Chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao TB KH&CN thúc đẩy phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn
Chủ nhật - 24/10/2021 22:323300
Nghĩa Đàn là huyện thuộc vùng trung du miền núi, nằm phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, với diện tích hơn 61.000ha, trong đó có diện tích lớn là đất đỏ bazan, có dân số hơn 14 vạn dân. Là địa bàn có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua. Huyện có 25 xã, thị trấn, với 313 khối, xóm; với 23 đơn vị hành chính cấp xã và 189 xóm bản; có 15 xã khu vực I và 9 thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong những năm qua huyện Nghĩa Đàn luôn xác định quan điểm nhất quán trong mục tiêu phát triển KT-XHvùng đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi của huyện là: “Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người DTTS; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôivới xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn; củng cố tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng vànhà nước". Giai đoạn 2015- 2020 mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức nhưng với định hướng đúng đắn, sự đoàn kết, thống nhất cao của cấp ủy các cấp, các tổ chức trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở; sự đồng thuận của nhân dân cùng với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An và các sở ban ngành cấp tỉnh nên các mục tiêu về KT- XH của vùng đồng bào DTTS và các xã miền núi đã bước đầu gặt hái được một số kết quả nhất định, hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng bộ đề ra. Trong KHCNđã có những chuyển biến tích cực; nhiều đề án, dự án được nhân rộng và phát huy hiệu quả cao; Đẩy mạnh triển khai ứng dụng KH&CNvào sản xuất nông nghiệp góp phần làm tăng năng suất, sản lượng, tăng chất lượng sản phẩm nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Góp phần nâng cao đời sống đồng bào. Thu hẹp khoảng cách thu nhập với mặt bằng chung của cả nước. Việc thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU đã thực sự có ý nghĩa, vai trò quan trọng trên địa bàn huyện. Góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của huyện, kết quả nghiên cứu khoa học đã dần đi vào cuộc sống, từng bước khẳng định vai trò, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện và trong từng ngành, phục vụ đa mục tiêu: xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Công tác quản lý nhà nước về KH&CN đang từng bước được kiện toàn, các cơ chế chính sách đối với KHCNcó bước đổi mới và hoàn thiện. Cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân ngày càng quan tâm hơn trong lãnh đạo chỉ đạo lồng ghép các chương trình dự án, các nguồn vốn để xây dựng và nhân rộng mô hình kinh tế. Một số đề tài khoa học được triển khai và áp dụng trong thực tiễn, nhất là trong lĩnh nông nghiệp, công nghiệp đã đem lại hiệu quả trong phát triển KT-XHđịa phương; Một số hộ gia đình xây dựng được các mô hình kinh tế cho thu nhập cao, bước đầu hình thành được các mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoạt động hiệu quả.
Một số sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt, khối lượng lớn và thương hiệu mạnh từ KH&CN, trong những năm qua, việc đưa KHCN và công nghệ cao đã được ứng dụng rộng. Với sự hỗ trợ áp dụng các tiến bộ KH&CN vào phục vụ sản xuất và đời sống đã tạo ra những sản phẩm nông sản đặc trưng có thương hiệu như: Cam Vinh, Bơ Nghĩa Đàn, ổi Nghĩa Đàn, Mật mía làng Găng, Dầu sở, các sản phẩm của tập đoàn TH; Tình hình Ứng dụng và phát triển công nghệ cao tại đơn vị, địa phương: Xây dựng được nhiều mô hình ứng dụng KHCN và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến, chương trình “3 giảm, 3 tăng”, canh tác bền vững, phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGap. trong lai tạo, sản xuất giống cây trồng chất lượng cao, nâng cao trình độ thâm canh, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, nhất là việc đưa các giống mới như giống lúa chịu hạn, kháng đạo ôn, kháng rầy nâu, giống lúa thơm chất lượng cao, ...; Trong lĩnh vực chăn nuôi, đã ứng dụng phương pháp bảo quản tinh dịch dài ngày, cải tiến được các quy trình công nghệ tạo phôi, cấy truyền phôi; chăn nuôi lợn, chăn nuôi gà an toàn sinh học, thâm canh lúa thuần chất lượng cao theo hướng VietGAP. Việc ứng dụng KHCN trong ủ, chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm để tận dụng các phế phẩm nông nghiệp, giảm chi phí đầu vào; thu mua phân vi sinh cho bà con nhân dân; Trong lĩnh vực trồng trọt, đã ứng dụng thành công nhiều biện pháp kỹ thuật như: kỹ thuật tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel kết hợp hệ thống điều khiển tưới tự động, theo dõi các chỉ số, tưới phun mưa trên cây ăn quả, ...Trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng liên kết sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn. Huyện cũng coi trọng thu hút và triển khai các dự án ứng dụng KHCN và công nghệ cao, chỉ đạo, hướng dẫn thu hút các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnhvực. Hoạt động ứng dụng CNTT vào quản lý nhà nước được đẩy mạnh. Ứng dụng phần mềm VNPT-Office và hệ thống thư điện tử công vụ để hỗ trợ quản lý, điều hành công tác chuyên môn, xây dựng chính quyền điện tử; triển khai dịch vụ công mức độ 2, 3 và ứng dụng CNTT hiện đại tại bộ phận một cửa và một cửa liên thông của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn; đồng thời trao đổi, tra cứu, khai thác thông tin qua mạng. Thực hiện chuyển đổi Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 tại cơ quan UBND huyện.Phát huy hiệu quả trang thông tin điện tử của huyện (nghiadan.vn), từng bước khẳng định là một kênh hữu ích, cung cấp nhanh chóng các thông tin, những hoạt động diễn ra trên địa bàn, là công cụ đắc lực tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, thực sự góp phần vào tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện nhà. Đối với lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ cao luôn được chú trọng, trong đó, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở y tế được quan tâm đầu tư về trang thiết bị và kỹ thuật khám, chữa bệnh như máy siêu âm màu 3D, máy điện não, hệ thống nội soi phẫu thuật....Các mô hình tổng hợp kết hợp chăn nuôi - trồng trọt, mô hình vườn - ao - chuồng có xu hướng ngày càng phát triển nhờ tận dụng sản phẩm của nhau để giảm chi phí đầu tư cũng như giảm thiểu tác động xấu tới môi trường sinh thái. Phế phụ phẩm trong chăn nuôi được sử dụng làm phân bón cho cây trồng hoặc thức ăn cho cá; hệ thống ao, hồ sử dụng làm nước tưới cho cây trồng và điều hòa không khí, môi trường cho trang trại; sử dụng xử lý chất thải bằng hệ thống Biogas hoặc hệ thống xử lýAQUACLEAN.Trong sản xuất một số sản phẩm trên các lĩnh vực như công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản cát, sỏi.., sản xuất vật liệu xây dựng, thi công công trình xây dựng như gạch ngói, táp lô... đều đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ cao, tiên tiến trong đầu tiên máy móc, trang thiết bị hoạt động.Công tác nghiên cứu chương trình điều tra, đánh giá, bảo tồn khai tác và phát triển quỹ gen; nông hóa thổ nhưỡng; dinh dưỡng cây trồng; biến đổi khí hậu.UBND huyện đã tập trung chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng sản xuất và phát triển đối với chỉ dẫn địa lý Cam “Vinh”. 5 xã của huyện Nghĩa Đàn gồm các xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Lâm, Nghĩa Bình, Nghĩa Hồng, Nghĩa Hiếu được dán tem cam Vinh theo quy chế của UBNDtỉnh.Tiến hành cấp giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm, cấp tem nhãn truy xuất nguồn gốc cho các HTX và các hộ dân. Đồng thời xây dựng nhãn hiệu tậpthể cho cây Bơ, Ổi trên địa bàn. Cây Ổi ở 2 xã Nghĩa Sơn và Nghĩa Lâm được Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh phối hợp với HTX Dịch vụ Nông nghiệp 19/5 chính thức in và dán tem truy xuất điện tử nguồn gốc Ổi Lê Nghĩa Đàn từ tháng 12/2017. Bên cạnh đó, cây Ổi được cấp Giấy chứng nhận VietGap cho HTX dịch vụ nông nghiệp19/5huyện. Huyện cũng hỗ trợ các xã, các cơ sở, hộ sản xuất quảng bá nông sản thông qua các sự kiện lớn như Ngày hội Hoa Hướng dương, Lễ hội Cam Vinh tổ chức lần thứ nhất vào tháng 12/2017. Phối hợp với các cơ quan báo chí, Trang thông tin điện tử của huyện tăng cường tuyên truyền về quá trình sản xuất, hình thức, chất lượng sản phẩm… Qua đó, giúp người tiêu dùng nắm bắt rõ hơn và từng bước cảm nhận, đánh giá tích cực về các mặt hàng nông sản, sản phẩm làng nghề của Nghĩa Đàn. Tiếp tục triển khai khai xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện như: mật mía,đường phên, đường phèn, quýt, gà thả đồi …. và phát triển các thương hiệu đã được cấp chứng nhận: Mật mía làng Găng, xã Nghĩa Hưng. Như vậy, qua 5 năm thực hiện, chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CNthúc đẩy phát triển KT-XHvùng dân tộc thiểu số và miền núi đã góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cái thiện đời sống, tăng thu nhập cho đồng bào DTTS và các xã miền núi, đặc biệt là ở các địa bàn đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cho đồng bào các vùng khó khăn tiếp cận thuận lợi các thành tựu, tiến bộ của KH-CN.Tạo chuyển biến tích cực về nhận thức về vai trò, vị trí KH&CN đối với đời sống sản xuất trong các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân. Xác định được KH&CN là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Là động lực phát triển kinh tế nhanh và bền vững, gắn với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội của địaphương. Qua đó, đã xây dựng được một số sản phẩm hàng hóa đặc trưng có chất lượng cao, khối lượng lớn, có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt có một số sản phẩm đã được công nhận OCOP 3, 4 sao, từng bước xây dựng thành chuỗi giá trị sản phẩm.Quá trình nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trên địa bàn luôn quan tâm gắn với công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, tập quán địaphương, thích ứng với biến đổi khíhậu. Huyện ưu tiên tận dụng tối đa mọi nguồn lực cho phát triển KH&CN trong đó ưu tiên các cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh cho các cơ sở sản xuất có ứng dụng tiến bộ KH&CN của đồng bào DTTS và ở các xã miền núi khó khăn. Tăng dần hỗ trợ kinh phí từ ngân sách huyện cho công tác chuyển giao kỹ thuật, xây dựng thươnghiệu... Thời gian tới, huyện tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyển giao và ứng dụng KH&CN, công nghệ cao trong nhân dân, doanh nghiệp đặc biệt tại xã xa trung tâm của huyện. Huyện sẽ đề nghị các sở, ban ngành cấp tỉnh hỗ trợ địa phương chuyển giao các quy trình kỹ thuật, phổ biến cho cán bộ kỹ thuật, cán bộ địa phương và người dân theo nhiều hình thức khác nhau để cán bộ và người dân có thể triển khai được trongthựctiễn sản xuất, các quy trình công nghệ được biên soạn thành các tài liệu tập huấn, các chuyên đề nông nghiệp, sổ tay kinh nghiệm thuộc từng lĩnh vực để cán bộ phụ trách và nhân dân đọc, tham khảo, phổ biến và áp dụng vào sản xuất được thuận tiện, hiệu quả. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho địa phương trong việc trao đổi, hợp tác với các địa phương khác trong cả nước trong vấn đề nghiên cứu và ứng dụng KH&CN, để từng bước hình thành hoặc tiếp nhận và làm chủ được một số công nghệ mới vào sản xuất, phù hợp với điều kiện địa phương. Đặc biệt là công tác kết nối, thỏa thuận liên kết với các trường Đại học, các viện nghiên cứu về công nghệ sinh học trong nước và quốc tế. Phan Văn Bình