Các vấn đề vẫn tồn tại đối với trẻ em khi tiếp xúc với cần sa từ trong bụng mẹ

Thứ tư - 21/09/2022 21:56 0

Theo nghiên cứu tại Đại học Washington ở St. Louis-Hoa Kỳ, do phó giáo sư Ryan Bogdan dẫn đầu, cho thấy những đứa trẻ tiếp xúc với cần sa khi còn trong bụng mẹ tiếp tục có tỷ lệ cao các triệu chứng tâm thần (trầm cảm, lo lắng và một số tình trạng tâm thần khác) ở độ tuổi 11 và 12 và tới tuổi vị thành niên.

Đây là một nghiên cứu tiếp theo từ năm 2020 cho thấy những đứa trẻ nhỏ tuổi đã từng tiếp xúc với cần sa trước đó có nhiều khả năng mắc nhiều vấn đề về giấc ngủ; trọng lượng sơ sinh; hiệu suất nhận thức đều thấp hơn, so với những yếu tố khác.

Trong cả hai trường hợp, ảnh hưởng là mạnh nhất khi xem xét việc tiếp xúc với cần sa sau khi được biết là mang thai. Để xác định xem liệu những mối liên hệ này có tồn tại khi trẻ lớn lên hay không, nhà nghiên cứu David Baranger tại Phòng thí nghiệm BRAIN, đã xem lại với hơn 10.500 trẻ em từ phân tích năm 2020. Trẻ có độ tuổi trung bình là 10 vào năm 2020.

Dữ liệu về trẻ em và mẹ của chúng được lấy từ Nghiên cứu phát triển trí não và nhận thức ở tuổi vị thành niên (Nghiên cứu ABCD), là nghiên cứu đang diễn ra trên gần 12.000 trẻ em, bắt đầu từ khi chúng 9-10 tuổi và cha mẹ hoặc người chăm sóc của chúng. Nghiên cứu bắt đầu vào năm 2016, khi những người tham gia được đăng ký tại 22 địa điểm trên khắp Hoa Kỳ.

David Baranger nói. "Sự thay đổi về khoảng cách độ tuổi có vẻ ít, nhưng khi trẻ ở độ tuổi 10 đến 12, đó là sự thay đổi quan trọng đối với chúng. Chúng tôi biết đây là thời kỳ mà có tỷ lệ lớn các chẩn đoán sức khỏe tâm thần xảy ra. Trong đợt đầu tiên, chúng chỉ là những đứa trẻ. Bây giờ chúng đang ở tuổi vị thành niên”.

Một phân tích về dữ liệu gần đây hơn cho thấy không có thay đổi đáng kể nào về tỷ lệ mắc những bệnh tâm thần khi trẻ trưởng thành; chúng vẫn có nhiều nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần lâm sàng và sử dụng chất kích thích có vấn đề khi bước vào những năm cuối tuổi vị thành niên.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Pediatrics!

Đ.T.V (NASATI), theo https://medicalxpress.com/news/2022-09-problems-persist-kids-exposed-cannabis.html, 12/8/2022

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây