Kỳ Sơn thực hiện tốt chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Kỳ Sơn là huyện miền núi của tỉnh Nghệ An. Là một huyện miền núi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, với tiểu vùng khí hậu, thổ nhưỡng đặc thù, rất phù hợp với các loại cây, con đặc sản, nhất là dược liệu.
Trong những năm qua, Kỳ Sơn đã tranh thủ được sự giúp đỡ của Trung ương, sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của các cấp các ngành, kinh tế xã hội Kỳ Sơn đã có bước phát triển khá toàn diện và chuyển dịch đúng hướng, các chỉ tiêu kinh tế xã hội cơ bản đạt mục tiêu đại hội khóa XXII đề ra. Các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo về lĩnh vực KH&CN. Xây dựng và đưa các nội dung, chi tiêu cụ thể về KH&CN vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương, đơn vị. Chú trọng tực hiện công tác nâng cao nhận thức của cán bộ công chức, viên chức và nhân dân về tầm quan trọng của hoạt động KH&CN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đồng thời, các cấp ủy, Đảng luôn quan tâm sâu sắc đến vấn đề phát triển kinh tế - xã hội các xã trên địa bàn huyện. Huyện chú trọng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước, nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến về hành động đối với KH&CN của cấp ủy, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội. Các cấp thường xuyên quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo về lĩnh vực KH&CN. Xây dựng và đưa các nội dung, chỉ tiêu về KH&CN vào chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm của địa phương, đơn vị. Chú trọng thực hiện công tác nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về tầm quan trọng của hoạt động KH&CN đối với sự phát triển KT-XH của địa phương.
Công tác quản lý nhà nước về KH&CN được chú trọng, Hội đồng KH&CN huyện được củng cố, kiện toàn từng bước đi vào hoạt động đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Công tác quản lý Nhà nước về KH&CN được chú trọng Hội đồng Khoa học công nghệ huyện được củng cố, kiện toàn từng bước đi vào hoạt động đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ KH&CN vào đời sống amgn lại hiệu quả từng bước nâng trinh độ công nghệ trong một số ngành sản xuất, kinh doanh, quản lý. Quan tâm chỉ đạo nghiên cứu lĩnh vực khoa học - xã hội và nhân văn nhằm bảo vệ và phát triển giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa, văn minh đô thị, văn hóa nông thôn mới, thực hiện chính sách an ninh, xã hội, bảo vệ môi trường, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cơ chế chính sách phát triển KH&CN trên các lĩnh vực, hàng năm Hội đồng KH&CN huyện phối hợp chặt chẽ với các sở ngành cấp tỉnh và các địa phương tổ chức các lớp tập huấn, thực hiện xây dựng các mô hình sản xuất trên các lĩnh vực nhằm mục tiêu làm chuyển biển, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích việc áp dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất và đời sống, về chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cây ăn quả, cây dược liệu ... theo hướng tăng năng suất, chất lượng hiệu quả, bền vững và thân thiện với môi trường.
Kết quả bước đầu cho thấy người sản xuất đã dần thay đổi tập quán canh tác cũ, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, quản lý và một số mô hình mang lại hiệu quả thiết thực như: mô hình cây chè Tuyết Shan ở Huồi Tụ từ mô hình của Tổng đội thanh niên xung phong nay đã được nhân dân trồng đồng loạt theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hóa; Mô hình trồng Gừng trâu ruột vàng tại xã Huổi Tụ; mô hình trồng dâu tại xã Phà Đánh; mô hình trồng chanh leo tại xã Mường Lống; mô hình trồng lúa Japonica (J02) tại xã Hữu Kiệm, mô hình trồng lúa nếp DTS2 tại xã Na Lợi.
Công tác quản lý Nhà nước về KH&CN được chú trọng Hội đồng Khoa học công nghệ huyện được củng cố, kiện toàn từng bước đi vào hoạt động đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ KH&CN vào đời sống mang lại hiệu quả từng bước nâng trinh độ công nghệ trong một số ngành sản xuất, kinh doanh, quản lý. Quan tâm chỉ đạo nghiên cứu lĩnh vực khoa học - xã hội và nhân văn nhằm bảo vệ và phát triển giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa, văn minh đô thị, văn hóa nông thôn mới, thực hiện chính sách an ninh, xã hội, bảo vệ môi trường, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại háo đất nước. Việc đầu tư, phát triển KH&CN được quan tâm thực hiện. Để khuyến khích người dân từng bước ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, nhân rộng các mô hình hiệu quả, hàng năm Hội đồng KH&CN huyện giao cho đơn vị thực hiện mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN tổ chức tập huấn hướng dẫn tập huấn cho người dân ngay tại địa điểm triển khai, các hợp tác xã, doanh nghiệp đứng ra ký cam kết bao tiêu sản phẩm đảm bảo nguồn ra để người dân yên tâm sản suất mang lại hiệu quả và nhân rộng mô hình các năm tiếp theo…
Về tăng cường đầu tư cho KH&CN, tổng kinh phí quản lý nhà nước từ năm 2016 đến năm 2020 là 1.000 triệu đồng trong đó năm 2016 là 200 triệu đồng; Năm 2017 là 200 triệu đồng; Năm 2018 là 200 triệu đồng; Năm 2019 là 200 triệu đồng; Năm 2020 là 200 triệu đồng. Nguồn kinh phi này được hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp KHCN hàng năm của tỉnh do sở KHCN quản lý. Kinh phí đầu tư thực hiện các đề tài, dự án, mô hình KHCN trên địa bản huyện giai đoạn 2016-2020 với tổng kinh phí đầu tư từ năm 2016-2020 thực hiện 06 dự án, KHCN trên địa bàn là 8.230 triệu đồng, trong đó, ngân sách KHCN tỉnh cấp là 5.320 triệu đồng; Ngân sách từ các doanh nghiệp 2.910 triệu đồng. Kinh phi từ nguồn ngân sách huyện 840 triệu. Kinh phí xây dựng mô hình từ các nguồn khác trên bàn huyện là 1.443 triệu đồng. Hàng năm Hội đồng KH&CN huyện phối hợp chặt chẽ với các sở ngành cấp tỉnh và các địa phương tổ chức các lớp tập huấn, thực hiện xây dựng các mô hình sản xuất trên các lĩnh vực nhằm mục tiêu làm chuyển biển, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích việc áp dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất và đời sống, về chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cây ăn quả, cây dược liệu ... theo hướng tăng năng suất, chất lượng hiệu quả, bền vững và thân thiện với môi trường.
Việc áp dụng, sử dụng các kết quả nghiên cứu đã thúc đẩy các hoạt động KH&CN nhằm khai thác được tiềm năng, lợi thế tài nguyên thiên nhiên và môi trường phục vụ hiệu quả các mục tiêu phát triển KT-XH của huyện, góp phần quan trọng làm nâng cao tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn huyện, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH nhanh và bền vững, cải thiện môi trường góp phần thực hiện thafh công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện. Với những thành công trong việc ứng dụng các tiến bộ KHKT vào phát triển sản xuất, thâm canh đã nâng cao năng suất các loại giống cây trồng, vật nuôi. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật được cải thiện, ý thức làm giàu trong đồng bào dân tộc đã chuyển biến tích cực, công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả cao; Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo, an ninh biên giới được giữ vững, lòng dân yên vui, đồng thuận; quan hệ đối ngoại tiếp tục được củng cố, đã tạo được cơ sở quan trọng cho bước phát triển tiếp theo.
Việc tiếp cận và ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kinh doanh, quản lý đã mang lại hiệu quả cao, từng bước nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc áp dụng tiến bộ KH&CN trong đời sống, giúp bà con nông dân ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất để tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, mang lại lợi nhuận cao, cải thiện môi trường sinh thái, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm trên 1 đơn vị diện tích canh tác…
Nguyễn Mạnh Hùng