COVID - 19: Tác động của xu hướng số hóa đối với khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thứ tư - 17/11/2021 04:11 0

Vai trò của công nghệ số, phân tích dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo (AI) đối với nền kinh tế và xã hội trong thời kỳ khủng hoảng cũng thể hiện một điểm mấu chốt quan trọng. Những thay đổi trong tổ chức công việc (với sự gia tăng làm việc từ xa và tương tác ảo); sự mở rộng nhanh chóng của các dịch vụ số (ví dụ: các công cụ giáo dục và sức khỏe số); và việc ngành công nghiệp và chính phủ tăng cường sử dụng phân tích dữ liệu lớn, AI hay đang đưa những công nghệ đó vào thử nghiệm.

Những xu hướng này cũng có những tác động quan trọng đến khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (STI), vì chúng có thể tạo các quy trình mới thay đổi năng suất của các hệ thống STI và thay đổi nhu cầu đối với STI (ví dụ: công nghệ giúp làm việc tại nhà tốt hơn và công nghệ thực tế ảo), đồng thời có khả năng thúc đẩy mới làn sóng đổi mới công nghệ trong các lĩnh vực này.

Liệu các công nghệ số, phân tích dữ liệu lớn và AI sẽ đảm nhận những vai trò quan trọng hơn trong xã hội và nền kinh tế hay không sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cả những đóng góp của chúng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng COVID-19. Sự thành công trong xu hướng làm việc tại nhà, hội nghị ảo, robot và các dịch vụ số trong y tế, giáo dục và giải trí trong thời kỳ khủng hoảng cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng. Kinh nghiệm quản lý khủng hoảng bằng các công cụ số cũng sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng các công cụ đó trong tương lai của các chính phủ. Bảng trên cho thấy một số điểm mấu chốt quan trọng liên quan đến tác động của COVID-19 đối với vai trò kinh tế - xã hội của công nghệ số và những tác động có thể có của chúng đối với STI.

Tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19: Làm việc tại nhà và tương tác công việc ảo

Các yếu tố làm gia tăng làm việc tại nhà và tương tác công việc ảo: Phong tỏa do đại dịch dẫn đến việc thử nghiệm rộng rãi làm việc tại nhà và các trao đổi ảo. Các công ty nhận thấy cơ cấu chi phí của họ thay đổi khi diện tích văn phòng giảm và trở nên linh hoạt hơn để có thể chứa ít nhân viên tại chỗ hơn bất kỳ lúc nào khác.

Các yếu tố chống lại mô hình làm việc và tiêu dùng trực tuyến: trải nghiệm tiêu cực với làm việc tại nhà, đặc biệt là những thiếu sót của hội nghị ảo trong việc thúc đẩy trao đổi hiệu quả, làm giảm sự quan tâm đến làm việc tại nhà và dẫn đến hạn chế phát triển. Những hạn chế về cơ sở hạ tầng và những lo ngại về an ninh cũng làm tăng lo ngại, làm chậm sự tiếp nhận rộng rãi của các công nghệ này.

Vai trò của phân tích dữ liệu lớn, AI và tự động hóa trong nền kinh tế

Các yếu tố làm gia tăng sự hấp thụ của công nghệ số trong nền kinh tế: cú sốc đối với nguồn cung lao động, gây ra bởi các biện pháp làm giảm sự lây lan của đợt đại dịch COVID-19 đầu tiên, dẫn đến việc tự động hóa nhiều hơn ở các nhà máy. Việc thuê lại các hoạt động kinh doanh cũng có thể dẫn đến việc tự động hóa nhiều hơn, nhằm giảm chi phí lao động, thuê địa điểm. Đồng thời, trải nghiệm kinh doanh tích cực với phân tích dữ liệu lớn và AI dẫn đến sự quan tâm và áp dụng rộng rãi hơn.

Các yếu tố khiến công nghệ số ít được tiếp nhận hơn: sự thiếu hụt về tác động của AI và công nghệ số trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng COVID-19 có thể làm suy yếu khả năng áp dụng rộng rãi chúng. Lạm dụng quyền riêng tư; sự thống trị của những “người chơi lớn”; các mối đe dọa kỹ thuật số; việc sử dụng các thông tin sai lệch, thư rác và lừa đảo có thể làm giảm ứng dụng của chúng, cũng như có thể gây sai lệch trong các ứng dụng dựa trên AI.

Tầm quan trọng của kỹ thuật số so với các dịch vụ tương tự

Các yếu tố giúp gia tăng dịch vụ số: trải nghiệm rộng rãi các dịch vụ số trong giáo dục, y tế và bán lẻ là tích cực và dẫn đến việc ứng dụng chúng rộng rãi hơn.

Các yếu tố chống lại sự gia tăng triển khai các dịch vụ số: trải nghiệm về các dịch vụ số nhìn chung không đạt yêu cầu trong thời kỳ đại dịch và dẫn đến việc quay trở lại các dịch vụ trước đó. Ngoài ra còn vì những lo ngại về quyền riêng tư (đặc biệt là đối với dữ liệu sức khỏe).

Chính phủ sử dụng các công cụ kỹ thuật số

Các yếu tố để tăng cường sử dụng các công cụ số trong chính phủ: cuộc khủng hoảng COVID-19 cho thấy lợi ích của dữ liệu thời gian thực để cung cấp cho việc hoạch định chính sách linh hoạt. Điều này dẫn đến việc tăng cường sử dụng các ứng dụng số trong chính phủ, dựa trên sự kết hợp của nhiều nguồn dữ liệu.

Các yếu tố cản trở việc tiếp nhận các công cụ số trong chính phủ: trải nghiệm tiêu cực với các công cụ số, ví dụ: do các vấn đề kỹ thuật, chất lượng dữ liệu, lo ngại về quyền riêng tư, thiếu kỹ năng số của các quan chức và lo ngại về sự tham gia của khu vực tư nhân, dẫn đến sự tiếp thu yếu của chính phủ cho đến khi những thách thức đó được giải quyết.

Tác động đối với STI

Tăng nhu cầu về đổi mới kỹ thuật số: nếu việc sử dụng công nghệ số được tăng cường, sẽ có áp lực về nhu cầu đối với các công cụ số được cải tiến, điều này sẽ tạo ra làn sóng đổi mới công nghệ.

Thay đổi đối với hoạt động và hiệu suất của hệ thống STI: bất kỳ thay đổi nào đối với làm việc tại nhà và các tương tác ảo sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống STI. Ví dụ, chúng có thể dẫn đến tự động hóa lớn hơn trong khoa học. Tiến bộ trong STI phụ thuộc rất nhiều vào các kết nối: chúng có thể làm giảm các trao đổi trực tiếp, điều này có thể gây bất lợi.

Những thay đổi về cường độ ĐMST dịch vụ: số hóa có thể làm tăng cường độ đổi mới của nhóm ngành truyền thống vốn ít đòi hỏi nhiều ĐMST, cũng như các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.

Những thay đổi trong trọng tâm của các chính sách STI: Bản thân chính sách STI sẽ được triển khai nhanh và khả năng phản hồi nhanh bằng cách áp dụng các công cụ số mới và có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống STI.

COVID-19 được coi là "máy gia tốc tuyệt vời" trong thúc đẩy công nghệ số, thương mại điện tử, viễn thông và tự động hóa. Các dịch vụ số trong giáo dục, y tế, giải trí, bán lẻ và nhà hàng được sử dụng nhiều trong bối cảnh áp dụng các biện pháp phỏng tỏa, và nhu cầu vẫn tiếp tục tiếp tục ngay cả khi các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt được dỡ bỏ. Liệu tất cả các dịch vụ này có tồn tại trong trường hợp thách thức COVID-19 được giải quyết hay không là câu hỏi khó trả lời: có thể một số nhu cầu sẽ giảm khi các dịch vụ ảo được đánh giá là một sự thay thế không hoàn hảo. Bản thân các chính phủ đã cho thấy sự nhanh nhạy chưa từng có trong việc sử dụng các công cụ số, điển hình nhất là các ứng dụng theo dõi tiếp xúc được đưa ra như một cách để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh. Cuộc khủng hoảng COVID-19 cũng cho thấy việc hoạch định chính sách cũng đã thay đổi như thế nào so với cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, như được minh họa bằng việc sử dụng dữ liệu thời gian thực (chẳng hạn như số liệu thống kê của Google về di chuyển) và các công cụ khác để theo dõi và phản hồi tốt hơn cuộc khủng hoảng.

P.A.T (NASATI), theo Science, Technology and Innovation Outlook 2021: Times of Crisis and Opportunity, OECD

Nguồn tin: www.vista.gov.vn

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây