Siêu hạn hán cổ đại có thể giải thích “thiên niên kỷ bị mất” ở Đông Nam Á

Thứ bảy - 23/01/2021 20:00 0

Diễn ra cách thời điểm hiện nay khoảng 5000 năm, một cơn siêu hạn hán kéo dài trong khoảng thời gian hơn 1000 năm đã tạo ra những thay đổi khủng khiếp ở đất liền Đông Nam Á, theo thông tin từ một nghiên cứu mới về đá trong hang động ở Bắc Lào.

Vị trí của hang Tham Doun Mai (đánh dấu hình kim cương) và những vị trí đại diện về khí hậu khác. Nguồn: Nature Communications

Các nhà nghiên cứu Mỹ và quốc tế tin rằng, cuộc hạn hán này bắt đầu khi đợt khô hạn ở sa mạc Sahara làm gián đoạn mùa mưa và kích hoạt những đợt hạn hán trên phần còn lại của châu Á và châu Phi. Đây là kết quả rút ra từ công bố ‘End of Green Sahara amplified mid- to late Holocene megadroughts in mainland Southeast Asia” trên Nature Communications.

Nhiều năm qua, các nhà khảo cổ học nghiên cứu phần đất liền Đông Nam Á, một khu vực gồm Cambodia, Lào, Myanmar, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam – vẫn bối rối về “thiên niên kỷ mất tích”, một thời kỳ dài khoảng 6000 năm đến 4000 năm trước với một ít bằng chứng về việc định cư của con người. Nhà khảo cổ học Joyce White, trường đại học Pennsylvania và là đồng tác giả của công bố, cho rằng bà và những nhà nghiên cứu khác đã suy nghĩ về vấn đề này từ lâu bởi các nhà nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra được nơi nào con người của giai đoạn này sinh sống. Hiện tại, bà tin là các khu định cư này có thể bị mất bởi một trận siêu hạn hán đã ảnh hưởng đến dân số ở các khu định cư và buộc họ phải đi khắp nơi tìm nguồn nước.

Để tái tạo khí hậu thời kỳ đó, White và đồng nghiệp của bà đã tìm hiểu về các măng đá trong Tham Doun Mai, một han động ở Bắc Lào. Các măng đá là các cột đá hình tháp được do cacbonat canxi kết tụ trên nền các hang động; chúng “lớn lên” một cách chậm chạp khi nước giàu khoáng chất nhỏ xuống từ các trần hang động – thông thường diễn ra sau những cơn mưa. Bằng việc phân tích bối cảnh của việc kết tụ khoáng chất một cách chậm chạp, các nhà nghiên cứu đã đo lường dược không chỉ tuổi đá mà còn cả độ ẩm trong suốt thời gian đó.

Đầu tiên các nhà khoa họ đã xác định niên đại bằng đồng vị phóng xạ ba mặt cắt măng đá từ 9.500 năm đến 700 năm trước. Tiếp đến họ kiểm tra đồng vị ô xy trong đá để xem việc lượng mưa có thể thay đổi như thế nào trong suốt thời gian đó. Khi mưa rơi, giọt nước mang đồng vị oxy-18 nặng rơi xuống đất trước những đồng vị oxy-16 nhẹ hơn. Những trận mưa với cường độ lớn thường dẫn đến mất cả hai loại đồng vị này nhưng những nơi khô hạn thường ít khi rơi vào trường hợp này nên hay có xu hướng nghèo oxy nhẹ. bằng việc tìm các lớp măng đá giàu oxy-18, các nhà nghiên cứu có thể nhận diện được những thời điểm khi nào khí hậu khô hạn.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra là mưa rơi trong hang động ở Lào này có liên quan bền vững với hơn 4000 năm trước khi lượng mưa giảm đột ngột trong khoảng 5.100 năm đến 3.500 năm trước. Điều này cho thấy vùng này đã trải qua một cơn hạn hán kéo dài chưa từng được ghi nhận trước đây và jeos dài hơn một thiên niên kỷ. Các nhà khoa học đã nêu điều này trong công bố trên Nature Communications.

Những thay đổi về lượng mưa, nhiệt độ và vòng tuần hoàn Walker giữa Sahara khô hạn và ẩm ướt.

Nếu điều đó xảy ra, nó có thể là một phần của một loạt các trận siêu hạn hán lớn hơn ở châu Phi và châu Á vào khoảng giữa 5000 và 4000 năm trước, đồng tác giả nghiên cứu Kathleen Johnson, một nhà cổ khí hậu học tại trường đại học California, Irvine, nhận xét. Trong suốt thời gian này, quá trình văn minh hóa khắp Tây Á và Trung Đông đều trải qua những cuộc dịch chuyển lớn như sự sụp đổ của đế chế Akkad ở Mesopotamia và sự hoang phế của những thành phố ở Thung lũng Indus. Cuộc dịch chuyển khí hậu này, vốn được một số nhà khoa học gọi là “sự kiện 4.2-kiloyear”, là những điều cơ bản của Meghalayan, một cuộc tranh cãi về tuổi địa chất học mới khi được coi là phần trên, hoặc phần mới nhất, trong ba phân khu của kỷ nguyên Holocene. Phần và điểm địa tầng ranh giới toàn cầu của nó là một hệ thống hang Krem Mawmluh ở Meghalaya, đông bắc Ấn Độ. Nó trùng khớp với - hoặc có thể là kết quả từ đó – phần kết thúc của Sahara Xanh, khi vùng Bắc Phi từng xanh tươi trù phú trở thành một sa mạc.

Để xác định là liệu quá trình sa mạc hóa châu Phi có thể có liên hệ với siêu hạn hán ở Đông Nam Á hay không, các nhà nghiên cứu đã mô phỏng khí hậu cổ đại, hợp nhất những tương tác giữa các đại dương, bầu khí quyển, bụi và hệ thực vật. Họ tìm thấy sự khô hạn của Sahara có thể làm gia tăng bụi trong không khí, đẩy Thái bình dương vào một chu kỳ giống El Niño kéo dài làm ảnh hưởng đến lượng mưa trong mùa mưa ở đất liền Đông Nam Á. Điều này có thể làm kích hoạt trở lại một siêu hạn hán ở những dải lớn của Đông Nam Á và làm ngập lụt Nam Á. Về thực chất, điều này là “một sự phân bố lại độ ẩm khắp châu Á”, Michael Griffiths, một nhà cổ khí hậu học tại trường đại học William Paterson University và là tác giả thứ nhất của công bố, nói.

Raymond Bradley, một nhà cổ khí hậu học tại trường đại học tại trường đại học Massachusetts, Amherst, cho biết nghiên cứu mới nêu sự kiện 4.2-kiloyear event – vốn được nhiều người coi là một cú chuyển đổi khí hậu đột ngột – có thể là một phần của một xu hướng lớn hơn và được bắt đầu sớm hơn ước tính trước đây khoảng 800 năm. Ông hi vọng nghiên cứu mới sẽ thu hút được các nhà nghiên cứu tìm hiểu lại các hồ sơ được lưu trữ tốt từ nhiều vùng trong châu Á để xem liệu nơi nào và khi nào các dịch chuyển khí hậu như vậy xuất hiện. “Chỉ có vậy chúng ta mới có thể tìm được ra lý do tại sao lại xảy ra những thay đổi đó và chúng có thể có liên quan hoặc không liên quan đến những thay đổi về mặt xã hội như thế nào”.

Để kết thúc, Griffiths và nhóm nghiên cứu đang lập kế hoạch khám phá thêm các hang động ở Việt Nam và Thái Lan để có được những hiểu biết saua hơn về thời kỳ này. Và những câu trả lời có thể đem lại thông tin hỗ trợ các dự đoán khí hậu hiện đại, ông nói. “Có lẽ việc nghiên cứu về quá khứ có thể giúp chiếu rọi tình trạng hiện nay của chúng ta theo nhiều cách mới.”

Nguồn tin: khoahocphattrien.vn

  Ý kiến bạn đọc

5k
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập212
  • Hôm nay9,006
  • Tháng hiện tại91,473
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây