Tiến Thủy (thị xã Hoàng Mai) là một trong những xã có nghề biển lâu đời nhất huyện Quỳnh Lưu. Đánh bắt hiệu quả, ngư dân nơi đây đang tiếp tục chung vốn đóng tàu to máy lớn vươn khơi. Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay nghề cá xã nhà đã có bước tiến mạnh mẽ vững chắc trên lĩnh vực khai thác, chuyển đổi nghề, cải hoán phương tiện nâng công suất máy vươn khơi xa, đạt được giá trị kinh tế, tham gia bảo vệ chủ quyền Biển - Đảo Việt Nam và phát triển kinh tế của địa phương.
Tại đây Hội nghề cá của xã là một tổ chức xã hội nghề nghiệp đa phần là Hội Nông dân trực thuộc UBND và hội cấp trên. Hiện toàn xã có 1.072 hội viên là người lao động nghề biển và 29 tổ hợp khai thác hải sản. Mỗi Hội viên nghề cá là một hội viên nông dân. Hội thường xuyên liên kết chặt chẽ, lồng ghép tuyên truyền cho ngư dân trên mọi hình thức, lấy chi hội làm cơ sở chuyển tải chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước và của địa phương đến với Hội viên. Hội đã động viên ngư dân tiếp tục chuyển đổi nghề, chuyển đổi đánh bắt tuyến lộng ra vùng khơi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào khai thác hải sản.
Hiện nay toàn xã có 234 chiếc tàu thuyền. Trong đó có 131 chiếc tàu dưới 15m; 46 chiếc dưới 15m - 24m, 57 chiếc dưới 24m. Công nghệ phục vụ khai thác, thông tin liên lạc được trang bị khá đầy đủ, đặc biệt là các tàu đánh bắt xa bờ. Hiện toàn Hội có 47 máy máy dò ngang, 105 máy máy dò đứng, 234 máy máy định vị, trên 20 ra đa hằng hải, 32 máy thông tin liên lạc tầm xa (I côm), 90 máy thông tin liên lạc tầm trung và 01 máy máy trực canh.
Sản lượng khai thác đạt 6 tháng đầu năm đạt 13.024 tấn (186,719 tỷ đồng) đạt 48,8%KH; tăng 4,03% so với cùng kỳ năm 2021. Thu nhập bình quân đầu người 6 tháng đầu năm đạt 23.376.000 đồng/người.
Đến nay trên địa bàn toàn xã các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá được phát triển rộng khắp, đáp ứng nhu cầu của ngành khai thác hải sản. Các cơ sở đã cung cấp ngư lưới cụ, đá lạnh, xăng dầu, nhu yếu phẩm phục vụ tàu thuyền. Các cơ sở thu mua, cấp đông, sấy khô phục vụ nội địa và xuất khẩu hiện có 16 ốt xăng dầu, 17 cơ sở sản xuất đá lạnh, 09 xe khách, 16 xe vận tải, đông lạnh, 03 kho bảo ôn, 20 cơ sở thu gom buôn bán hải sản, 3 cơ sở dịch vụ ngư lưới cụ, 4 cơ sở đóng mới, sữa chữa tàu thuyền, 5 xưởng cơ khí, điện phục vụ nghề cá.
Dịch vụ hậu cần nghề cá có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy nghề cá phát triển đảm bảo cơ sở vật chất cho tàu thuyền khai thác có hiệu quả sản phẩm thu mua, chế biến, vận chuyển đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đạt kết quả tốt, giải quyết cho hàng trăm lao động ngoài ngành có việc làm và thu nhập ổn định. Đặc biệt các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền đã đáp ứng được nhu cầu phát triển tàu thuyền của địa phương.
Hội Nghề cá của xã đã thực hiện chế độ trực thường xuyên để giải quyết các vấn đề liên quan đến nghề cá. Số lượng phương tiện tàu thuyền được quản lý chặt chẽ, phương tiện phát sinh, chuyển nhượng đóng mới được cập nhật thường xuyên. Trong phòng chống thiên tai cứu hộ cứu nạn, Hội đã phối hợp với các Ban ngành, đoàn thể triển khai nhanh chóng kịp thời, bám chắc chi hội, năm chắc tàu thuyền, tư vấn cho tàu thuyền giảm thiểu rũi ro thiệt hại. Hàng quý, hàng tháng Hội đã thực hiện báo cáo cho Đảng ủy, UBND xã phòng Nông nghiệp Huyện, Chi cục Thủy sản về biến động về số liệu tàu thuyền. Tình hình kết quả sản xuất để tăng cường quản lý, chỉ đạo, ngoài ra các phương tiện tàu thuyền đã chủ động, báo cáo tình hình diễn biến xảy ra trên biển cho Đồn Biên phòng Quỳnh Thuận và UBND xã. Qua đó các cơ quan có chức năng có biện pháp xử lý tình hình hoạt động xâm nhập trái phép của tàu nước ngoài. Hàng năm thiên tai, bảo lũ, lốc xoáy rũi ro trên biển là không tránh khỏi. Khi tàu thuyền bị nạn, tàu thuyền trong Chi hội, ngoài chi hội thông tin kịp thời cho nhau để cứu trợ khẩn cấp. Thông tin về UBND xã, Đồn Biên phòng Quỳnh Thuận báo cáo và yêu cầu các cơ quan chức năng cứu nạn cứu hộ kịp thời.
Ông Phạm Đợi - Phó Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch Hội nghề cá cho biết: Trong 6 tháng đầu năm Nghề cá xã nhà có bước tiến vững chắc về năng lực phương tiện, đã đầu tư thêm thiết bị, công nghệ khai thác tiên tiến đạt hiệu quả cao vào khai thác, ngư dân hăng say lao động sản suất. Nhiều tàu thuyền có thu nhập cao. Đặc biệt có một số mô hình sản suất, kinh doanh đạt hiệu quả lao động sản xuất như: anh Phạm Hữu Lâm, Nguyễn Ngọc Hiển, Hoàng Đức Thương, Hồ Quốc Tuấn, Nguyễn Quang Vinh, Phạm Ngọc Sơn, Hồ Văn Tiến, Tô Ngọc Trường, Trần Văn Thành, Hoàn Văn Săng, Nguyễn Văn Lý... Trên lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá có anh: Nguyễn Văn Việt, Anh: Bùi Văn Thăng. Cơ sở thu mua bảo quản sản phẩm, chế biến: anh Nguyễn Văn Lực: Đức Xuân; Chị Nguyễn Thị Ngỏ: Đức Xuân, Chị Trần Thị Hồng, Chị Nguyễn Thị Hoan: Sơn Hải… Dịch vụ đóng, sữa chữa tàu thuyền như xưởng anh Hoàng Đức Xinh, Phạm Hữu Xuân; Cơ khí như anh Nguyễn Văn Lâm, Tạ Quang Trung, Hồ Văn Truyền và nhiều mô hình sản xuất kinh doanh giỏi khác….
Quang Khải
Ban Quản lý Cảng cá Nghệ An