 giống cho giá trị hiệu quả cao trên đơn vị diện tích; qua 5 năm xây dựng được 10 mô hình cánh đồng 1 giống ở vụ Hè thu và Vụ Xuân tại Diễn Đồng, Diễn Liên, Diễn Nguyên, Diễn Lộc và Diễn Tân, Diễn Phú, Diễn Hạnh, Diễn Cát theo nghị quyết HĐND huyện cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt hiện nay Hợp tác xã nông nghiệp Diễn Liên được sản xuất giống cho Công ty ADI diện tích 150 ha. Xây dựng mô hình cánh đồng lớn từ nguồn vốn nghị định 35/2015 gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm ở Diễn Thái, Diễn Hoàng, Diễn An, Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Quảng, Diễn Phúc, Diễn Yên, ... Tổng diện tích hơn 1.052 ha; Các mô hình liên kết sản xuất giống lúa ADI 30 tại Diễn Liên, Hương thơm 1, Bắc hương 7 tại Diễn Phú, Kim cương 111 tại Diễn Tân đã liên kết tiêu thụ hơn 1.200 tấn giống các loại/năm cho nông dân. Hình thành cánh đồng doanh thu cao tại Diễn Thành, Diễn Kỷ, Diễn Phong, Diễn Lộc, Diễn Thái, Diễn Thịnh. Mô hình liên kết sản xuất 10 ha khoai tây thương phẩm, khoai tây giống giữa 2 Hợp tác xã Nông nghiệp Diễn Phong với Trung tâm ứng dụng tiến bố KH&CN - Sở KH&CN Nghệ An, Học viện Nông nghiệp - Hà Nội. Sản xuất 05 ha khoai tây thương phẩm tại xã Diễn Trung. Mô hình liên kết nuôi gia công Gà thịt, lợn thịt cho các công ty tại các trại anh Tài tại Diễn Thọ, Anh Sơn Yến tại Diễn Minh, anh Tuấn tại Diễn Nguyên, anh Triều tại Diễn Mỹ và 1 số trại ở Diễn Lộc, Diễn Thịnh, Diễn Trung cho hiệu quả kinh tế cao hơn 12 - 15% so với thông thường.Việc ứng dụng các tiến bộ KH&KT, cơ giới hóa trong nông nghiệp và sản xuất nhằm giảm chi phí, giảm công lao động, rút ngắn thời gian thu hoạch như: Cơ giới hóa khâu làm đất và khâu gặt đập liên hoàn đạt 100% diện tích, rút ngắn thời gian thu hoạch giảm chi phí từ 5 -7 triệu/ha. Hiện nay, đang thành lập hợp tác xã Nông nghiệp Tâm Tài Phát Diễn Nguyên chuyên cơ giới hóa dịch vụ nông nghiệp: Làm đất, gieo mạ, cấy, thu hoạch, HTX rau mùi tàu xã Diễn Thái liên kết bao tiêu sản phẩm cho các thành viên và xây dựng thương hiệu Mùi tàu Diễn thái.Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện đã có những giải pháp nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng đất lúa sang trồng lạc tại Diễn Mỹ, Diễn Hoàng với quy mô 41,5 ha cho hiệu quả kinh tế gấp 2,5 đến 3 lần trồng lúa. Chuyển đổi từ đất lúa sang trồng cây dưa chuột, bầu bí, mùi tàu, hành tăm, tỏi, sen cho thu nhập gấp 3 - 4 lần trồng lúa tại các xã: Diễn An, Diễn Lộc, Diễn Hoàng, Diễn Thái, Diễn Nguyên, Minh Châu. Phối hợp với trung tâm chuyển giao KH&KT thuộc Viện Nông nghiệp Việt Nam xây dựng mô hình cơ giới trong sản xuất lạc ở Diễn Phong, Diễn Thịnh từ gieo, bón phân, vùi hạt và phun thuốc cỏ, Phủ nilon tại Diễn Thịnh, Diễn Phong cho kết quả tốt.Đã triển khai các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất rau màu thông qua các mô hình, hoạt động: Mô hình trồng lạc sen tại xã Diễn Hoa, Diễn Thịnh, Diễn Lộc; Mô hình trồng cây Thanh Long ruột đỏ tại xã Diễn Phú 2,5 ha, Mô hình Thanh long ruột đỏ tại Diễn Liên 2,8 ha. Mô hình dưa chuột vụ Đông tại Diễn An, Diễn Lộc, Diễn Hoàng…; Mô hình sản xuất nấm giống gốc tại xã Diễn Lộc hoạt động có hiệu quả; Trạm Khuyến nông (nay là trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện) tổ chức được 12 mô hình (Dưa chuột: 01, dưa lưới: 01,Dưa hấu: 01, Lúa: 09) tại các xã: Diễn Lộc, Yên, Lâm, Lợi, Liên, Mỹ, Thái, Quảng, Minh, Bình, Phúc, Phong với tổng diện tích: 202,92 ha, với tổng kinh phí hỗ trợ: 1,258 tỷ đồng.Về lâm nghiệp, nâng cao giá trị kinh tế và tăng năng lực, hiệu lực bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo, Áp dụng ứng dụng khoa học trong điều tra theo dõi diễn biến tài nguyên rừng như: Sử dụng máy tính bảng, điện thoại kết hợp với máy định vị GPS; ứng dụng GIS trong quản lý diễn biến rừng và xây dựng bản đồ biến động rừng; Điều chỉnh cơ cấu giống cây lâm nghiệp trồng trong rừng phòng hộ theo hướng tăng cây đa tác dụng, đa mục tiêu; Đưa giống cây keo có chất lượng, tạo thân cứng, chống chịu thời tiết, quy hoạch vùng cây gỗ lớn tăng độ che phủ rừng: tạo điều kiện tăng thu nhập cho người làm nghề rừng; tham gia Dự án về REED (Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng) trên địa bàn huyện. Trồng cây gỗ lớn kết hợp bảo tồn rừng thông, hình thành vùng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng: Khu sinh thái Diễn Lâm, Cửa hiền Diễn Trung, Hồ Xuân Dương, Diễn Phú.Trong lĩnh vực chăn nuôi, đã hình thành được một số vùng chăn nuôi tập trung, vùng trang trại tổng hợp xa khu dân cư, tạo thành các vùng sản xuất hàng hóa có hiệu quả. Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn Thọ chăn nuôi gà; Diễn Liên, Yên, Hồng xây dựng khu nông trại, gia trại tổng hợp chăn nuôi + NTTS + Lúa.Trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản, đã chỉ đạo, hướng dẫn công tác khai thác, nuôi trồng thủy sản, triển khai hỗ trợ đóng tàu công suất trên 400 CV theo Nghị định 67của Chính phủ. Nâng cấp, đóng mới tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ đưa tổng số phương tiện tàu thuyền trên địa bàn huyện đến tháng 8 năm 2020 có 1.459 cái, trong đó: Có 271 cái đánh bắt xa bờ có công suất trên 90CV (Loại trên 800 có 3 cái; trên 400CV có 100 cái, loại từ 90CV đến dưới 400 CV là 168 cái). Tổng công suất tăng từ 59.832 CV năm 2015 lên đến hơn 106.000 CV năm 2017. Giảm dần nghề giã kéo chuyển sang các nghề khác áp dụng công nghệ khai thác cao hơn như vây, rê, câu… Dự án CRSD tỉnh Nghệ An đã thả 252 rạn san hô nhân tạo cho 5 cụm xã Diễn Thịnh, Diễn Hải và Diễn Kim, Diễn Thành, Diễn Trung với diện tích 2.280m2, 05 phao tiêu báo hiệu. Đến tháng 12/2019, thành lập được 5 tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ nhằm khai thác, bảo vệ tốt nguồn lợi thủy hải sản đặc biệt là nguồn lợi ven bờ và nguồn lợi tái tạo; Chế biến hải sản và dịch vụ nghề cá: có 128 cơ sở hộ gia đình chế biến nước mắm, Sứa, Cá, Tôm và các sản phẩm khô khác, tăng 41 cơ sở so với trước khi thực hiện đề án. Đồng thời, quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản chuyên canh tôm ở Diễn Trung, Diễn Thịnh; cá Vược ở Diễn Vạn,... chuyên canh cá rô phi đơn tính ở Diễn Hồng, Diễn Đoài, Diễn Yên.Lạc sen Sỹ Thắng được Bộ Nông nghiệp bình chọn thương hiệu Vàng Việt Nam năm 2020Đã xây dựng các sản phẩm đặc trưng của địa phương thành sản phẩm đặc trưng OCOP, nhiều giải thưởng quốc gia. Cụ thể, năm 2019, có 3 sản phẩm được UBND tỉnh đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP: Nước mắm Vạn Phần (4 sao), Lạc Sen Diễn Châu của Công ty TNHH Sỹ Thắng (3), Rau mùi tàu Diễn Thái (3); Năm 2020 có 4 sản phẩm đề xuất dự thi phân hạng: Kẹo cu đơ Lực Thanh, Tôm nõn Tuấn Oanh, Trứng gà Phủ Diễn và đề xuất nâng sao Lạc Sen Diễn Châu; Kết quả 02 sản phẩm Kẹo cu đơ Lực Thanh và Trứng Gà Phủ Diễn được UBND tỉnh đánh giá xếp loại 3 sao; Lạc sen Sỹ Thắng được thương hiệu Vàng Việt Nam năm 2020 do Bộ Nông nghiệp bình chọn và Giám đốc hợp tác xã Nấm Lộc Châu được giải thưởng Lương Đình Của năm 2020. Đây là hoạt động tạo đà cho các sản phẩm hàng hóa của huyện thâm nhập vào thị trường trong và ngoài tỉnh, tiềm lực KH&CN đang từng bước được các ngành, các cấp quan tâm đầu tư phát triển.Phạm Tuấn Anh - UBND huyện Diễn Châu
Tác giả bài viết: Phạm Tuấn Anh - UBND huyện Diễn Châu