Những chuyển biến khá tích cực trong phát triển CN,TTCN và xây dựng làng nghề tỉnh Nghệ An

Thứ hai - 01/02/2021 21:09 0
Có thể nhận thấy rằng, trong những năm gần đây CN-TTCN, làng nghề tỉnh Nghệ An có sự chuyển biến khá tích cực, quy mô sản xuất ngành công nghiệp tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 4 lần so với thời điểm năm 2010, từ 16.814 tỷ đồng lên 69.304 tỷ đồng năm 2020. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, và quan trọng hơn, nhờ tinh thần Nghị quyết, tỉnh đã thu hút, bổ sung nhiều dự án, sản phẩm quan trọng như: Tôn Hoa Sen, ống thép các loại, linh kiện điện tử, cá hộp, ván MDF, bồn chứa nước, dệt may, viên nén sinh khối…
Ngành dệt may là một trong những ngành có thế mạnh về thu hút đầu tư của Nghệ An nhờ lợi thế về đất đai và nguồn nhân lực sẵn có. Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh đã có 24 dự án may mặc có quy mô lớn hoạt động, đưa Nghệ An trở thành Trung tâm may mặc của khu vực Bắc Trung Bộ. Năng lực sản xuất các sản phẩm của ngành vượt xa các mục tiêu Nghị quyết 06 đề ra. Cụ thể, sản phẩm may dệt kim đạt 10 triệu sản phẩm, quần áo may sẵn 50 triệu sản phẩm,  năng lực sản xuất sợi đạt 20.000 tấn.
https://photo-cms-baonghean.zadn.vn/w607/Uploaded/2021/mrkevkxlxk/2021_10_25/_img_30452348612_23920219639655_25102021.jpeg
 KCN Nam Cấm đã thu hút thêm được một số nhà đầu tư tư nhân vào đầu tư hạ tầng các KCN. Đó là VSIP với dự án hạ tầng KCN VSIP tại Hưng Nguyên, Tập đoàn WHA với dự án đầu tư KCN WHA.N01 tại Nghi Lộc; Tập đoàn Hoàng Thịnh Đạt tiếp quản, đầu tư KCN Hoàng Mai 1. Các dự án lớn như nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH True milk, Dự án sản xuất gỗ ghép thanh và gỗ ván MDF tại Nghĩa Đàn; Dự án Tôn Hoa Sen Đông Hồi; Luxshare-ICT, Goertek Vina, Everwin, dự án lắp ráp linh kiện điện tử Juteng; nhà máy chế biến thực phẩm Royal Food, Masan MB,… được ví là những “quả đấm thép” có tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, các ngành nghề TTCN, làng nghề nông thôn được phục hồi qua đó tạo tiền đề cho Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” OCOP của Chính phủ được triển khai nhanh chóng và thuận lợi trên địa bàn. Sau gần 3 năm triển khai, trên địa bàn đã có 115 sản phẩm OCOP được công nhận, trong đó nhiều sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, góp phần tạo điểm nhấn, nâng giá trị sản vật, hàng hóa, tạo thêm việc làm cho người lao động.
Thị xã Hoàng Mai là 1 trong số những địa phương có sự chuyển biến mạnh mẽ trong thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, TTCN. Đây là vùng đất nằm trong quy hoạch Nam Thanh - Bắc Nghệ của vùng Bắc Trung Bộ, và được xác định là 1 trong 3 cực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An để tạo nên liên kết vùng hết sức quan trọng và là động lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An. Sự vươn mình của vùng kinh tế Nam Thanh - Bắc Nghệ, đặc biệt là sức hấp dẫn của Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) và KCN Đông Hồi (Hoàng Mai, Nghệ An) đã thu hút hàng loạt dự án lớn vào đầu tư. Nhiều nhà đầu tư đã chọn vùng Hoàng Mai để triển khai một loạt dự án lớn như Nhà máy xi măng Hoàng Mai 2 công suất 4,5 triệu tấn/năm; dự án sản xuất gạch không nung công suất 200 triệu viên/năm; Nhà máy phân lân của Ấn Độ; dự án đầu tư Cảng Đông Hồi; Nhà máy Tôn Hoa Sen (quy mô 7.000 tỷ đồng);…

https://www.khuyencongnghean.com.vn/images/FCKImage/image/th%C3%A1ng%2010/unnamed.jpg

Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã từng bước rà soát quy hoạch lại các Cụm CN, đầu tư nâng cấp hạ tầng như đường nội tuyến, hệ thống xử lý nước thải. Hiện nay toàn tỉnh đã có 16 Cụm CN trên tổng số 53 Cụm CN được quy hoạch tại các huyện, thành, thị đã lấp đầy; mỗi năm tạo giá trị sản xuất 3.655 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 22.360 lao động; toàn tỉnh có 172 làng nghề và làng có nghề. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) từ vị trí thứ 54 năm 2010 vươn lên xếp thứ 18 vào năm 2020. Giai đoạn 2011 – 2020, sản xuất công nghiệp Nghệ An duy trì tăng trưởng khá, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh. Để có những kết quả tích cực, tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo triển khai đồng độ nhiều chương trình, đề án và giao nhiệm vụ tham mưu cho các sở, ban, ngành liên quan. Trong đó, các chương trình, đề án như Đề án phát triển doanh nghiệp, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân; chương trình xúc tiến và thu hút đầu tư các dự án trọng điểm; chương trình phát triển công nghiệp sản xuất xi măng; các Đề án sản xuất vật liệu không nung, phát triển điện và đầu tư Cụm CN, phát triển KKT Đông Nam và các KCN; phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng làng nghề… đã ưu tiên nguồn lực để tập trung lãnh đạo thu hút đầu tư vào các mũi trọng điểm, có tính đột phá. Chẳng hạn, công nghiệp chế biến nông-lâm-thuỷ sản, thực phẩm là lĩnh vực mũi nhọn được tỉnh hết sức chú trọng từ khâu xây dựng chương trình, đề án cho đến hoạt động xúc tiến đầu tư, như: Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020; Đề án Nâng cao giá trị gia tăng của nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030…
Vì vậy, giai đoạn 2011-2020, lĩnh vực này đã thu hút được một số dự án quy mô lớn và quan trọng, khai thác tốt tiềm năng lợi thế về vùng nguyên liệu và đất đai rộng lớn, nhất là các huyện miền Tây. Đến nay, toàn ngành có tổng số 14.829 cơ sở sản xuất, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương với số lượng lao động bình quân hàng năm 29.000 - 30.000 người. Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông-lâm-thuỷ sản, thực phẩm tăng từ 7.253 tỷ đồng năm 2010 và đạt 155.979 tỷ đồng vào năm 2020; Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất giai đoạn 2011 – 2020 đạt 11,17%. Đáng chú ý, trong số chương trình, đề án thực hiện Nghị quyết 06, đã có những Đề án, kế hoạch mang lại hiệu quả lớn và thiết thực đối với phát triển kinh tế - xã hội như: Đề án phát triển điện, phát triển cụm CN, chương trình phát triển doanh nghiệp, bồi dưỡng doanh nhân; chương trình xúc tiến và thu hút đầu tư các dự án trọng điểm kèm theo đó là cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư nên có tác dụng khuyến khích, huy động nguồn lực doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh.
          Tuy nhiên, theo đánh giá của tỉnh sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 06, công tác tổ chức phổ biến và quán triệt Nghị quyết ở một số đơn vị cơ sở, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc chưa sâu rộng và toàn diện. Một số địa phương chưa có chương trình kế hoạch công tác cụ thể triển khai nhiệm vụ Nghị quyết nên còn lúng túng. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp mặc dù cao hơn mức bình quân chung cả nước nhưng thiếu ổn định, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp - xây dựng chậm và đạt thấp so với mục tiêu Nghị quyết (đạt 29,8%/mục tiêu 39-40%). Chưa thu hút được các Dự án lắp ráp quy mô lớn để thu hút doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ làm vệ tinh./.
Xuân Oanh

  Ý kiến bạn đọc

5k
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập212
  • Hôm nay9,006
  • Tháng hiện tại91,473
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây