Quỳnh Văn – Quỳnh Lưu: nâng cao thu nhập từ trồng cà chua
Những năm qua, cây cà chua đã trở thành cây trồng có thế mạnh của xã xã Quỳ...
Những năm qua, cây cà chua đã trở thành cây trồng có thế mạnh của xã xã Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu). Nhờ tuân thủ đúng quy trình kĩ thuật và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, cây cà chua tại xã Quỳnh Văn sinh trưởng, phát triển tốt, đem lại thu nhập cho người dân hàng chục triệu đồng mỗi năm.
Đến thăm hộ gia đình ông Đậu Đức Quế sinh năm 1948 tại thôn 7, là một trong những hộ trồng cà chua có thâm niên trong xã, Ông Quế vui vẻ chia sẻ: “Cà chua có ưu điểm dễ chăm sóc, năng suất ổn định, hiệu quả kinh tế cao, vụ đông trồng từ cuối tháng 7 đầu tháng 8, thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau . Để có vườn cà chua đẹp, sai quả, ngoài yếu tố chất đất, khí hậu thích hợp, còn phải dành nhiều thời gian chăm sóc để cây sinh trưởng phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế, gia đình tôi luôn chủ động nguồn nước tưới để giữ độ ẩm cho cây, thường xuyên vệ sinh vườn sạch sẽ, theo dõi những biểu hiện bệnh trên cây cà chua, đồng thời cắt tỉa những lá già bị bệnh, có biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời. Việc làm giàn được tiến hành khi cây ra chùm hoa thứ nhất. Sâu hại chủ yếu ở cây cà chua là sâu xanh đục quả, sâu vẽ bùa, bọ phấn trắng và một số bệnh mốc sương mai, đốm lá... Riêng với bệnh xoăn lá, bệnh héo xanh nên áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như tổ chức dọn vệ sinh sạch sẽ ruộng vườn, đốt bỏ tàn dư thực vật, luân canh cây trồng và xử lý đất trước khi trồng” .
Cũng là một trong những hộ trồng cà chua lâu năm trong xã chị Nguyễn Thị Nhiên thôn trưởng ở thôn 6 cho biết thêm: Giống chủ yếu bà con đưa vào trồng là giống cà chua Tre Việt, có xuất xứ từ Thái Lan do công ty giống Sygenta Việt Nam cung cấp. Đây là giống cà chua có quả đều, to, da căng, nhiều bột lại ít hạt nên được người tiêu dùng ưa chuộng, giống cà chua này chịu rét và chịu sương tốt, ít bị bệnh héo xanh và bệnh sương mai đặc biệt loại giống này rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở vùng này. Bình quân mỗi 1 sào cà chua trong vòng 4 - 5 tháng cho năng suất từ 3 - 3,5 tấn quả, với giá bán trung bình 9.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đầu tư công đầu tư chăm sóc gia đình chị thu lãi khoảng từ 22 - 25 triệu đồng/vụ/sào. Giá năm nay lại khá cao so với một số rau củ quả khác, vì vậy cây cà chua đã trở thành nguồn thu nhập chính của người dân trong xã.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Thế Lai, Phó chủ tịch xã cho biết: Vụ cà chua năm nay nay cả xã Quỳnh Văn đưa vào trồng khoảng 15 ha cà chua trên tổng 105 ha diện tích rau màu toàn xã tập trung nhiều tại thôn 6, thôn 7 và và thôn 8. Để giúp người dân nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây cà chua nói riêng, cây rau màu nói chung, lãnh đạo xã đã chỉ đạo cán bộ phụ trách nông nghiệp của địa phương thường xuyên kiểm tra, kịp thời thông báo tình hình sâu bệnh và biện pháp phòng trừ đến người dân.
Cà chua tuy không phải là cây trồng mới đối với người dân xã Quỳnh Văn, nhưng với hiệu quả kinh tế mang lại đây chính là loại cây trồng cho thu nhập cao đồng ruộng xa Quỳnh Văn hiện nay, giúp địa phương có thêm thu nhập trên cùng diện tích đất canh tác, góp phần giúp người dân thoát nghèo làm giàu chính đáng và cây cà chua đã thực sự trở thành cây trồng có thế mạnh, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển./.
- Nhân rộng thành công 5 loại mô hình sinh kế tại xã Đồng Văn, Thông Thụ: Khoanh nuôi bảo vệ, làm giàu, khai thác bền vững 1.494,3 ha rừng Lùng. Bảo tồn, phát triển, khai thác bền vững cây Chè hoa vàng Quế Phong gắn với BVR tự nhiên, diện tích 135,3 ha. Bảo tồn và phát triển cây Bon bo gắn với BVR, làm giàu rừng tự nhiên nghèo kiệt, diện tích 92,6 ha. Phát triển cây Mét diện tích 20 ha . Phát triển Quỹ vay vốn quay vòng. Số hộ tham gia và hưởng lợi trực tiếp từ dự án là 421 hộ.
- Kết quả, kinh nghiệm về nhân rộng mô hình sinh kế bền vững của dự án từ các loài cây: Lùng, Chè hoa vàng, Mét, Bon bo và phát triển Quỹ vay vốn quay vòng phát triển sinh kế được sẻ chia trong cộng đồng, các bên liên quan, tư liệu hóa và đề xuất kiến nghị lên chính quyền các cấp, các sở ngành liên quan và đóng góp vào kết quả thành công chung của Dự án BR.
Để đạt được mục tiêu trên, dự án có nhiều hoạt động như: Đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho các hộ gia đình tham gia mô hình, cán bộ địa phương. Hỗ trợ cán bộ kỹ thuật tư vấn, chỉ đạo. Về Tài chính Dự án hỗ trợ kinh phí cho 421 hộ xây dựng các loại mô hình sinh kế cần nhân rộng phát triển, bao gồm hỗ trợ trực tiếp và thành lập Quỹ vay vốn quay vòng (thông qua Hội liên hiệp Phụ nữ 2 xã Đồng Văn, Thông Thụ để thiết lập Quỹ vay vốn quay vòng phát triển sinh kế lâu dài cho cộng đồng). Tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo, chia sẻ bài học kinh nghiệm và xây dựng các quy trình quy phạm, đề xuất kiến nghị chính sách để nhân rộng mô hình sinh kế. Dự án còn hỗ trợ công tác Quản lý như thành lập Ban giám sát cộng đồng, thành lập Tổ hợp tác để gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, đầu ra cho người dân trên địa bàn; kết nối các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm….
Năm 2022, dự án bắt đầu triển khai các hoạt động như thành lập Ban điều hành, lựa chọn nhóm chuyên gia, tổ chức hội nghị khởi động dụ án, tập huấn kỹ thuật, ký kết hợp đồng hỗ trợ với các hộ gia đình, chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ các hộ gia đình nhân rộng các mô hình sinh kế.
TH: Quỳnh nga