Nghiên cứu tính toán dòng chảy phục vụ công tác quản lý và sử dụng nguồn nước lưu vực sông Cả trên cơ sở ứng dụng các mô hình toán và công nghệ viễn thám

Thứ ba - 31/08/2021 04:04 0
Sông Cả là một lưu vực lớn ở vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích lưu vực 27.200 km2 phân bố trên lãnh thổ 2 quốc gia: Việt Nam và Lào. Ở Việt Nam, sông Cả nằm trên địa giới hành chính của 3 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hoá, phần diện tích trên lãnh thổ Việt Nam là 17.730 km2 chiếm tới 65% diện tích toàn bộ lưu vực, vùng hưởng lợi khoảng 2.405 km2.

Cho đến nay đầu tư cho công tác thủy lợi nói riêng và quản lý nguồn nước nói chung trên lưu vực sông Cả (LVS Cả) đã được quan tâm và đã đạt được những thành tựu to lớn trong phục vụ dân sinh, sản xuất và phòng tránh, giảm nhẹ thiên tại. Tuy nhiên cùng với sự biến động có tính bất lợi của tự nhiên, nguồn nước, sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế xã hội, LVS Cả cũng đang đứng trước những thách thức rất lớn trong việc quản lý, khai thác sử dụng nguồn nước một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững. TS. Nguyễn Văn Tuấn cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Quy hoạch Thủy lợi, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tính toán dòng chảy phục vụ công tác quản lý và sử dụng nguồn nước lưu vực sông Cả trên cơ sở ứng dụng các mô hình toán và công nghệ viễn thám”.
Đề tài nhằm mục tiêu nghiên cứu tính toán đánh giá được dòng chảy và nhu cầu nước bằng phương pháp mô hình toán và công nghệ viễn thám, qua đó đề xuất được giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả nguồn nước LVS Cả.
Một số kết quả nổi bật của đề tài: Xây dựng được một bộ cơ sở dữ liệu GIS đầy đủ và cập nhật về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, công tác quản lý, khai thác sử dụng nguồn nước trên LVS Cả. Lần đầu tiên xây dựng được một cổng thông tin trực tuyến trên nền WebGIS với cơ sở dữ liệu phong phú, được cập nhật, dễ truy cập và sử dụng. Đặc biệt bên cạnh các thông tin cơ bản để quản lý, trang thông tin còn cung cấp các kịch bản hạn hán, lũ lụt, các phương án và kế hoạch vận hành các công trình tham gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai… giúp nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan liên quan. Kết hợp được nguồn thông tin, số liệu viễn thám, vệ tinh với các số liệu thực đo để tạo thêm trạm mưa giả định và cập nhật số liệu mưa cho mô hình mưa dòng chảy, tính toán đầu vào cho mô hình thủy lực, cân bằng nước, nâng cao năng lực tính toán phân tích và nâng cao hiệu quả đánh giá thực chất tình hình nguồn nước trên lưu vực, hỗ trợ cho công tác quản lý và khai thác sử dụng nước.
Đề tài giúp nâng cao hiệu quả vận hành điều tiết cấp nước của các hồ chứa thượng nguồn và khả năng khai thác nguồn nước của các công trình hạ du trong mùa cạn. Trong mùa lũ sẽ nâng cao hiệu quả chống lũ, giảm thiểu nguy cơ ngập úng, gây ảnh hưởng đến khu vực trũng thấp./.

 

Tác giả bài viết: Xuân Minh (TH)

  Ý kiến bạn đọc

5k
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập212
  • Hôm nay9,006
  • Tháng hiện tại91,473
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây