Trồng Quế theo hướng hàng hóa ở Hạnh Dịch mang lại hiệu quả cao

Thứ năm - 23/06/2022 23:17 0
Cây Quế (Cinnamomum cassia blunne) là cây đa tác dụng, được trồng ở Yên Bái, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Quảng Nam… Vỏ quế có vị cay, hương thơm, có nhiều công dụng trong thuốc đông y và có giá trị cao cho xuất khẩu. Thân, rễ cây quế có thể lấy vỏ, lá quế và các bộ phận khác đều có thể trưng cất tinh dầu, gỗ quế có thể dùng làm gỗ trụ mỏ và các đồ gia dụng khác. Vì thế cây quế được đánh giá cao về khả năng mang lại lợi ích kinh tế cũng như đáp ứng được yêu cầu phòng hộ, bảo vệ sinh thái môi trường. Nhận thức được tầm quan trọng của nó, người dân trong vùng đẩy mạnh trồng quế để tăng thu nhập, giải quyết một phần lao động dư thừa, tạo công ăn việc làm góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo.

Nghệ An là tỉnh giàu tiềm năng về rừng nhưng thành quả thu về chưa tương xứng, tổng quan chung còn nhiều vấn đề phải cải thiện, diện tích gỗ lớn chưa nhiều, quy mô sản xuất, chế biến còn manh mún… Nghệ An có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp được quy hoạch lên đến hơn 1,16 triệu ha, chiếm 71,6% tổng diện tích tự nhiên. Qua rà soát, hiện trên 965.000 ha đất đã có rừng (784.340 ha đất có rừng tự nhiên, 180.718 ha đất có rừng trồng). Kết quả kiểm kê thể hiện trữ lượng gỗ toàn tỉnh là hơn 91 triệu m3, trên 505 triệu cây tre nứa các loại cùng hàng ngàn loại cây dược liệu quý. Những thông số trên cho thấy tài nguyên rừng Nghệ An cực kỳ phong phú và đa dạng, đang là nguồn cung cấp nguyên liệu tiềm năng cho các ngành sản xuất hàng hóa và các dịch vụ môi trường. Rừng còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học. Phải khẳng định lâm nghiệp Nghệ An sở hữu nhiều yếu tố để phát triển theo hướng công nghiệp chế biến và thương mại sản phẩm gỗ, lâm sản ngoài gỗ. Việc thay đổi cách tiếp cận theo chuỗi sản phẩm từ khâu tạo vùng nguyên liệu cho đến khai thác, chế biến tiêu thụ sản phẩm cả thị trường trong nước lẫn xuất khẩu sẽ giúp nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần phát triển nghề rừng bền vững.
Để đảm bảo khai thác quế theo hướng bền vững vừa đảm bảo lợi ích kinh tế vừa giữ được môi trường sinh thái nhiều doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân và hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư, nghiên cứu cũng như tìm thị trường lâu dài cho cây quế.
Ở Nghệ An, hiện nay ở miền núi có nhiều hộ gia đình và nhiều Lâm trường tham gia trồng quế, mang lại nguồn thu đáng kể cho nhiều hộ gia đình. Cây quế đã cung cấp nhiều mặt hàng cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên do trồng nhiều, nhưng cây quế chưa được qui hoạch tổng thể một cách toàn diện, chưa được đầu tư thích hợp, chưa hiểu nhiều về kỹ thuật gây trồng và công tác chọn giống còn chưa tốt, quá trình khai thác vỏ quế còn tuỳ tiện, không đảm bảo qui trình kỹ thuật, do đó chất lượng cây quế chưa đáp ứng được thị trường, việc thu mua vỏ quế bị buông lỏng, do tư thương quản lý và điều hành, do vậy hiệu quả cây quế chưa cao. Mặc dù được trồng rộng rãi, nông dân trồng quế vẫn chưa có nhiều kiến thức về kỹ thuật trồng, thu hái và chăm sóc cây quế theo xu hướng mới. Nhiều hộ dùng cây giống không đảm bảo tiêu chuẩn do tự sản xuất và chưa biết đến các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế hoặc hữu cơ; chưa ứng dụng khoa học kỹ thuật và những thông tin mới vào sản xuất. Phương thức sản xuất và việc mua bán quế mới chỉ được thực hiện ở cập độ gia đình. Những điều này dẫn đến việc chất lượng quế được sản xuất không ổn định và không đạt tiêu chuẩn để thâm nhập vào các thị trường trọng điểm trong nước và quốc tế.
Được biết, cây Quế được người dân xã Hạnh Dịch trồng từ năm 1986, phát triển đầu tiên ở thôn Bản Chiếng, tuy nhiên, thời điểm đó chỉ có ít hộ trồng. Từ năm 1995, phong trào trồng quế phát triển tại 6 bản, có 80% hộ dân trồng Quế. Qua trồng và chăm sóc cho thấy cây Quế phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã, ưu điểm của cây Quế là loại cây có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, chi phí đầu tư thấp, tốn ít công chăm sóc, sau 8 đến 10 năm, cây có thể cho khai thác. Đối với chăm sóc cây quế, hằng năm, cần dọn cỏ 2 hoặc 3 lần và bón phân để cây phát triển nhanh, đặc biệt thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh trên cây để xử lý kịp thời. Không giống với các loại cây trồng khác, cành Quế, nhánh nhỏ tỉa ra cũng bán được, dù giá thấp nhưng cũng có thể trang trải nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Cây càng to, lâu năm, giá càng cao.
Để nâng cao đời sống, tận dụng diện tích đồi núi rộng lớn để trồng Quế Quỳ, người dân xã Hạnh Dịch đã làm được nhà, nuôi con ăn học và mua sắn được nhiều trang thiết bị phục vụ cho cuộc sống.  Gia đình ông Hà Văn Ngầm, bản Long Thắng xã Hạnh Dịch trồng Quế theo dự án của Lâm trường về phủ xanh đồi núi trọc, sau hơn 10 năm trồng, Quế đã cho khai thác, đủ tiền làm nhà sàn 3 gian, 2 hồi.  Lần thứ 2 tái sản xuất, sau thu hoạch ông lại mua được máy cày, máy xát lúa, máy cắt cỏ, xe máy để phục vụ cuộc sống hàng ngày. và sau lần khai thác này ông lại mới trồng thêm được 3000 cây Quế, công chăm sóc quế khá đơn giản, chỉ bón phân lần đầu. làm cỏ giai đoạn đầu.

Xã Hạnh Dịch đã xây dựng Nghị quyết, giao cán bộ cắm điểm triển khai hàng năm. Hiện tại xã Hạnh Dich đã trồng được gần 100 ha, diện tích này bà con vừa bảo tồn, vừa trồng mới. Hy vọng trong thời gian tới, thu hoạch tù Quế, sẽ góp phần phát triển kinh tế cho người dân.. Nhờ định hướng đúng và chủ động của xã, sự tích cực của người dân, diện tích cây Quế của xã được nâng lên hàng năm, nếu như vào thời điểm năm 1995, diện tích cây quế của xã chỉ có khoảng 6 ha thì hiện đã đạt 100 ha. Trong đó, hằng năm, người dân đều trồng mới và trồng thay thế trên diện tích rừng đã khai thác. Nếu như năm 2015, sản lượng khai thác vỏ Quế toàn xã chỉ khoảng 5 tấn thì trong năm 2021, sản lượng đã tăng lên khoảng 50 tấn, với giá 60.000.000đ/kg, thì xã đã thu được tương đương 3 tỷ đồng. Bình quân mỗi hộ cho thu từ 50 - 200 triệu đồng/lứa, thu nhập bình quân đạt 26,4 triệu đồng/người/năm./.
 

Tác giả bài viết: Lô Hùng Cường

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây