Từ bao đời nay, gạo luôn được coi là nguồn dinh dưỡng cơ bản không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Châu Á. Hiện nay, ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ gạo đang bùng nổ trên thế giới, đặc biệt là nhóm ngành đồ uống ngũ cốc. Việt Nam tuy đang đứng đầu về xuất khẩu về lúa gạo trên thế giới, các sản phẩm chế biến từ hạt gạo còn hạn chế về số lượng. Về mặt vĩ mô, các thành phần trong chuỗi giá trị lúa gạo gồm đầu mối thu gom (nông dân, thương lái, hàng xáo, lái lúa) hiện chiếm tới trên 90% lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long; nhà máy xay chà đánh bóng và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chưa tạo ra mối liên kết dọc trong chuỗi giá trị lúa gạo. Thị trường gạo trong nước được rất ít doanh nghiệp đầu tư, chủ yếu do tư thương, hàng xáo nhỏ lẻ nắm giữ, chất lượng dịch vụ thấp, không đồng đều. Trên thị trường xuất khẩu, gạo Việt Nam xuất khẩu không có thương hiệu nên không tạo ra giá trị gia tăng.
Nhờ những tác dụng về mặt sức khỏe và là nhu cầu thiết yếu hàng ngày, gạo đã được các nước trên thế giới nghiên cứu dưới dạng tiện dụng và phân khúc đồ uống về ngũ cốc rõ ràng cho nhiều nhóm đối tượng như: sữa gạo, nước gạo lức, bột gạo, snack gạo, bánh gạo. Trong ngành hàng này, sản phẩm sữa gạo đang rất được ưa chuộng tại các nước Mỹ, Pháp, Ý, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số các nước Châu Á như một dạng thực phẩm giàu dinh dưỡng và lành mạnh cho sức khỏe. Sữa gạo là một trong những sản phẩm đặc thù và có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng. Với sự tự nhiên thuần khiết, sữa gạo gần như giữ lại nguyên vẹn nguồn gốc tự nhiên, mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho người sử dụng. So với các mặt hàng sữa TTKHCN.DA.11.2016 24 khác, sữa gạo có ưu thế hơn như có tỉ lệ đạm, béo, bột, xơ, vitamin khoáng chất…đặc biệt có thêm nhiều các acid như: paramminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic, các nguyên tố vi lượng như: calci, sắt, magie, selen, glutathione (GHS), kali, natri, complex carbonhydrate, lipit, gluxit, khoáng, omega 3, omega 6, omega 9… rất tốt cho sức khỏe.
Từ những cơ sở khoa học và thực tiễn nêu trên, KS. Nguyễn Hoàng Dương, Công ty cổ phần Ecorice Việt Nam cùng các đồng nghiệp đã tiến hành dự án "Hỗ trợ thương mại hóa công nghệ sản xuất và sản phẩm sữa gạo ECORICE quy mô công nghiệp" nhằm đa dạng hóa các sản phẩm từ gạo, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam cũng như tạo tiền đề phát triển chuỗi giá trị gia tăng lúa gạo. Sản phẩm hoàn thiện với tên thương mại SỮA GẠO ĐÔ ĐÔ với công thức đặc biệt cung cấp đầy đủ năng lượng, tinh bột, chất béo, Magie, Canxi, Kẽm, các vitamin và khoáng chất dành cho đối tượng trẻ em từ 4 đến 15 tuổi, góp phần nâng tầm thể chất và trí tuệ của thế hệ trẻ Việt Nam.
Qua thời gian thực hiện dự án, nhóm nghiên cứu đã thu được các kết quả sau:
❖ Nghiên cứu đánh giá thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng các loại sữa ngũ cốc và sữa gạo tại Việt Nam:
Đã tiến hành chương trình điều tra khảo sát 300 người tiêu dùng và 50 doanh nghiệp tại các thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… để thấy rõ tiềm năng của thị trường này và nhu cầu chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp còn bỏ ngỏ
• Kết quả thu được từ phân tích bộ phiếu điều tra và đánh giá của người tiêu dùng cho thấy: chất lượng sản phẩm tương đối tốt, được các đối tượng người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi, đặc biệt là hương vị của sản phẩm.
• Kết quả của các quá trình điều tra được tổng hợp thành Báo cáo đánh giá thực trạng tình hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm và phương án thương mại hóa công nghệ sản phẩm sữa gạo tại Việt Nam.
❖ Nâng cấp, chuẩn hóa quy trình công nghệ sản xuất sữa gạo lứt rang và vận hành sản xuất thử nghiệm:
• Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất sữa gạo với điều kiện tối ưu: tỉ lệ gạo/nước là 1/10, tỉ lệ đường là 12 g/100 ml dịch gạo, tỉ lệ sữa là 14 g/100 ml dịch gạo, nồng độ enzyme bổ sung vào dịch lên men là 5% giống, TTKHCN.DA.11.2016 238 sản phẩm bổ sung hương sữa, hương gạo là được yêu thích nhất. Sản phẩm có thể bảo quản được ở nhiệt độ thường 6 tháng. Sản phẩm đạt chất lượng cảm quan khá, đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
• Quy trình sẩn xuất tinh gọn dựa trên nguyên liệu sẵn có, thực hiện được trên nhiều quy mô. Những kết quả của dự án là tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn nhằm góp phần hoàn thiện và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
❖ Đăng ký quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu Ecorice và dòng sản phẩm sữa gạo Đô Đô:
• Báo cáo đánh giá khả năng bảo hộ độc quyền thương hiệu Ecorice và hai dòng sản phẩm sữa dành cho trẻ em và người già.
❖ Xây dựng phương án thương mại hóa quy trình công nghệ sản xuất sữa gạo và sản phẩm sữa gạo Ecorice:
• Báo cáo hoàn thiện chuẩn hóa quy trình công nghệ sản xuất sữa gạo Ecorice với quy mô công nghiệp (tối thiểu 2.300 lít/mẻ).
• Báo cáo phương án thương mại hóa công nghệ sản xuất sữa gạo Ecorice được chuẩn hóa với quy mô tối thiếu 2.300 lít/mẻ.
❖ Xây dựng các chuyên đề truyền thông thương mại hóa quy trình công nghệ sản xuất sữa gạo và sản phẩm công nghệ:
• Đã xây dựng được 03 kịch bản video phổ biến về sản phẩm sữa gạo mang thương hiệu ĐÔ ĐÔ
❖ Tổ chức hội thảo khoa học, quảng bá giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm sữa gạo:
• Đã tổ chức được hội thảo nghiên cứu dinh dưỡng của các thức uống từ ngũ cốc, đặc biệt là sữa gạo và công dụng đối với sức khỏe người tiêu dùng (90 đại biểu) tại Hà Nội và Đà Nẵng
• Đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học công nghệ về quy trình chế biến các sản phẩm từ gạo và ngũ cốc (90 đại biểu) tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
❖ Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo để ứng dụng quy trình công nghệ sản xuất sữa gạo Ecorice với quy mô công nghiệp và thương mại hóa sản phẩm:
• Đã tổ chức 2 chương trình tập huấn, đào tạo về quy trình thủy phân dịch bột gạo bằng enzyme và quá trình nghiền-trích ly dịch gạo để ứng dụng sản xuất sữa gạo Ecorice với quy mô công nghiệp
• Ký được 02 hợp đồng thương mại. Công nghệ sản xuất sản phẩm sữa gạo của Công ty cổ phần Ecorice thương mại hóa thành công sẽ góp phần thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ cũng như sự thành công của Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020 (32/2014/TT–BKHCN) trong công cuộc phát triển khoa học và kinh tế xã hội của đất nước.
Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (Mã số 16398/2019) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
P.K.L (NASATI)
Ý kiến bạn đọc