Con Cuông triển khai hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển KT-XH

Thứ ba - 31/08/2021 04:17 0
Con Cuông là huyện Miền núi vùng cao phía Tây Nam Nghệ An, nằm trong địa bàn chiến l­ược kinh tế, quân sự quan trọng của Miền Tây Nam Nghệ An. Trong 05 năm qua, kinh tế huyện nhà có bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyên dịch đúng hướng, trồng trọt và chăn nuôi tiếp tục phát triển, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung... từ đó đời sống và thu nhập của Nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều chuyển biến rõ nét, tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm.
Cụ thể, huyện đã ban hành nhiều chương trình, đề án, kế hoạch và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để bảo tồn, phát triển các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của địa phương, trong đó đặc biệt quan tâm giải pháp ứng dụng các tiến bộ KHKT tiên tiến vào xây dựng một số sản phẩm hàng hóa có tiềm năng, lợi thế của huyện, đảm bảo các quy trình kỹ thuật; các sản phẩm hàng hóa đảm bảo chất lượng, thân thiện với môi trường gắn liền với địa danh Con Cuông; đồng thời tạo điều kiện, thu hút đầu tư và khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư thiết bị máy móc tiên tiến, ứng dụng công nghệ mới, kỷ thuật mới… nhằm nâng cao hiệu quả trên các lĩnh vực Kinh tế - xã hội và đã đạt được một số kết quả.

Công tác ứng dụng tiến bộ KH&CN trong lĩnh vực CCHC được chú trọng thực hiện. Nhằm từng bước hoàn thiện xây dựng chính quyền điện tử theo đúng lộ trình của Trung ương và tỉnh đề ra; Tiếp tục duy trì ứng dụng hiệu quả hệ thống quản lý VBĐH VNPTIOffice.vn; Xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm giao dịch “Một cửa“ liên thông hiện đại; Xây dựng và chuyển đổi Hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 sang Hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại cơ quan HĐND - UBND huyện, UBND các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sử dụng internet, cổng thông tin điện tử trên các lĩnh vực QLNN, sản xuất, kinh doanh và phục vụ nâng cao đời sống Nhân dân.
Công tác ứng dụng tiến bộ KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp đạt hiệu quả cao. Giai đoạn 2015-2020 có 05 đề án và 74 mô hình lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ứng dụng tiến bộ KHKT vào phát triển sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân; các đề án và mô hình được hỗ trợ từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau. Nhìn chung, việc triển khai ứng dụng các tiến bộ KHCN đã giúp nông dân chuyển đổi nhận thức, nâng cao thu nhập giúp nông dân từng bước xoá đói, giảm nghèo; góp phần xây dựng nông thôn mới gắn với sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị hàng hóa. Nhiều tiến bộ KH&CN phục vụ SX&ĐS được đưa vào ứng dụng có hiệu quả. Việc ứng dụng các tiến bộ KHKT, lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện tự nhiên, địa chất từng vùng, quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã đem lại năng suất, tăng thu nhập và đạt hiệu quả cao góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện nhà trong thời gian quan. Một số đề án, mô hình nổi bật như, Đề án trồng cây xanh đô thị, nông thôn giai đoạn 2016-2020 đã trồng được: 14.567 cây, với tổng kinh phí  221.470.000 đồng; Thông qua thực hiện đề án đã tạo hiệu ứng tốt về ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên góp phần chống biến đổi khí hậu; đồng thời đề án góp phần tạo nguồn thu cho ngành du lịch, hàng năm đều có lượng khách du lịch tăng so với năm trước; Đề án trồng rau an toàn theo hướng VietGap đã triển khai xây dựng và duy trì diện tích trồng rau 14ha theo mục tiêu cơ bản đạt theo đề án; Xây dựng được mô 01 hình trình diễn (nhà màng). Việc thực hiện đề án đã hình thành một số vùng sản xuất rau tập trung, sản xuất theo hướng hàng hóa, mỗi địa phương đều có những loại rau xanh phù hợp, sản phẩm rau vừa phục vụ gia đình vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường về hiệu quả kinh tế tuy chưa ổn định đạt trên 120 triệu/ha nhưng đã đạt trên 80 triệu/ha và xây dựng thành công nhà màng trồng dưa lưới cho hiệu quả kinh tế cao, doanh thu 600 triệu đồng/2.000 m2/năm; Đề án bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã duy trì diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 120ha, 57 lồng cá, sản lượng nuôi trồng và khai thác đạt 640 tấn/năm, đã hình thành các bãi cá đẻ tại Sông giăng, Khe Choăng; thả 500 kg cá giống xuống đập Pha Lài; tổ chức tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tạo được chuyển biến trong ý thức của người dân, một số hộ dân tự giác giao nộp bộ kích điện… Do đó, Đề án bảo vệ nguồn lợi thủy sản là một chủ trương đúng đắn của huyện, trong đó nêu cao vai trò trách nhiệm của các cơ quan quản lý, các đơn vị chức năng, sự vào cuộc cả hệ thống chính trị và sự chung tay của cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Việc thực hiện để án đã từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất, tăng gia sản xuất góp phần ổn định thực phẩm, tăng thu nhập; Đề án xây dựng Thương hiệu một số sản phẩm đặc trưng: Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho “Cam Con Cuông”, “Rượu men lá Con Cuông” được Cục sở hữu Trí tuệ Việt Nam công nhận và bảo hộ nhãn hiệu “Cam Con Cuông”, “Rượu men lá Con Cuông”, với tổng kinh phí 250 triệu đồng. Việc thực hiện đề án đã góp phần bảo tồn và phát huy được ngành nghề truyền thống, sản phẩm đặc trưng của huyện tạo thêm thu nhập; Góp phần nâng cao thương hiệu sản phẩm Rượu men lá Con Cuông”; Đề án cải tạo, nâng cao chất lượng đàn trâu, bò đã thực hiện đào tạo dẫn tinh viên 02 người, tổ chức cấp vật tư, dụng cụ cho dẫn tinh viên; thụ tinh nhân tạo được 151 con bò có chửa; kinh phí thực hiện trong năm 2020 - 2021 là 200 triệu đồng. Thông qua thực hiện đề án đã cải tạo được đàn trâu, bò góp phần nâng cao chất lượng đàn trâu, bò và nâng cao nhận thức của người dân cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động chăn nuôi nói chung và gia súc nói riêng; Mô hình ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt israel trên cây cam, sản xuất rau an toàn và cây dược liệu tại xã Chi Khê, kết quả: tiết kiệm nước, do nước tưới được cấp trực tiếp cho cây trồng, không bị thất thoát; năng suất cây trồng năm áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tăng khoảng 20% so với năm chưa tưới nhỏ giọt.
Về ứng dụng KHCN vào lĩnh vực CN, TTCN, trên địa bàn các cơ sở sản xuất, chế biến CN, TTCN đã và đang khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương góp phần tạo việc làm cho nhân dân địa phương và đóng góp ngân sách cho tỉnh và huyện. Một số cơ sở nổi bật như: Dự án Thủy điện Chi Khê được đầu tư 1.783,448 tỷ đồng với công nghệ mới tiên tiến, hiện đã đi vào hoạt động và khai thác; Dự án Thủy điện Khe Thơi sử dụng công nghệ của Ấn Độ, tổng mức đầu tư 420 tỷ đồng đã đưa vào khai thác vận hành phát điện hòa lưới điện Quốc gia từ tháng 11 năm 2020; Dự án Nhà máy sản xuất, tái chế giấy Trà Lân, với tổng mức đầu tư 120 tỷ, với công suất 72.000 tấn giấy CRAFF/năm, hiện đang hoàn thiện thủ tục và chảy thử để đưa vào vận hành; Dự án Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình sản xuất và chế biến  trà dược liệu, sản phẩm cao, trà hòa tan từ cây dược liệu xã Chi khê của Công ty Cổ phần dược liệu Pù Mát; Công ty đã đầu tư thiết bị, máy mọc và ứng dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; đồng thời kiểm soát chặt chẽ từ khâu trồng cây dược liệu theo tiêu chuẩn GACP và sản xuất, chế biến theo tiêu chuẩn GMP; sản lượng 48.000 -50.000 hộp/năm trà túi lọc và cao dược liệu khoảng 12.000 lọ/năm; doanh thu khoảng: 8,8 tỷ đồng/năm. Các sản phẩm trà túi lọc của Công ty Cổ phần dược liệu Pù Mát được Cục Công thương địa phương - Bộ Công thương công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2018; được Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chứng nhận sản phẩm OCOP đạt hạng sản phẩm 4 sao năm 2019 cho các sản phẩm: Trà túi lọc Cà gai leo, trà túi lọc Dây thìa canh, trà túi lọc Giảo cổ lam và là đơn vị duy nhất trên địa bàn huyện được Sở KH&CN tỉnh Nghệ An cấp giấy chứng nhận Doanh nghiệp KHCN.

Hợp tác xã Đoàn Kết đã đầu tư và vận hành thành công dây chuyền nghiền đá xây dựng 1x2 tiên tiến, qua đó mang lại hiệu quả sản xuất cao, cho ra sản lượng lớn, cỡ hạt đá đá bình quân, dạng hạt tốt lợi nhuận cao, phù hợp nhu cầu của thị trường để phục vụ cho xây dựng trên địa bàn các huyện miền Tây Nam Nghệ An
Trong lĩnh vực GD&ĐT, giai đoạn 2016-2020 ngành GD&ĐT Con Cuông đã triển khai nhiều hoạt động ứng dụng KH&CN vào đổi mới công tác quản lý và dạy học, từ đó góp phần đổi mới trong công tác quản lý và đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng học sinh đại trà của các cấp học, bậc học và nâng cao chất lượng mũi nhọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh hàng năm; từng bước thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 33-CTr/TU ngày 27/10/2014 của BCH Đảng bộ tỉnh triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được chú trọng. Giai đoạn 2016-2020, ngành giáo dục huyện nhà có 1.609 sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện, 36 sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh. Đặc biệt có 02 tập thể đạt  cuộc thi “Sáng tạo KH&CN năm 2020”  đó là: Công ty dược liệu Pù Mát được UBND tỉnh Nghệ An tặng thưởng giải nhất cho công trình: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất theo chuỗi giá trị trà dược liệu và tập thể Vườn Quốc gia Pù Mát được UBND tỉnh tặng thưởng giải ba cho công trình: Ứng dụng KH&CN góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên động vật hoang dã tại Vườn Quốc gia Pù Mát, thầy và trò trường THCS Trà Lân tham gia cuộc thi sáng tạo khoa học kỷ thuật đạt giải nhất cấp tỉnh và giải nhì cấp Quốc gia.

Cam Con Cuông  được ây dựng nhãn hiệu tập thể
Trong lĩnh vực y tế, trong những năm qua, ngành y tế Con Cuông đã có những bước phát triển nhanh, vượt bậc, trong đó vai trò không nhỏ của việc nghiên cứu, ứng dụng KHCN vào công tác y tế dự phòng, khám, chữa bệnh (KCB)...  từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tại bệnh viện khu vực Tây Nam Nghệ An đã ứng dụng thành công nhiều công nghệ, kỹ thuật mới, hiện đại, nâng tỷ lệ ca điều trị thành công lên cao hơn, giảm đau đớn cho bệnh nhân, đồng thời, giảm chi phí và thời gian điều trị bệnh. Hiện nay, nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu đã được triển khai.
Như vậy, hoạt động KH&CN trong thời gian qua đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Con Cuông, kinh tế có bước tăng trưởng khá, tiềm năng lợi thế của huyện ngày càng được khai thác và phát huy hiệu quả. Trong nông nghiệp đã sản xuất sản phẩm phong phú đa dạng, chú trọng nâng cao chất lượng hàng hóa. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi tiếp tục chuyển dịch theo hướng hiệu quả phù hợp yêu cầu thị trường, quy mô chăn nuôi được mở rộng, dần hình thành nhiều hộ chăn nuôi trang trại. Nhiều mô hình nuôi trồng, khai thác thủy hải sản đạt hiệu quả cao góp phần thúc đẩy phát triển ngành thủy sản huyện nhà. Công nghiệp, TTCN và làng nghề được chú trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị, cải tiến mẫu mã, tăng số lượng, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Việc hỗ trợ quảng bá thương hiệu cũng như áp dụng hệ thống chất lượng theo quy định tạo được vị trí đáng kể trong hội nhập thị trường trong nước. Đã tạo được sự chuyển biến quan trọng trong nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, quần chúng và nhân dân về vai trò của KH&CN; Hoạt động bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN các cấp ngày càng hiệu quả nên đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện./.



 

Tác giả bài viết: Phạm Xuân Mạnh - UBND huyện Con Cuông

 Tags: con cuông, tây nam

  Ý kiến bạn đọc

5k
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập212
  • Hôm nay9,006
  • Tháng hiện tại91,473
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây