Phát triển công nghiệp chế biến, xuất khẩu và bảo quản các sản phẩm nông lâm thủy sản

Thứ hai - 01/02/2021 21:08 0
Tính đến thời điểm này, công nghiệp chế biến, xuất khẩu và bảo quản sau thu hoạch các sản phẩm nông, lâm, thủy sản tại Nghệ An đạt được những kết quả ghi nhận.
Sau khi hình thành được các vùng nguyên liệu tập trung tạo đầu vào ổn định cho các cơ sở chế biến. Vùng nguyên liệu chè tập trung tại Thanh Chương, Anh Sơn,... diện tích đạt 7.893 ha trong đó diện tích cho sản phẩm 6.369 ha, năng suất bình quân đạt 121 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi ước đạt 77.060 tấn. Vùng mía đường các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn với tổng  diện tích ước đạt 24.000 ha, năng suất đạt 630 tạ/ha, sản lượng đạt 1.512 ngàn tấn. Vùng nguyên liệu sắn tại Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn với tổng diện tích gần 10.000 ha, năng suất đạt 380 tạ/ha, sản lượng đạt trên 372,40 ngàn tấn. Vùng nguyên liệu thức ăn gắn với chăn nuôi bò sữa hàng chục ngàn ha của các tập đoàn TH, Vinamilk tại Nghĩa Đàn,....
Ngành nông nghiệp đã gắn vùng nguyên liệu với phát triển nhà máy, cơ sở chế biến: Các nhà máy chế biến nông lâm thủy sản tại Nghệ An hầu hết đều gắn với vùng nguyên liệu tạo ra các chuỗi liên kết nguyên liệu - chế biến khá ổn định, đưa Nghệ An trở thành trọng tâm chế biến nông sản với một số sản phẩm. Riêng đối với chè khô xuất khẩu mỗi năm sản xuất trên 12 ngàn tấn. Ngành mía đường hiện đang có 3 nhà máy, công suất chế biến đạt 14.000 tấn mía cây/h; sản lượng trên 95 ngàn tấn SP/năm. Tinh bột sắn hiện có 4 nhà máy với tổng công suất chế biến thực tế đạt khoảng 850 - 1.200 tấn củ tươi/ngày, sản phẩm tinh bột sắn Nghệ An chủ yếu để xuất khẩu.
https://nhandan.vn/imgold/media/k2/items/src/2206/9aa3cdc4c40e3832c987d4c3d0694b6e.jpg
Tỉnh đã có nhiều chính sách và thu hút được nhiều đơn vị trong và ngoài tỉnh, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản Nghệ An. Có thể kể đến những công ty lớn, tập đoàn lớn như: Tập đoàn TH đầu tư chuỗi chăn nuôi chế biến sữa khép kín tại Nghĩa Đàn với quy mô đàn bò trên 60 ngàn con, sản lượng sữa hàng năm trên 250 triệu lít. Công ty Biomass Fuel tại Khu Công nghiệp Visips xây dựng nhà máy chế biến viên nén làm chất đốt. Công ty TNHH 1 thành viên MaSan MB tại Khu công nghiệp Nam Cấm.  Nhà máy chế biến gỗ Công ty CP lâm nghiệp tháng 5 của Tập đoàn TH.  Hiện nay Nghệ An đang xây dựng Trung tâm chế biến lâm sản Công nghệ cao Bắc Trung Bộ đã thu hút các doanh nghiệp đầu tư như: tập đoàn Thiên Minh Đức, ...
Hệ thống kho đông bao quản thuỷ sản khá phát triển, không chỉ cung cấp nội tỉnh, Nghệ An còn là trung tâm thu mua, phân phối  thủy sản của cả nước. Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 200 kho đông lạnh với công suất thiết kế 40.000 tấn, trữ lượng dự trữ thực tế mỗi năm 28.000-29.000 tấn sản phẩm. Tập trung chủ yếu ở Cửa Lò, Thị xã Hoàng Mai, Diễn Châu,...Sản phẩm chủ yếu là cá, mực đông lạnh.
Đối với xuất khẩu nông lâm thủy sản. hằng năm xuất khẩu nông lâm thủy sản Nghệ An trên giới 300 triệu USD. Năm 2020 đạt 315/KH230 triệu USD. Trong đó Chế biến thuỷ sản 21,4 triệu USD; chè đạt 8,0 triệu USD; Sản lượng gỗ chế biến, lâm sản đạt 20,2 triệu USD, dăm nguyên liệu giấy đạt 155 triệu USD,….
Trong những năm qua, trước thách thức từ những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh Ngành nông nghiệp Nghệ An đã có nhiều tham mưu cho tỉnh, kế hoạch thực hiện như thế nào để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nước ngoài góp phần phát triển bền vững cho nông nghiệp Nghệ An.Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ngành liên quan: Sở Kế hoạch đầu tư, sở Công thương, Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại du lịch Nghệ An thực hiện các hoạt động thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào Nghệ An.
Thường xuyên rà soát các lĩnh vực cần kêu gọi đầu tư, đặc biệt các nguồn lực các nhà đầu tu quan tâm mà Nghệ An có lợi thế. Phối hợp chặt chẽ với các ngành tham mưu UBND Tỉnh tổ chức các diễn đàn mời gọi nhà đầu tư. Lựa chọn các nhà đầu tư phù hợp, kiên quyết từ chối các nhà đầu tư không đảm bảo về công nghệ thiết bị có nguy cơ ảnh hưởng đến xã hội, môi trường. Tạo điều kiện, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn để các nhà đầu tư hoạt động hiệu quả khi đầu tư vào Nghệ An.


Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp luôn mong muốn, nhiệt tình kêu gọi và luôn tạo điều kiện tốt nhất để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển nông nghiệp Nghệ An. Đặc biệt các nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế lớn sắn sàng đầu tư phát triển chuỗi giá trị sản phẩm từ nguyên liệu - chế biến - thị trường. Đầu tư các nhà máy có hàm lượng công nghệ cao, máy móc, thiết bị hiện đại, thân thiện với môi trường.
Hiện nay Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An đang phối hợp với các Sở, Ngành, Địa phương cung cấp thông tin để xây dựng Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2030. Sở NN và PTNT cũng đã tham mưu UBND Tỉnh phê duyệt một số đề án, chương trình quan trọng như: Đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực Nghệ An 2021-2025; Đề án phát triễn chuỗi sản phẩn nông lâm thủy sản an toàn giai đoạn 2021-2025; Xây dựng chương trình phát triển thủy sản Nghệ An giai đoạn 2021-2025; Các đề án: phát triển cây ăn quả gắn với chế biến, tiêu thụ giai đoạn 2021-2025; Đề án phát triển chăn nuôi gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2021-2025,...
Trong giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030 Ngành Nông nghiệp và PTNT thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong bối cảnh tình hình mới, nâng cao giá trị gia tăng, chú trọng chế biến, tiêu thụ sản phẩm cụ thể: Xây dựng mã số vùng trồng, mã định danh cho các cơ sở chăn nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản để tạo vùng nguyên liệu ổn định, đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm, an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường. Tập trung thực hiện hiệu quả các nội dung liên quan tới Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2030 và các đề án UBND Tỉnh giao triển khai. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong tỉnh kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp, phát triển hiệu quả Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được phê duyệt, kêu gọi doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực đang thiếu và yếu như: khâu giết mổ, chế biến thịt; chế biến quả; thủy sản... Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, chú trọng xuất khẩu chính ngạch, đặc biệt các sản phẩm nông nghiệp chủ lực đã được xác định. Tăng cường quảng bá tiêu thụ nông sản: thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các kênh xúc tiến thương mại, dịch vụ, chú trọng phát triển dịch vụ thương mại điện tử,...
Xuân Anh
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây