Nghệ An phê duyệt “Đề án phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021-2030”

Thứ hai - 29/11/2021 20:21 0
Nhằm mở rộng, phát triển các vùng trồng cây ăn quả có chất lượng theo hướng sản xuất hàng hóa. Áp dụng khoa học kỹ thuật - công nghệ; đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị từ tổ chức sản xuất, bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ. Phát triển sản phẩm cây ăn quả hàng hóa có chất lượng đáp ứng thị trường nội địa và xuất khẩu; nâng cao giá trị sản xuất, giá trị gia tăng; góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An. UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định số 3826/QĐ-UBND ngày 18/10/2021về việc phê duyệt “Đề án phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021-2030”

Với quan điểm nhằm phát huy tiềm năng về đất đai, hình thành các vùng sản xuất cây ăn quả có quy mô diện tích lớn gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; khai thác tiềm năng, sử dụng hiệu quả tài nguyên, thích ứng với biến đổi khí hậu; Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp - người dân từ trồng cây ăn quả - chế biến - bảo quản - tiêu thụ sản phẩm; sản xuất ra sản phẩm hàng hóa đủ tiêu chuẩn tham gia chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế;  Ưu tiên thu hút đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất cây ăn quả; doanh nghiệp là nòng cốt tham gia chuỗi liên kết. Huy động mọi nguồn lực từ doanh nghiệp, người dân và nguồn ngân sách hỗ trợ; tập trung đầu tư vào nhóm “cây ăn quả ưu tiên phát triển” tạo bước “đột phá” trong phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh; Tạo bước chuyển biến mới trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đồng thời là nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội tinh Đảng bộ Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đề án phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021-2030 có mục tiêu cụ thể: Đến năm 2025 diện tích cây ăn quả đạt 30.000ha, đến năm 2030 đạt 50.000ha. Sản lượng năm 2025 đạt khoảng 425.395 tấn; năm 2030 đạt khoảng 789.160 tấn. “Đề án phát biển, tiêu thụ sản - Giá trị sản xuất cây ăn quả đến năm 2025 đạt 4.500-5.000 tỷ đồng; đến năm 2030 đạt 8.500-9.000 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 12,5-13,5%/năm; Giá trị sản xuất trên 1,0 ha cây ăn quả năm 2025 đạt 140-160 triệu đồng; năm 2030 đạt 180-220 triệu đồng (áp dụng quy trình sản xuất được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đạt 300-500 triệu đồng/ha). Thu hút đầu tư ít nhất 03 cơ sở chế biến quy mô công suất 200.000-250.000 tấn/năm. Tổng công suất chế biến đến năm 2030 đạt 300.000-350.000 tấn/năm (chiếm 40-45% sản lượng quả); Diện tích cây ăn quả được công nhận chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP năm 2025 đạt khoảng 2.000ha; năm 2030 đạt khoảng 10.000 ha (chiếm 20% tổng diện tích cây ăn quả); Hình thành và phát triển các sản phẩm hàng hóa từ trái cây để xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 80-100 triệu USD vào năm 2030. Đồng thời, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 50.000 lao động.

Nhiệm vụ chủ yếu gồm mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, phát triển nâng cap năng suất, sản lượng cây ăn quả, phát triển giống cây ăn quả, phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản sản phẩm, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm và xác định các nhiệm vụ, mô hình, dự án ưu tiên. Với các giải pháp gồm hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường công tác chỉ đạo - thông tin - tuyên truyền; khai thác sử dụng đất phục vụ phát triển cây ăn quả; đầu tư phát triển giống cây ăn quả, áp dụng khoa học kỹ thuật - công nghệ, tổ chức sản xuất; Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bảo quản, chế biến; Xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm; Phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết sản xuất và đào tạo  nguồn nhân lực.
Với nguồn kinh phí ngân sách hỗ trợ giai đoạn 2021-2030 khoảng 470,890 triệu đồng, gồm hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất; Hỗ trợ xây dựng cơ sở chế biến, bảo quản, đóng gói sản phẩm cây ăn quả; Hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm, thị trường tiêu thụ và hỗ trợ công tác khác. Kinh phí này được lấy từ nguồn chính sách hỗ trợ về phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh khoảng 261.136 triệu đồng, chiếm khoảng 55,4%; Nguồn ngân sách khác của tỉnh chiếm khoảng 85.454 triệu đồng, chiếm khoảng 18.15% và nguồn hỗ trợ theo chính sách từ ngân sách trung ương thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách hỗ trợ phát triển khoảng 124.300 triệu đồng, chiếm 26.4%.
Lê Phương
 Tags: phát triển

  Ý kiến bạn đọc

5k
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập212
  • Hôm nay9,006
  • Tháng hiện tại91,473
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây