Nghiên cứu xây dựng hệ thống tích hợp viễn thám, GIS và mô hình toán trong đánh giá biến đổi khí hậu khu vực phía Nam Việt Nam

Thứ tư - 28/04/2021 22:49 0

Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu (BĐKH) trong nước và quốc tế cho khu vực Việt Nam nói chung đã tập trung nhiều vào nghiên cứu xây dựng các kịch bản BĐKH và nước biển dâng dựa trên các dự báo phát thải khí nhà kính. Cùng với các nghiên cứu này là các nghiên cứu đánh giá tổn thương theo các kịch bản. Các kịch bản "BĐKH hiện nay cũng như cho thế kỷ 21 phụ thuộc chủ yếu vào mức độ phát thải khí nhà kính, tức là phụ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, các kịch bản BĐKH được xây dựng dựa trên các kịch bản phát triển kinh tế xã hội toàn cầu" và các kịch bản này đã được cập nhật và hoàn thiện vào các năm 2010 và 2015 và mới đây nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cập nhật kịch bản BĐKH cho năm 2016 cho Việt Nam, dựa vào các bổ sung về nguồn dữ liệu và các điều kiện khí hậu cụ thể của Việt Mam. Như vậy cho tới nay vẫn đang có những nghiên cứu bổ sung nhằm làm rõ mối quan hệ hoạt động kinh tế - xã hội với BĐKH, thể hiện qua các thay đổi bề mặt đất (sử dụng đất, 3 thực phủ) nhằm làm cơ sở khoa học tốt hơn cho các kịch bản và dự báo BĐKH cho tương lai.

Chính vì vậy, đề tài "Nghiên cứu xây dựng hệ thống tích hợp viễn thám, GIS và mô hình toán trong đánh giá BĐKH khu vực phía Nam Việt Nam" do nhóm nghiên cứu thuộc Viện Địa lý Tài nguyên TP. Hồ Chí Minh thực hiện là cần thiết trong nghiên cứu liên quan BĐKH; nhằm đánh giá và xác định qui mô và mức độ của các thay đổi bề mặt đất (thực phủ) cùng các hoạt động khác của con người ảnh hưởng đến BĐKH như thế nào. Thời gian thực hiện từ tháng 8/2013 đến tháng 2/2018

Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là xác định xu hướng mực nước biển dâng sử dụng dữ liệu viễn thám và xác định các yếu tố hoạt động của con 3 người ảnh hưởng đến BĐKH thông qua việc tích hợp viễn thám - GIS và mô hình toán để định lượng những thay đổi

Một số kết quả của đề tài nghiên cứu:

- Dữ liệu altimetry đã được phân tích, xác định độ cao mực nước biển cho vùng biển nam bộ (NB) từ năm 1993 đến năm 2013. Ngoài ra, diễn biến thực phủ và sử dụng đất đã được tính toán qua các thời điểm.

- Từ các dữ liệu MODIS và Landsat cho thấy thay đổi cơ cấu hệ thống canh tác ở vùng NB. Diện tích đất trồng 3 vụ lúa/ năm đã tăng lên đáng kể trong năm 2014 so với các giai đoạn trước đó ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ; cây ăn trái cũng biến động tương đối ở Bến Tre và Tiền Giang.

- Các mô hình hồi quy, định lượng thay đổi của Thực phủ/Sử dụng đất ảnh hưởng đến thay đổi các yếu tố môi trường và tai biến tự nhiên. Trong các mô hình, mô hình quan hệ đất đô thị với nhiệt bề mặt và độ ẩm đất cho thấy là nếu đô thị hóa mở rộng diện tích khoảng 10 ngàn ha trên toàn vùng thì góp phần làm tăng gần 1oC nhiệt bề mặt hoặc tăng 10 ngàn ha đất đô thị sẽ làm tăng 0,52 đơn vị chỉ số khô hạn. Chỉ xét riêng khu vực đô thị TP. Hồ Chí Minh nếu mở rộng đất xây dựng thêm 1000 ha làm tăng 0,58oC.

- Hệ thống tích hợp bao gồm các thành phần viễn thám, GIS và các mô hình toán thống kê được liên kết với nhau thông qua các công cụ được tích hợp trong hệ thống, hỗ trợ việc phân tích, tính toán và hiển thị kết quả. Hệ thống này đã được thực hiện chuyển giao kỹ thuật cho Phân viện Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu.

- Trong quá trình thực hiện các nội dung nghiên cứu, đã có 3 bài báo khoa học công bố trên tạp chí quốc tế.

Mô hình tích hợp viễn thám, GIS và mô hình toán sẽ hỗ trợ rất nhiều trong các chính sách về kinh tế giúp cho sự phát triển kinh tế bền vững hơn. Hệ thống tích hợp viễn thám, GIS và mô hình toán trong đánh giá biến đổi khí hậu hỗ trợ cho các nhà quy hoạch, quản lý trong việc ra quyết định ở cấp trung ương và địa phương xây dựng chiến lược phát triển bền vững, các cơ quan nghiên cứu và đào tạo có được cơ sở dữ liệu đáng tin cậy, phục vụ cho việc nghiên cứu và đào tạo, từ đó góp phần làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội cũng như bảo vệ môi trường một cách bền vững.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16230/2019) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia.

N.P.D (NASATI)

  Ý kiến bạn đọc

5k
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập212
  • Hôm nay9,006
  • Tháng hiện tại91,473
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây