Đánh giá đa dạng và bảo tồn nguồn gen quý nấm lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Thứ sáu - 03/09/2021 06:32 0
Nấm có ý nghĩa rất quan trọng trong nền kinh tế, khoa học, năng lượng trong thiên nhiên và các chu trình tuần hoàn vật chất. Không có nấm, chu trình tuần hoàn vật chất sẽ bị mất đi một mắt xích quan trọng trong việc phân hủy chất bã hữu cơ. Nấm là nguồn thực phẩm giàu đạm, đầy đủ các axit amin thiết yếu, hàm lượng chất béo ít; đó là những axit béo chưa bão hòa, giá trị năng lượng cao, giàu khoáng chất và các vitamin có tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Ngoài ra, trong nấm còn chứa nhiều hoạt chất có tính sinh học, góp phần ngăn ngừa và điều trị bệnh.
Ngày nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính sinh học của các loài nấm và phát hiện một số hoạt chất có dược tính mạnh đối với các căn bệnh nan y như viêm gan, ung thư, HIV.. Việc đưa vào sử dụng rộng rãi các chế phẩm được tách chiết từ nấm sẽ giúp con người khỏe mạnh và phòng chống được nhiều căn bệnh tiềm ẩn, nguy hiểm.  
Trong khi đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao trên thế giới với cấu trúc địa chất độc đáo, địa lý thủy văn đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa. Chính những kiểu sinh thái khác nhau đã góp phần tạo nên sự đa dạng của khu hệ nấm Việt Nam. Đến năm 2010, có khoảng 2.500 loài nấm đã được ghi nhận cho lãnh thổ Việt Nam, trong số đó khoảng 1.400 loài thuộc 120 chi là những loài nấm lớn. 
Các loài nấm lớn của Việt Nam có giá trị tài nguyên rất đáng kể về nhiều mặt. Có khoảng 50 loài là nấm ăn quý như: các loài mộc nhĩ ngân nhĩ, nấm hương (Lentinula edodes), nấm rơm, nấm mối, nấm thông (Boletus edulis Bull.), nấm chàm (Boletus aff. felleus Bull.), nấm bào ngư (Pleurotus spp.), nấm mào gà (Cantherellus cibarius Fr.), nấm ngọc châm (Hypsizigus marmoreus), nấm kim châm (Flammulina velutipes) .... Có khoảng hơn 200 loài nấm dùng làm dược liệu, trong đó có rất nhiều loài là dược liệu quý như: linh chi một năm (G.lucidum), linh chi sò (G.capense); cổ Linh chi (G.applanatum), nấm vân chi (Trametes versicolor), nấm phiến chi (Schizophyllum commune), nấm hương (Lentinula edode), nấm kim châm (Flammulina velutipes), đông trùng hạ thảo (Cordycep sinensis, Cordycep militaris)…. 

Nấm thượng hoàng (Chi Phellinus)

Những nghiên cứu bước đầu về các hợp chất có hoạt tính sinh học của một số nấm lớn Việt Nam cho thấy chúng rất giàu các hợp chất có trọng lượng phân tử lớn như polysaccharit, polysaccharit-peptit, lectin, các chất có trọng lượng phân tử nhỏ như các flavonoit, steroit, terpenoit… có tác dụng chống viêm, tăng cường đáp ứng miễn dịch, hỗ trợ điều trị các bệnh hiểm nghèo như ung thư, suy giảm miễn dịch, tiết niệu, tim mạch… Khoảng 50 loài nấm có khả năng sinh enzym và một số hoạt chất quý có thể được ứng dụng trong công nghệ sinh học và bảo vệ môi trường.
Các loài nấm độc ở Việt Nam cũng khá phong phú, những nghiên cứu bước đầu đã chỉ ra danh lục của hơn 30 loài. Trong số các loài nấm độc của Việt Nam, nhóm nguy hiểm nhất là các loài gây ngộ độc chết người như: nấm độc xanh đen (Amanita phalloides), nấm độc tán trắng (Amanita verna), nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa)...  đã gây ra rất nhiều vụ ngộ độc, đặc biệt là ở các vùng núi nơi có nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Một số loài nấm độc khác gây ngộ độc thần kinh, tiêu hóa, gây ảo giác khác cũng rất nguy hiểm như: nấm ruồi, nấm độc đỏ (Amanita muscaria), nấm độc nâu (Amanita pantherina), nấm độc rỉ sắt, nấm phân …. Vì lý do đó, việc tuyển chọn, định loài và bảo tồn một số loài nấm lớn có giá trị ở tỉnh Nghệ An là việc làm rất cần thiết, đây là hướng nghiên cứu đang hoàn toàn mới ở khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An.
Các loài nấm Linh chi được phát hiện ở Việt Nam khá sớm. Dựa theo màu sắc mũ nấm, y học phương Đông phân biệt 6 loại linh chi với tên gọi tương ứng: linh chi trắng (bạch chi hay ngọc chi), linh chi vàng (hoàng chi hay kim chi), linh chi xanh (thanh chi hay long chi), linh chi đỏ (xích chi hay hồng chi), linh chi tím (tử chi), Linh chi đen (Hắc chi hay huyền chi). Ngoài ra, còn có nhiều cách phân loại khác.
Các loài nấm thuộc chi Ganoderma (đặc biệt là G. lucidum) đã được sử dụng trong y học cổ truyền phương Đông để điều trị và phòng ngừa một số bệnh như ung thư, cao huyết áp, viêm phế quản mãn tính, bệnh hen suyễn, thuốc bổ và thuốc an thần. Gần đây, đã có các chế phẩm thực phẩm chức năng làm từ sợi nấm, quả thể và bào tử của G. lucidum đã có trên thị trường nhằm bổ sung vào chế độ ăn uống hỗ trợ điều trị kháng u, tăng khả năng miễn dịch và khả năng chống oxi hóa. 
Điểm đặc biệt có ở nhóm nấm này là màng bào tử đảm 2 lớp - một dấu hiệu di truyền nổi bật, cho nên nhiều nhà khoa học đề nghị xếp chúng thành một họ độc lập là họ Linh chi (Ganodermataceae Donk). Nấm linh chi (Ganoderma) mọc trên cây gỗ sống hay đã chết, thích hợp ở nhiệt độ thấp từ 21- 260C, ở các vùng đồi núi cao trên 1000m so với mực nước biển, như các vùng ở Tam Đảo, Pù Mát, Thừa Thiên Huế, Trường Sơn... gặp nhiều vào mùa mưa (từ tháng 5 -11).
Về thành phần hóa học của các loài nấm thuộc chi Ganoderma, các nhà khoa học đã phân lập được 431 các hợp chất chuyển đổi bậc hai, trong đó có nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao như lanosterol (axit ganoderic và các dẫn xuất của chúng) và các polysaccarit. Dịch chiết nước của G. lucidum đặc biệt hiệu quả trong việc ức chế sự phát triển của ung thư ác tính có nguồn gốc từ mô mềm. Còn các dịch chiết không phân cực là không có khả năng này, chúng có hoạt tính mạnh chống sự oxi hóa lipit, cũng như thu gom hydroxyl và  các gốc tự do.
Ở Việt Nam, nấm thông được tìm thấy chủ yếu ở vùng cao nguyên nơi có các rừng thông sinh sống, chẳng hạn như Bắc Giang, Đà Lạt. Ở Nghệ An, chưa có công bố chính thức nào về nấm thông, tuy nhiên qua điều tra từ người dân, số lượng nấm thông cũng rất đa dạng, phong phú. Cũng như các loại nấm khác, nấm thông cung cấp rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy nấm thông có hàm lượng protein, acid amin, vitamin và khoáng chất cao, giúp cơ thể khỏe mạnh
Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An là khu dự trữ sinh quyển có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích 1.303.285ha; là hành lang xanh nối kết 3 vùng lõi gồm: Vườn quốc gia Pù MátKhu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt tạo nên sự liên tục về môi trường sống và các sinh cảnh duy trì hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc giảm bớt khó khăn về chia cắt nơi sống do các hoạt động kinh tế của con người tạo ra.
Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An có diện tích 1.303.285ha, thuộc địa bàn 9 huyện: Kỳ SơnTương DươngCon CuôngThanh ChươngQuỳ HợpQuỳ ChâuQuế PhongTân KỳAnh Sơn. Trong đó, Vườn quốc gia Pù Mát làm trung tâm, đang lưu giữ nhiều nguồn gen quý về động, thực vật với đầy đủ đại diện của 4/5 lớp quần hệ (rừng thưarừng kíncây bụi và cây thảo).
Trong số gần 2.500 loài thực vật bậc cao có mặt tại khu vực này, thì có gần 2.000 loài thuộc nhóm chồi trên mặt đất chiếm tỷ lệ 74%, là yếu tố chủ đạo cấu thành nên hệ sinh thái rừng nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Khu hệ động vật hiện có 130 loài thú lớn, nhỏ, 295 loài chim, 54 loài lưỡng cư và bò sát, 84 loài , 39 loài dơi, 305 loài bướm ngày, 14 loài rùa, hàng ngàn loài côn trùng khác.
Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An có tính đa dạng sinh học rất cao đại diện cho hầu hết các kiểu rừng của rừng mưa nhiệt đới, các sinh cảnh sống rất đa dạng bao gồm: núiđất ngập nướcsuối và sinh cảnh khác. Đây là khu vực duy nhất của miền Bắc còn lại một diện tích lớn rừng nguyên sinh đang được bảo vệ tốt, đặc biệt là khu vực dọc biên giới Việt Lào. Trong khu vực có 1.297 loài thực vật đã được điều tra và ghi nhận. Một báo cáo gần đầy nhất thì khu vực này có khoảng 2.500 loài, trong đó có khoảng 2.000 loài thực vật bậc cao (74%); có 130 loài động vật lớn nhỏ đã được ghi nhận, trong đó có một số loài đặc biệt quý hiếm như: sao lahổthỏ vằn trường sơn...; 295 loài chim; 54 loài lưỡng cư và bò sát; 83 loài cá và 39 loài dơi. Đây cũng là nơi có tính đa dạng về văn hóa dân tộc lớn nhất trong số các khu dự trữ sinh quyển Việt Nam với 9 dân tộc. Đặc biệt có 2 dân tộc chỉ có duy nhất ở Nghệ An và đang trong tình trạng bị suy thoái, mai một nghiêm trọng về bản sắc văn hóa đó là dân tộc Đan Lai (còn khoảng 3.000 nhân khẩu ở huyện Con Cuông) và dân tộc Ơ Đu (còn khoảng 570 nhân khẩu ở huyện Tương Dương). Đây là khu vực nghiên cứu lý tưởng về sự biến đổi khí hậu toàn cầu và tác động của con người với các đỉnh núi cao như Pù Xai Lai LengPù Đen Đin Pù Mát....Đặc biệt, chưa có ghi nhận nào tổng quát và đầy đủ về các loài nấm lớn ở khu vực này. Một số công trình nghiên cứu mang tính chất đơn lẻ ở một số loài có giá trị dược học.

Nấm Vân chi (chi trametes) phân bố ở Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt

Các loài nấm lớn cần được bảo vệ nguồn gen quý được thống kê qua bảng sau: 
Danh mục tên các loài nấm lớn có giá trị ở Nghệ An cần bảo tồn
TT Tên nguồn gen Tên khoa học của nguồn gen Nhóm nguồn gen Địa điểm phân bố nguồn gen Giá trị bảo tồn, đa dạng sinh học, kinh tế
1 Nấm thượng hoàng
(Chi Phellinus)
Phellinus linteus (Berk. & M.A. Curtis) Teng Dược liệu Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt Có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của khối u, hỗ trợ điều trị ung thư, chứa nhiều nhóm chất có hoạt tính như: phenolic, flavonoid, polysaccharide…
Phellinus igrianius (Dc. ex Fr.) Quél.
Phellinus baumii
Phellinus nilgheriensis (Mont.) G.Cunn
Phellinus lamaensis (Murrill) Pat. (1934)
Phellinus pini (Brot.) Bondartsev & Singer, (1941)
2 Nấm tổ ong lông thô Hexagonia apiaria (Pers.) Fr., 1838 Dược liệu Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt Hoạt tính gây độc tế bào, điều hòa miễn dịch
3 Nấm tổ ong Hexagonia tenuis(Hook.) Fr. (1838) Dược liệu
4 Nấm xích chi Ganoderma lucidum (Leyss ex. Fr.) Karst. Dược liệu Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt Hỗ trị điều trị ung thư, dạ giày, chống suy nhược thần kinh
5 Nấm hoàng chi Ganoderma colossum (Fr.) C.F. Baker Dược liệu Kháng khuẩn, kháng HIV tuýp1, ức chế tế bào ung thư gan
6 Nấm linh chi Ganoderma pfeifferi Dược liệu Kháng virut cúm A, HSV-1
Ganoderma gibbosum (Blume & T. Nees) Pat Dược liệu Có hiệu lực chống khối u cao, hỗ trợ điều trị ung thư
Ganoderma lobatum(Schwein.) G.F. Atk. Dược liệu Có hiệu lực chống khối u cao, hỗ trợ điều trị ung thư
Ganoderma multiplicatum(Mont.) Pat   Hỗ trỡ điều trị ung thư, tăng khả năng miễn dịch
7 Nấm tử chi Ganoderma fulvellum Dược liệu Giảm khối u tăng cường hiệu lực miễn dịch
8 Nấm linh chi đen bóng Ganoderma mastoporum (Lév.) Pat. Dược liệu Chữa suy nhược thần kinh, chóng mặt, mất ngủ viêm gan mạn tính
9 Nấm cổ linh chi Ganoderma applanatum(Pers), Pat. Dược liệu Có hiệu lực chống khối u cao, hỗ trợ điều trị ung thư
10 Nấm linh chi nhiệt đới Ganoderma tropicum(Jungh.) Bres Dược liệu Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt Có hiệu lực chống khối u cao, hỗ trợ điều trị ung thư
11 Nấm thanh chi Ganoderma philippii(Bres. & Henn. ex Sacc.) Bres. Dược liệu Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt Giúp kháng virut, chữa suy nhược, thần kinh
12 Nấm linh chi sò Ganoderma capense(Lloyd) Teng Dược liệu Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt Bảo vệ gan, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ
13 Nấm linh chi hải miên Ganoderma australe(Fr.) Pat. Dược liệu Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt Điều trị các bệnh hen suyễn, phòng nhừa virut
14 Nấm hắc chi Ganoderma subresinosum (Murrill) C.J.Humphrey Dược liệu Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt Chữa các bệnh suy nhược, tăng hệ miễn dịch
15 Nấm Vân chi
(chi trametes)
Trametes cervina (Schwein.) Bres., Dược liệu Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt Có hoạt tính chống khối u, kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư
Trametes corrugata(Pers.) Bres. Dược liệu
Trametes hirsuta(Wulfen) Pilát Dược liệu
Trametes versicolor(L.) Lloyd Dược liệu
Trametes cubensis (Mont.) Sacc Dược liệu
16 Nấm đa niên lỗ đen Nigrofomes melanoporus (Mont.) Murrill Dược liệu Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt  
17 Đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis(Berk.) Sacc Dược liệu Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt Tác dụng tích cực với các bệnh đau lưng mỏi gối, thận hư, liệt dương, tăng cường miễn dịch
Cordycep militaris(L. ex Fr.) Link.
18 Nấm hương Lentinula edodes(Berk) Pegler Dược liệu Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt  
19 Nấm thông Boletus edulis Thực phẩm Nam Đàn, Thanh Chương Cung cấp dưỡng chất cho cơ thể , nấm có hàm lượng protein, aid nucleic, vitamin và khoáng chất cao, làm giảm tình trạng nhiễm mỡ. Chữa tiểu đường, cải thiện trí nhớ, chữa khí hư bạch đới. Cải thiện và làm đẹp da
20 Nấm chàm Boletus aff. felleus Thực phẩm Nam Đàn, Thanh Chương  
21 Nấm than Daldinia concentrica   Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt Hoạt tính chống khối u, gây độc tế bào
22 Nấm phiến chi Schizophyllum commune Dược liệu Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học
23 Họ nấm lỗ Coriolopsis aff. crocata Dược liệu Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt Các hợp chất chống oxi hóa, chất beta-glucan
Coriolopsis aff. strigata
24 Họ nấm dai Lentinus fulvus Dược liệu Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt Tăng hệ miễn dịch, nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học
Lentinus similis Dược liệu
Lentinus tigrinus Dược liệu
25 Các loài nấm Hắc chi Amauroderma auriscalpium Dược liệu Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt Có hoạt tính chống khối u, kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư
Amauroderma conjunctum Dược liệu
Amauroderma macer Dược liệu

Giải pháp bảo tồn đa dạng nguồn gen quý nấm lớn
Khảo sát và đánh giá sự đa dạng nguồn gen nấm lớn: Sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật sinh học phân tử trong định danh các loài nấm lớn trên địa bàn Nghệ An.
Bảo tồn tại chỗ: Tăng cường tuyên truyền cho người dân nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ và khai thác hợp lý hơn nguồn gen quý nấm lớn.
Bảo tồn bằng cách ứng dụng công nghệ cao vào khai thác hợp lý: Ứng dụng công nghệ sinh học trong khai thác, nhân nuôi tạo giống nấm có giá trị kinh tế cao phục vụ sản xuất và hướng tới xuất khẩu./.    
Nguyễn Đức Diện
 Viện Công Nghệ Hóa Sinh và Môi Trường, Trường Đại học Vinh 
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây