Hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản ở Nghệ An
Thứ năm - 19/08/2021 21:413140
Thực hiện Ngh?...
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An khóa XVIII và các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2015 - 2020, nền kinh tế Nghệ An đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân giai đoạn đạt 7,24%/năm. Về nông, lâm, ngư nghiệp, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 4,65%/năm. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của ngành thủy sản 9,67%/năm, chiếm 16,07% tỷ trọng nội ngành. Năm 2020 tổng sản lượng thủy sản 243.190, trong đó: sản lượng khai thác thủy sản đạt 185.358 tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 57.842 tấn; số tàu thuyền khai thác trên biển là 3.469 chiếc; diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 21.476 ha. Có được kết quả này cần phải kể đến hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vựa thủy sản. Trong những năm qua công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản được củng cố và hoạt động có hiệu quả hơn từ công tác tham mưu đến chỉ đạo sản xuất và bảo vệ nguồn tài nguyên diện tích mặt nước, nguồn lợi thủy sản. 1, Về chính sách phát triển kinh tế thủy sản Trong 05 năm qua tỉnh đã trích 9.196 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực khai thác 7,816 tỷ đồng hỗ trợ tái tạo nguồn lợi thủy sản; hỗ trợ 136 máy thông tin tầm xa với kinh phí 4.006 triệu đồng; hỗ trợ 06 máy dò ngang, kinh phí 1.860 triệu đồng; hỗ trợ được 20 mô hình đóng mới, cải hoán hầm bảo quản sản phẩm trên tàu cá bằng vật liệu PU, với kinh phí 700 triệu đồng; chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tời thủy lực đối với nghề chụp được 02 mô hình với số tiền 700 triệu đồng. Hỗ trợ mô hình áp dụng công nghệ mới về nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng, kinh phí 1.380 tỷ đồng. Ngoài ra, hàng năm, ngân sách nhà nước hỗ trợ hàng tỷ đồng hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và trợ giá trợ cước cho giống thủy sản ở các vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Chính sách bảo vệ quỹ gen, giống gốc, hàng năm bổ sung thay thế khoảng 10% số lượng đàn cá bố mẹ (cá chép, cá rôphi…) hiện có, đã cải tiến rõ rệt chất lượng giống. Những chính sách này đã thúc đẩy khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản phát triển hiệu quả và bền vững. 2. Về công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản Hiện tượng khai thác bằng chất nổ, xung điện từng bước được kiểm soát và hạn chế; công tác đăng ký đăng kiểm, cấp giấy phép hoạt động tàu cá được triển khai khá đồng bộ và đạt hiệu quả cao (trên 95% phương tiện được đăng ký đăng kiểm). Việc tái tạo nguồn lợi, như thả cá xuống hồ nước lớn, tôm ra biển được tiến hành hàng năm với kinh phí bình quân 350 triệu đồng/ năm. Thông qua việc tái tạo nguồn lợi từng bước nâng cao nhận thức và tạo sinh kế cho người dân. 3. Thực hiện công tác chống khai thác IUU Ban chỉ đạo IUU tỉnh được thành lập, kiện toàn. Đến 20/9/2021 đã tổ chức 07 cuộc kiểm tra tại các Tổ công tác Liên ngành, cảng cá và các tàu cá hoạt động khai thác thủy sản, 03 cuộc họp để đánh giá tình hình, kết quả đạt được, các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện. bước đầuđã đạt được những kết quả tích cực, góp phần vào nhiệm vụ khắc phục “Thẻ vàng” của EC cụ thể như sau: Công tác lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá đã thực hiện 1134/1.185 tàu thuộc diện phải lắp đạt 95,7% đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý, giám sát tàu cá hoạt động trên biển, góp phần vào việc chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Công tác đánh dấu tàu cá được thực hiện 100% theo đúng quy định. Công tác phối hợp, trao đổi thông tin thường xuyên giữa lực lượng Biên phòng và lực lượng thanh tra, kiểm soát nghề cá, địa phương ngày được nâng cao; Thực hiện tốt nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá trên biển, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi khai thác IUU: đã thành lập được 939 đoàn công tác, kiểm tra được 21.083 phương tiện (trên biển 8.528 phương tiện, tại cửa lạch kiểm tra được 12.555 phương tiện), đã xử phạt nộp ngân sách gần 3,5 tỷ đồng. Công tác lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá đã thực hiện 1134/1.185 tàu thuộc diện phải lắp đạt 95,7%
4. Công tác hỗ trợ sản xuất được triển khai đồng bộ, giúp quản lý tốt chất lượng, giá trị sản phẩm: Quan trắc môi trường, phòng, chống và cảnh báo dịch bệnh thủy sản được thực hiện tốt; kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm sản phẩm thủy sản nuôi về giám sát dư lượng các chất độc hại và sản phẩm động vật thủy sản nuôi (Bình quân lấy 50-60 mẫu thủy sản nuôi/năm giám sát dư lượng kháng sinh, tỷ lệ mẫu nhiễm dư lượng chiếm 5-12% trong tổng số mẫu sản phẩm; thực hiện việc tốt truy xuất nguồn gốc theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ./. Như Long