Những kết quả hoạt động KH&CN năm 2021, định hướng hoạt động năm 2022 trên địa bàn huyện Quỳ Châu

Chủ nhật - 24/04/2022 22:48 0
          Trong năm, huyện đã chú trọng triển khai tốt các hoạt động tư vấn của hội đồng KH&CN và tổ chức các hội thảo khoa học theo đúng kế hoạch. Hoạt động tư vấn của Hội đồng nhằm triển khai có hiệu quả các chương trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền huyện trong quản lý Nhà nước về KH&CN, Hội đồng KHCN đã triển khai. Tổ chức các cuộc Hội thảo khoa học. Dựa theo mục tiêu đề ra trên cơ sở Đề án số 06-ĐA/HU ngày 24/11/2020 của Huyện ủy Quỳ Châu về phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực huyện Quỳ Châu giai đoạn 2021-2025;  Quyết định số 2366/QĐ-UBND ngày 06/11/2020 của UBND huyện Quỳ Châu về việc phê duyệt Nhiệm vụ “Khoa học và Công nghệ huyện Quỳ Châu giai đoạn 2021-2025”, Hội đồng tư vấn đã định hướng được một số sản phẩm chủ lực cần ưu tiên ứng dụng KH&CN để phát triển chất lượng, thương hiệu và hiệu quả kinh tế trong thời gian tới từ đó đề xuất mô hình trình thực hiện năm 2022. Cụ thể là Mô hình nhân giống cây Lùng bằng chồi gốc và phương pháp ươm tạo giống bằng hạt, tại Huyện Quỳ Châu tỉnh Nghệ An.
Hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN được triển khai. Thực hiện tuyên truyền phổ biến pháp luật về khoa học công nghệ. Ban hành các văn bản phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ. Công tác Thanh tra, kiểm tra Đo lường-Chất lượng hàng hoá đã tổ chức, phối hợp 03 cuộc kiểm tra liên ngành về Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng các sản phẩm hàng hóa trên địa bàn huyện và thực hiện các nhiệm vụ liên quan. Kết quả, chất lượng hàng hoá được đảm bảo, nhận thức của người dân trong việc mua hàng hóa được nâng lên, đảm bảo nguồn cung đầy đủ, an toàn cho nhân dân trên địa bàn huyện.
Về các hoạt động QLNN về lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, trong thời gian qua UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành liên quan triển khai một số nội dung nhằm giúp nhân dân nhận thức được vai trò quan trọng về bảo hộ, phát triển thương hiệu sản phẩm để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, gia tăng giá trị tài sản, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
          Công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống được chú trọng thực hiện. Tiếp tục theo dõi, duy trì nhân rộng các dự án, mô hình đã triển khai có hiệu quả các năm trước: Tiếp tục theo dõi và chỉ đạo triển khai các dự án, mô hình: Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất cây gỗ lớn trên địa bàn huyện Quỳ Châu giai đoạn 2020 - 2022; Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm bò 3B (Blanc Blue Belge) do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Quỳ Châu
Công tác xây dựng các dự án, mô hình bằng nguồn kinh phí Sự nghiệp KHCN tỉnh năm 2021 gồm, Mô hình Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng thành công mô hình trồng cây lùng bằng phương pháp tách chồi gốc tại huyện Quỳ Châu, quy mô 04 ha đạt tỷ lệ sống trên 70%. Với tổng kinh phí thực hiện là 235.658.000 đồng (trong đó: hỗ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp KHCN năm 2021 là 131.958.000 đồng). Chỉ đạo Trung tâm dịch vụ nông nghiệp tiến hành phối hợp với UBND xã Châu Phong hành khảo sát các vùng có cây Lùng đang phát triển để nhân rộng làm giống và thực hiện trồng tách chồi. Qua quá trình khảo sát lựa chọn được 03 hộ tại bản Ban xã Châu Phong huyện Qùy Châu để thực hiện với diện tích 04 ha. Hiện tại mô hình cây lùng đang phát triển tốt. Qua quá trình khảo sát chọn hộ, trung tâm dịch vụ nông nghiệp đã phối hợp với chuyên gia Nguyễn Văn Sơn Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nghệ An để tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho người dân thực hiện. Kết quản, sau khi kiểm tra cây tại vườn ươm, bộ rễ đã phát triển ổn định, cán bộ kỹ thuật đã tổ chức hướng dẫn cho các hộ bắt đầu trồng cây. Qua quá trình theo dõi sự sinh trưởng phát triển thấy tỷ lệ sống của cây đạt trên 96%. Kết quả theo dõi năng suất, sản lượng: Cây lùng dự kiến sau 3-4 năm sẽ cho thu hoạch cây lùng thương phẩm khoảng 20-30 tấn/ha tương ứng từ 8 - 12 triệu.

Thực hiện các nhiệm vụ có tính chất KH&CN từ các nguồn kinh phí khác -ngoài nguồn vốn SN KHCN gồm. Mô hình cây Bản địa kết hợp du lịch sinh thái: Mô hình trồng cây bản địa tại dốc kẻ lè xã Châu Hội. Quản lý cỏ và sâu bệnh gây hại; Tiếp tục trồng, chăm sóc và bảo vệ cây. Đến nay đã trồng được 237 cây sănglẻ, 4ha các cây gỗ bản địa, 450 cây hoa cảnh và hoàn thiện xong các hạng mục bờ rào, cổng, bảng nội quy rừng bản địa.
Các nhiệm vụ thực hiện theo các chính sách nông nghiệp & PTNT: Theo Nghị định 35/2015/NĐ-CP đã triển khai hỗ trợ giá giống lúa mới cho người dân sản xuất với tổng diện tích  399,3ha ; Xây dựng mô hình lúa thuần chất lượng cao Dự hương 8 tại xã Châu Hạnh với tổng diện tích 11ha với tổng kinh phí thực hiện là 1.039.720.000 đồng. Thực hiện chương trình 135 năm 2021, huyện đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tổ chức thực hiện tại xã Châu Tiến và Châu Bính, hỗ trợ 110 con lợn nái giống/25 hộ và 130kg thức ăn ban đầu với tổng kinh phí thực hiện là 353.878. 000 đồng. Các mô hình Trung tâm Khuyến nông gồm mô hình chăn nuôi lợn đen bản địa tại xã Châu Bính. quy mô 5 nái/hộ, số hộtham gia 7 hộ.
Thực hiện theo Đề án sản phẩm nông nghiệp chủ lực, huyện đã chỉ đạo thực hiện xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn nái đen địa phương (lợn Sao va), Vịt bầu Qùy, Bò BBB tại các xã Châu Bình, Châu Hội, Châu Thắng, Châu Tiến, Châu Bính và Diên Lãm). Chỉ đạo, triển khai xây dựng mô hình trồng cây Trà hoa vàng tại xã Châu Hạnh với tổng diện tích 10ha.
Hoạt động thông tin và truyền thông về KHCN, đã được thực hiện một cách tích cực với nhiều hình thức, góp phần  thiết thực nâng cao nhận thức về vai trò của KH- CN cũng như những kiến thức bổ ích cho đội ngũ cán bộ và quần chúng nhân dân, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng KT-XH trên địa bàn.
Đồng thời, huyện cử cán bộ thu thập thông tin, xây dựng Nhiệm vụ hoạt động Khoa học - Công nghệ năm 2021. Viết các Báo cáo theo sự chỉ đạo của Sở và các phòng, đơn vị chuyên môn của Sở KH&CN; Tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do Sở KH&CN tổ chức nhằm bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm quản lý cho cán bộ KH&CN và các thành viên của Hội đồng KH&CN huyện cũng như các Hộị nghị sơ kết, tổng kết và các Hội nghị chuyên ngành.






Thời gian tới, huyện sẽ triển khai tổ chức các cuộc Hội thảo, họp Hội đồng xác định danh mục nhiệm vụ KH&CN gồm mô hình, hội thảo, đề tài, dự án KH&CN bằng các nguồn kinh phí khác nhau. Triển khai các hoạt động tuyên truyền phổ biến các cơ chế chính sách, quy định quản lý về KH&CN. Ban hành các văn bản phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ. Phối hợp với Sở quản lý các đề tài, dự án đang triển khai trên địa bàn
Hoạt động thanh, kiểm tra về Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, sẽ tổ chức các cuộc kiểm tra, thanh tra về Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng các sản phẩm hàng hóa trên địa bàn huyện trong dịp Tết Nguyên đán, Tết Trung Thu và dịp cuối năm 2022. Tổ 01 cuộc kiểm tra, thanh tra về Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng vê kinh doanh khí hóa lỏng theo hướng dẫn của Sở KH&CN. Phối hợp với Sở KH&CN Nghệ An và các Sở, ban ngành tham gia kiểm tra, thanh tra, quản lý hoạt động Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng hàng hóa, Sở hữu trí tuệ và một số lĩnh vực có liên quan trên địa bàn huyện.
Hoạt động QLNN về Sở hữu trí tuệ; An toàn bức xạ, tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ sản xuất, kinh doanh Hương trầm trên địa bàn tham gia quản lý, phát triển nhãn hiệu tập thể hương trầm Quỳ Châu. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn xây dựng và đăng ký bảo hộ SHTT, dự kiến 03-05 sản phẩm trong năm 2022.
Về hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ sản xuất tại địa phương, tiếp tục theo dõi, duy trì, nhân rộng các mô hình đã triển khai có hiệu quả các năm trước gồm mô hình Triển khai nhân rộng các mô hình: Trồng cây rễ hương; trồng mới cây lùng; nuôi cá lồng bằng lưới cải tiến; Trồng cây có múi; Chăn nuôi gia súc; trồng cây dược liệu … đảm bảo sản phẩm làm ra chất lượng tốt có giá trị cao, tạo ra sản phẩm hàng hoá. Triển khai mô hình ứng dụng KH&CN năm 2022 “Xây dựng mô hình nhân giống cây Lùng tại huyện Quỳ Châu”. Thực hiện các nhiệm vụ có tính chất KH&CN từ các nguồn kinh phí khác, lồng ghép các nguồn vốn bổ sung các chương trình 135, 30a, Nghị định 35, Chính sách hỗ trợ theo Quyết định 15/QĐ-UBND của UBND tỉnh, kinh phí sự nghiệp nông lâm của huyện để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn.
        Khai thác thông tin KH&CN từ nguồn Internet, thư viện điện tử, các báo cáo khoa học, tài liệu kỹ thuật, văn bản chính sách, quy định về KH&CN, tổng hợp, biên soạn, phổ biến cho người dân và doanh nghiệp. Thống kê nhu cầu nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; Cung cấp, giới thiệu thông tin về các kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ và viết tin, bài phản ánh hoạt động KHCN trên địa bàn huyện gửi trang Web, tạp chí KH&CN và báo Nghệ An. Phối kết hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tuyên truyền Luật KH&CN, nhất là Pháp lệnh. Tăng cường công tác kiểm tra chỉ đạo cơ sở - đề cao công tác thi đua khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các hoạt động KH&CN.  Chỉ đạo thực hiện tốt các văn bản của các ngành cấp trên đã ban hành, các hội nghị của hội đồng Khoa học và công nghệ để phù hợp với tình hình thực tế. Khuyến khích đa dạng hoá các nguồn lực - tăng cường nguồn thu ngân sách trên lĩnh vực KH&CN trên cơ sở, đa dạng hoá các hình thức, ưu tiên hỗ trợ các dự án có khả năng thực thi và hiệu quả cao. Đầu tư kinh phí hợp lý xây dựng các mô hình, làng nghề, các Cụm công nghiệp - TTCN - Làng nghề.
 

Tác giả bài viết: Lê Văn Hoài

  Ý kiến bạn đọc

5k
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập212
  • Hôm nay9,006
  • Tháng hiện tại91,473
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây