Não bộ càng lớn, tay càng khéo léo

Thứ bảy - 23/01/2021 20:00 0

Các nhà khoa học ở Đại học Zurich phát hiện ra rằng kích thước não bộ có liên quan tới mức độ khéo léo của đôi bàn tay.

Con người có đôi tay khéo léo, song lại mất khá nhiều thời gian để học kỹ năng dùng bàn tay. Thông thường, trẻ cần khoảng 5 tháng mới cầm nắm được đồ vật theo ý muốn. Các kỹ năng phức tạp hơn, chẳng hạn như học cách ăn bằng dao, nĩa hoặc buộc dây giày có thể cần năm đến sáu năm nữa. Ở độ tuổi đó, nhiều loài linh trưởng đã có con rồi. Tại sao con người lại cần quá nhiều thời gian hơn các họ hàng gần gũi nhất để học các kỹ năng vận động tinh?

Các loài vượn lớn, ví dụ như tinh tinh lùn, có bộ não lớn giống như người và có thể học được các kỹ năng vận động tinh (kỹ năng sử dụng các cơ nhỏ điều khiển bàn tay, ngón tay). Ảnh: Sandra Heldstab, chụp tại Vườn bách thảo Wilhema, Stuttgart, Đức.

Để trả lời câu hỏi này, nhà sinh học tiến hóa Sandra Heldstab và các đồng nghiệp tại Đại học Zurich đã tiến hành quan sát 36 loài linh trưởng trong khoảng thời gian hơn 7 năm. Heldstab đã nghiên cứu 128 con non tại 13 sở thú ở châu Âu từ khi chúng vừa chào đời tới độ tuổi mà chúng đạt được kỹ năng dùng tay của con vật trưởng thành. Điều khiến nhà nghiên cứu ngạc nhiên là tất cả các loài được nghiên cứu đều có trình tự học các kỹ năng dùng tay tương ứng giống hệt nhau.

Não bộ càng lớn, con vật càng khéo tay

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện các cá thể trưởng thành thuộc các loài linh trưởng khác nhau có sự khác biệt lớn về kỹ năng vận động tinh cụ thể. Các loài linh trưởng có bộ não lớn như khỉ Macaques, khỉ đột hay tinh tinh có thể sử dụng tay để thực hiện các tác vụ phức tạp hơn các loài có kích thước não bộ nhỏ hơn như vượn cáo hay khỉ đuôi sóc.

“Không phải ngẫu nhiên mà con người rất giỏi trong việc sử dụng tay và các công cụ lao động. Bộ não lớn đã giúp chúng ta làm được điều đó. Kích thước não bộ lớn sẽ tương đương với độ khéo léo”, Heldstab nói.

Và cái phải trả cho sự khéo léo này chính là khoảng thời gian rất dài để học được các cử động ngón tay và bàn tay đơn giản nhất. Các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân có thể là do bộ não của con người chưa phát triển đầy đủ khi mới chào đời.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng một lần nữa khẳng định rằng trong suốt lịch sử tiến hóa, chỉ có động vật có vú sống đủ lâu và có đủ thời gian để học hỏi mới có thể phát triển kích thước não bộ lớn và các kỹ năng vận động tinh phức tạp, bao gồm khả năng sử dụng các công cụ. Điều này lý giải hầu như không có loài vật nào có thể phát triển được theo con đường của loài người và vì sao con người trở thành sinh vật có kỹ thuật cao nhất trên Trái Đất.

Nguồn: https://medicalxpress.com/news/2020-07-big-brains-dexterous.html

Nguồn tin: khoahocphattrien.vn

  Ý kiến bạn đọc

5k
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập212
  • Hôm nay9,006
  • Tháng hiện tại91,473
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây