Thực trạng sản xuất, lưu thông hàng hóa tại khu kinh tế Đông Nam

Thứ ba - 29/03/2022 21:21 0
Là trung tâm kinh tế giao thương quốc tế của vùng Bắc Trung Bộ, cửa ngõ quan trọng của vùng Trung, Thượng Lào, Đông Bắc Thái Lan vào miền Trung và Việt Nam. Quy hoạch xây dựng khu kinh tế Đông Nam Nghệ An.
Năm 2002, Khu kinh tế Đông Nam đã thu hút được 24 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 5.400 tỷ đồng. Trong đó, có 9 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 165 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn 17 lượt dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm gần 8.900 tỷ đồng; Các dự án khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An, Khu công nghiệp WHA Industrial Zone 1 Nghệ An đã từng bước hoàn thiện với hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Các doanh nghiệp đi vào hoạt động cũng đã duy trì sản xuất hiệu quả, giải quyết việc làm cho hơn 23.000 lao động, đóng góp vào ngân sách hơn 1.800 tỷ đồng, chiếm gần 12% tổng thu ngân sách của tỉnh.



2. Thực trạng phát và sản xuất, lưu thông hàng hóa tại khu công nghiệp
Khu công nghiệp Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh bổ sung vào Danh mục các khu công nghiệp ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo tại Công văn số 2244/TTg-KTN ngày 22/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ.



Các dự án đầu tư có nhiều kết quả khả quan như khu công nghiệp như VSIP Nghệ An (Singapore) đã thu hút được 26 doanh nghiệp hoạt động sau 5 năm triển khai dự án trong đó có 11 doanh nghiệp FDI, dự kiến thu hút tạo cơ hội cho hơn 22 nghìn lao động địa phương, khu công nghiệp WHA Industrial Zone 1 (Thái Lan) mở rộng với tổng diện tích 3.200 ha tại khu kinh tế Đông Nam Nghệ An. Tỉnh Nghệ An đã và đang triển khai quyết liệt và đồng bộ các nhóm giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của các khu kinh tế và các dự án đầu tư trọng điểm đang triển khai cũng như đang vận hành như khu kinh tế Đông Nam, Khu công nghiệp VSIP Nghệ An, khu công nghiệp WHA Industrial Zone 1, Khu công nghiệp Hoàng Mai cũng như tiếp tục giải quyết nhanh các thủ tục về đầu tư, quy hoạch đất đai cho các dự án như FLC, Khu du lịch Bãi Lữ, Bến số 7, số 8 cảng Cửa Lò, dự án cảng thủy nội địa Quỳnh Lộc để đẩy mạnh dịch vụ du lịch và dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh.
Về cơ chế chính sách: Tỉnh Nghệ An tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, như quy hoạch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025); điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Ðông Nam đến năm 2040; rà soát, bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn đến năm 2030 nhằm định hướng thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. UBND tỉnh Nghệ An đang bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách và ưu tiên nguồn lực phát triển 03 vùng kinh tế trọng điểm: Phát triển thành phố Vinh - thị xã Cửa Lò, các huyện Đông Nam của tỉnh gắn với vùng Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh; phát triển vùng Hoàng Mai gắn với vùng Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An; phát triển vùng miền Tây Nghệ An, trọng tâm là Thái Hòa - Nghĩa Đàn - Đô Lương - Tân Kỳ - Con Cuông - Quỳ Hợp.
Cho dù UBND, HĐND tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều chính sách và quyết định hỗ trợ đầu tư, gần đây nhất là nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND, ngày 04 tháng 8 năm 2016 về một số chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh, theo đó các nhà đầu tư sẽ được “trải thảm đỏ” vào đầu tư tại tỉnh Nghệ An với những chính sách ưu đãi như nhà đầu tư sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ đến 50% chi phí thực hiện các thủ tục đầu tư trong bước chuẩn bị đầu tư theo hợp đồng, hóa đơn, chứng từ họp lệ nhưng tối đa không quá 200 triệu đồng/dự án kể từ khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động; Nếu nhà đầu tư tự bỏ vốn để thực hiện, sau khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động, căn cứ hồ sơ thiết kế, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí san lấp mặt bằng nhưng tối đa không quá 30 tỷ đồng/dự án.
Tuy nhiên, tính đến tháng 3/2020, khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh này có 231 dự án còn hiệu lực trong đó 137 dự án đi vào hoạt động; 37 dự án đang triển khai và có tới 57 dự án chưa triển khai. Tính đến năm 2019, các doanh nghiệp khu kinh tế, các khu công nghiệp nộp ngân sách 1.962 tỷ đồng, chiếm vẻn vẹn khoảng 13% tổng thu ngân sách toàn tỉnh, chưa tương xứng với tiềm năng đóng góp của các doanh nghiệp.

3. Thực trạng sản xuất, lưu thông hàng hóa tại cụm khu công nghiệp
Nghệ An đang quy hoạch phát triển 51 cụm công nghiệp với diện tích 1.119,32 ha, trong đó 39 cụm công nghiệp đã triển khai thực hiện các bước quy hoạch, 12 cụm công nghiệp nằm trong quy hoạch chưa triển khai. Giai đoạn 2017-2018 các cụm công nghiệp đã thu hút 241 doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ, tạo việc làm cho khoảng 21 nghìn lao động, với giá trị sản xuất xấp xỉ 3.655 tỷ đồng/năm. Còn nhiều bất cập trong việc thực hiện và quản lý cụm công nghiệp như hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng, nhiều dự án đầu tư dở dang do yếu kém về năng lực tài chính hoặc do hiệu quả đầu tư thấp, nhu cầu thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp chưa cao hoặc các vấn đề ô nhiễm môi trường còn nhiều bất cập.
Để phát triển đồng bộ hạ tầng các cụm công nghiệp, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương, theo tính toán, tổng nhu cầu nguồn vốn để đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt là khoảng 9.104 tỷ đồng. Tuy nhiên đến đầu năm 2019, tổng nguồn vốn được bố trí mới chỉ đạt 2.110 tỷ đồng (chiếm 23%), giá trị khối lượng công việc hoàn thành đạt 2.239 tỷ đồng.
Kế hoạch phát triển đồng bộ hạ tầng cụm công nghiệp trong hai năm 2019 - 2020 là khoảng 59 tỷ đồng và ngành công thương Nghệ An cũng đã kiến nghị tập trung nguồn vốn để hỗ trợ hệ thống xử lý nước của 14 cụm công nghiệp với ngân sách khoảng 60 tỷ đồng.
4. Thực trạng sản xuất, lưu thông hàng hóa tại cửa khẩu
Nghệ An có 419 km biên giới trên đất liền tiếp giáp với 3 tỉnh của Lào là Bô Ly Khăm Xay, Xiêng Khoảng và Hủa Phăn, có cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy và 3 cửa khẩu phụ: Thông Thụ, Tam Hợp và Cao Vều cùng với nhiều lối mở tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán, trao đổi hàng hóa và đi lại của người dân, phương tiện qua lại biên giới giữa hai nước.
Để tập trung phát triển kinh tế biên giới bên cạnh việc tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, Nghệ An đã quy hoạch xây dựng khu kinh tế các cửa khẩu: Khu kinh tế cửa khẩu Nậm Cắn với diện tích 11,84 ha; Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ với diện tích 25,82 ha và Khu kinh tế cửa khẩu Thông Thụ với diện tích 20 ha.
Nghệ An cũng tích cực phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng quy hoạch chợ biên giới theo đề án quy hoạch chung của Bộ. Trong quy hoạch, trên địa bàn 6 huyện biên giới của Nghệ An có 30 chợ biên giới, trong đó có 03 chợ cửa khẩu là: Thanh Thủy - huyện Thanh Chương, Thông Thụ - huyện Quế Phong và Nậm Cắn - huyện Kỳ Sơn.
Từ năm 2010 đến nay, đã có thêm gần 30 doanh nghiệp kinh doanh và đầu tư tại thị tại thị trường Lào, nâng tổng số doanh nghiệp của Nghệ An tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu tư tại Lào lên gần 80 doanh nghiệp. Các lĩnh vực kinh doanh và đầu tư gồm: Khai thác khoáng sản, thủy điện, kinh doanh và chế biến gỗ, sản xuất rượu, sản xuất và kinh doanh thép xây dựng, khai thác rừng, trồng rừng, tour lữ hành, kinh doanh xe tải nhỏ, kinh doanh nông sản, hàng tiêu dùng, giáo dục đào tạo, thông tin và truyền thông, v.v… với tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án lên tới hơn 200 triệu USD./.
 

Tác giả bài viết: Phan Hoa

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây