Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực các tuyến vận tải thủy ven biển

Thứ ba - 12/04/2022 22:50 0

Việt Nam là một trong những nước có lợi thế về biển, có vị trí địa lý thuận lợi có điều kiện để phát triển hàng hải, đường thủy nội địa, hàng không, du lịch biển... với chiều dài bờ biển khoảng 3.260 km. Trong thời gian qua có sự mất cân đối trong cơ cấu vận tải hàng hóa, hành khách giữa các phương thức vận tải, ảnh hưởng xấu đến thị trường vận tải, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và nền kinh tế. Hiện nay thị phần vận tải hàng hóa đường bộ vẫn chiếm trên 70%, thị phần vận tải hành khách đường bộ chiếm trên 90% đã khiến chi phí vận tải tăng cao, tình trạng sử dụng các phương tiện quá tải đã làm mất an toàn giao thông, gây hư hỏng, giảm tuổi thọ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Việt Nam có hệ thống sông, kênh dày đặc, có điều kiện để hình thành mạng lưới giao thông đường thủy liên thông giữa các vùng, các địa phương trong cả nước. Hệ thống giao thông thủy nội địa ở nước ta bao gồm các sông, kênh, rạch, đầm, hồ, vịnh, ven bờ biển, tuyến từ đất liền ra đảo, tuyến nối các đảo thuộc vùng nội thủy. Cả nước có 3.551 sông, kênh... (trong đó có 3.045 sông, kênh nội tỉnh và 406 sông, kênh liên tỉnh) với tổng chiều dài khoảng 80.577 km, nối với biển thông qua 124 cửa sông, trong đó có khoảng 42.000 km sông, kênh có khả năng khai thác vận tải. Với điều kiện tự nhiên như vậy, giao thông vận tải đường thủy nội địa có vị trí, vai trò quan trọng, góp phần trong sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Để giảm tải cho vận tải đường bộ, đồng thời thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ vận tải và thúc đẩy tái cơ cấu vận tải, tạo sự kết nối trong vận tải, giảm chi phí giá thành vận chuyển trên hành lang Bắc Nam và tạo sân chơi bình đẳng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, dịch vụ vận tải, tạo hành lang vận chuyển hàng hóa thuận tiện giữa các khu vực ven biển; cùng với những đặc điểm về điều kiện địa lý, tiềm năng vận tải ven biển và vận tải thủy nội địa, trong những năm qua tuyến vận tải thủy ven biển từ Quảng Ninh - Quảng Bình - Bình Thuận - Kiên Giang đã được đưa vào hoạt động tạo ra sự thay đổi đáng kể trong vận tải trên hành lang Bắc Nam; số lượng phương tiện mang cấp VR-SB và sản lượng vận tải ven biển không ngừng gia tăng, từ năm 2014 số lượng phương tiện mang cấp VR-SB là 292 chiếc đến hết năm 2018 số lượng phương tiện này đã tăng lên đến 1.748 chiếc cao gấp 6 lần so với năm 2014, sản lượng vận tải tăng từ 5,7 triệu tấn (tháng 7/2014 - 2015) đến hết năm 2018 đã đạt trên 30 triệu tấn (tăng bình quân trên 50%/năm). Có thể nói vận tải ven biển đã góp phần làm giảm áp lực đáng kể cho vận tải đường bộ trên hành lang Bắc-Nam.

Để giảm tải cho vận tải đường bộ, đồng thời thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ vận tải và thúc đẩy tái cơ cấu vận tải, tạo sự kết nối trong vận tải, giảm chi phí giá thành vận chuyển trên hành lang Bắc Nam và tạo sân chơi bình đẳng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, dịch vụ vận tải, tạo hành lang vận chuyển hàng hóa thuận tiện giữa các khu vực ven biển; cùng với những đặc điểm về điều kiện địa lý, tiềm năng vận tải ven biển và vận tải thủy nội địa, trong những năm qua tuyến vận tải thủy ven biển từ Quảng Ninh - Quảng Bình - Bình Thuận - Kiên Giang đã được đưa vào hoạt động tạo ra sự thay đổi đáng kể trong vận tải trên hành lang Bắc Nam; số lượng phương tiện mang cấp VR-SB và sản lượng vận tải ven biển không ngừng gia tăng, từ năm 2014 số lượng phương tiện mang cấp VR-SB là 292 chiếc đến hết năm 2018 số lượng phương tiện này đã tăng lên đến 1.748 chiếc cao gấp 6 lần so với năm 2014, sản lượng vận tải tăng từ 5,7 triệu tấn (tháng 7/2014 - 2015) đến hết năm 2018 đã đạt trên 30 triệu tấn (tăng bình quân trên 50%/năm). Có thể nói vận tải ven biển đã góp phần làm giảm áp lực đáng kể cho vận tải đường bộ trên hành lang Bắc-Nam.

Chính vì những lý do trên, nhóm nghiên cứu do Cơ quan chủ trì Viện chiến lược và phát triển Giao thông Vận tải cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài ThS. Nguyễn Văn Thanh đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực các tuyến vận tải thủy ven biển” với mục tiêu nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực các tuyến vận tải thủy ven biển gồm các nhóm giải pháp: quản lý nhà nước, kết cấu hạ tầng, phương tiện, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và một số giải pháp khác.

Ở nước ta, vận tải thủy ven biển (VTTVB) có thể kết nối hệ thống đường thủy nội địa miền Bắc, miền Trung, miền Nam thông qua tuyến vận tải ven biển. Hàng hóa có thể được vận chuyển trực tiếp bằng VTTVB từ một số địa phương nằm sâu phía trong nội địa khu vực Đông Bắc Bộ như Phú Thọ, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, một phần các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh... với các tỉnh ven biển miền Trung và một số tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình vận chuyển được thực hiện trực tiếp, liên tục mà không cần trung chuyển giữa các đoạn sông và biển.

Vận tải thủy (bao gồm cả vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển) là phương thức vận tải giá rẻ, thân thiện môi trường... tuy nhiên cũng có những hạn chế như tốc độ vận tải chậm, các điểm chân hàng cần được tập trung với khối lượng lớn...

VTTVB có khả năng tiến sâu vào trong nội địa với đội tàu vừa và nhỏ (phổ biến không quá 5.000 DWT) có tính linh hoạt cao, thực hiện quá trình vận tải liên tục, bỏ qua các khâu trung chuyển tại các đầu mối chuyển tiếp giữa vận tải sông và vận tải biển, giảm thiểu được các thủ tục, chi phí trong chuỗi vận tải, giảm thời gian vận tải. Như vậy có thể thấy VTTVB là một phương thức tổ hợp đặc biệt trong vận tải đa phương thức, là một khâu hợp lý trong chuỗi vận tải logistic vốn là những mô hình khai thác vận tải tiên tiến hiện nay.

Trên cơ sở thực hiện điều tra, khảo sát và làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia, các hiệp hội vận tải về lĩnh vận tải TNĐ và vận tải biển đề tài đã phân tích đánh giá thực trạng về hạ tầng, phương tiện, thuyền viên, hoạt động vận tải, các văn bản pháp lý liên quan tới vận tải thủy ven biển và đề xuất ra 06 giải pháp nâng cao hiệu quả các tuyến VTTVB: Giải pháp quản lý nhà nước, giải pháp về phương tiện, giải pháp về nguồn nhân lực, giải pháp về KH&CN và giải pháp khác.

Kết quả nghiên cứu của đề tài phù hợp với điều kiện thực tế là cơ sở để cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các giải pháp để nâng cao năng lực các tuyến VTTVB và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, đơn vị kinh doanh loại hình VTTVB.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17133/2019) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Đ.T.V (TH)

  Ý kiến bạn đọc

5k
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập212
  • Hôm nay9,006
  • Tháng hiện tại91,473
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây