Đánh giá hoạt động đánh bắt thủy sản tại huyện Quỳnh Lưu

Thứ hai - 30/05/2022 22:10 0
Với lợi thế là huyện ven biển với chiều dài 19.5 km, có 2 cửa lạch và 10 xã có nghề khai thác hải sản, trong những năm qua huyện Quỳnh Lưu đã có bước phát triển nhanh, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế -  xã hội của huyện cũng như bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Trong năm 2021 tổng sản lượng thủy sản toàn huyện đạt 79.012 tấn vượt kế hoạch 3,63% so với năm 2020. Giá trị xuất khẩu đạt 1.846.789 tỷ đồng, tăng 1,04% so với năm 2020. Trong đó sản lượng khai thác hải sản đạt 69.408 tấn, tăng 2.92% so với năm 2020. Giá trị sản xuất đạt 1.690.523 tỷ đồng, tăng 1,83% so với năm 2020.
Hiện nay toàn huyện có 4 hội nghề cá tại 4 xã Quỳnh Long, Sơn Hải, Quỳnh Nghĩa và Tiến Thủy. Có 1 nghiệp đoàn nghề cá tại xã Quỳnh Long, sắp tới 1 nghiệp đoàn nghề cá tại xã Sơn Hải sẽ được công bố thành lập. Toàn huyện hiện có 7.000 nhân công đi biển.



Trên địa bàn huyện, cảng cá Lạch Quèn đã được công nhận là cảng cá loại II và được công bố đủ điều kiện hoạt động. Bên cạnh đó cảng cá Lạch Thơi đang được nâng cấp để chuẩn bị đưa vào khai thác.
Tính đến cuối  tháng 4 năm 2020, theo thống kê toàn huyện có 862 tàu đang hoạt động (giám 30 chiếc so với năm 2021) trong đó, tàu từ 15m trở lên là 424 chiều chuyên các nghề vây, chụp 4 sào, chủ yếu ở các xã Quỳnh Long, Sơn Hải, Tiền Thủy và Quỳnh Nghĩa. Tàu từ 12-15m có 13 chiếc chuyên chụp 2 sào, câu chủ yếu tại các xã Tiến Thủy, Sơn Hải. Tàu dưới 6m có 334 chiếc chuyên nghề rê, câu chủ yếu ở xã Quỳnh Lương, Quỳnh Long, Tiền Thủy, Quỳnh Nghĩa…
Sản lượng thủy sản 4 tháng đầu năm đạt 16.600 tấn (tăng 2,2% so với cùng kỳ nam 2021), trong đó 16.600 tấn, trong đó sản lượng khai thác hải sản đạt 13.971 tấn. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoài, năm nay giá bán của các loại hải sản nhìn chung bị giảm. Nhất là các loại sản phẩm như bạc má, các nục, cá hố, mực… Điều này gây khó khăn không nhỏ cho đời sống cũng như hoạt động khai thác của ngư dân.




Một trong những vấn đề được UBND huyện Quỳnh Lưu quan tâm và tìm giải pháp giải quyết là vấn đề những tàu cá được vay vốn để đóng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Theo báo cáo, hiện nay trên địa bàn toàn huyện có 52 được đóng theo NĐ 67 với tổng kinh phí giải ngân 380,392 tỷ đồng. Đến tháng 3/2022 doanh số thu nợ được 129,014 tỷ đồng. Dư nợ 251,387 tỷ đồng. Trước vấn đề này, các cấp chính quyền của huyện Quỳnh lưu phói hợp với các ngân hành trên địa bàn đã cùng bàn các biện pháp giãn nợ, khoanh nợ giúp người dân giải quyết các khoản nợ vượt quá thời hạn.
Bên cạnh đóng, đầu năm 2022 đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho ngư dân nhằm hỗ trợ nâng công suất máy, các tàu khai thác xa bờ trên địa bàn huyện đều được lắp đặt máy dò cá và máy thông tin tầm xa (ICOM), cùng nhiều thiết bị kỹ thuật khác như hệ thống tời lưới, hầm bảo quản lạnh, dàn đèn led…
Ông Bùi Thành Tâm (xã Quỳnh Long), chủ tàu cá công suất 720CV, chia sẻ: “Với thiết bị hiện đại, các chuyến đi biển của chúng tôi đảm bảo sản lượng đáng bắt, đây cũng là động lực để ngư dân nỗ lực liên kết, đầu tư tàu công suất lớn để vươn khơi”.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, công tác đảm bảo ATLĐ khi ra khơi được ngư dân chú trọng. Hầu hết các tàu đều trang bị đủ các loại thiết bị bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển như các loại phao cứu sinh, bình chữa cháy, đèn hành trình, máy thông tin liên lạc, bơm nước hút khô, chữa cháy…
Công tác bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy trên tàu cũng được chủ tàu quan tâm đúng mức. Các dụng cụ dễ cháy được bố trí xa các bồn chứa nhiên liệu, hầm máy, đồng thời trang bị các vật liệu cách nhiệt để phòng tránh nguy cơ cháy nổ.
Việc sử dụng bếp gas trên tàu cũng được các chủ tàu tuân thủ quy định ATLĐ, phòng cháy nổ, ngạt khí gas… bằng các giải pháp như thường xuyên thay mới bếp, dây dẫn khí, đặt bình đúng cách.
Dịch vụ hậu cần nghề cá được quan tâm. Với ưu thế là nguồn nguyên liệu từ khai thác và nuôi trồng thủy sản lớn, ngành chế biến thủy sản đã phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, chất lượng hàng hóa mẫu mã và thương hiệu đã được quan tâm chú trọng và không ngừng mổ rộng thị trường. Vừa qua tỉnh đã hoàn thành quy hoạch khu dịch vụ hậu càn nghề cá 30ha tại xã Quỳnh Thuận. Khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở chế biến sản phẩm thủy sản.
Cùng với hoạt động đánh bắt, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng đang phát huy hiệu quả trên địa bàn Quỳnh Lưu. Từ lâu huyện được xem là trung tâm sản xuất giống thủy sản toàn tỉnh. Hiện, toàn huyện Quỳnh Lưu có 3 vùng nuôi với quy mô hơn 106 ha thuộc các xã Quỳnh Thanh, Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương được công nhận đủ điều kiện VietGAP (toàn tỉnh chỉ có 5 vùng).
Hiện trên địa bàn có 8 cơ sở sản xuất tôm sú kết hợp với cua giống, ương gièo tôm thẻ chân trắng, 1 cơ sở sản xuất ngao giống và 1 cơ sở sản xuất cá giống. Với sự đồng hành của địa phương, doanh nghiệp, tổ hợp tác, chỉ trong thời gian ngắn nhiều ứng dụng, kỹ thuật mới được áp dụng rộng rãi vào quá trình sản xuất (hệ thống lọc và khử trùng nước bằng tia cực tím, hệ thống nâng nhiệt...), tạo ra lượng giống chất lượng cao./.
 

Tác giả bài viết: Minh Hồng

 Tags: thế là

  Ý kiến bạn đọc

5k
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập212
  • Hôm nay9,006
  • Tháng hiện tại91,473
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây