Hiện trạng công nghiệp hỗ trợ ở tỉnh Nghệ An

Thứ hai - 01/02/2021 21:09 0
Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, phụ kiện, phụ tùng linh kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng. 
Trong những năm tới mục tiêu phát triển công nghiệp Nghệ An là vừa
ưu tiên các ngành có lợi thế cạnh tranh, vừa tập trung chuyển dịch cơ cấu sang các lĩnh vực có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, tăng tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh các ngành sản xuất thành phẩm cuối cùng. Trong bối cảnh đó, công nghiệp hỗ trợ kém phát triển dẫn đến các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào linh kiện nhập khẩu sẽ làm tăng chi phí đầu vào do tiền chuyên chở, kho vận, bảo hiểm,... tăng lên, chưa kể rủi ro về thời gian nhận hàng ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, giảm sức cạnh tranh. Từ đó việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từ những nhà sản xuất lắp ráp, nhất là trong nhóm ngành cơ khí chế tạo, sản xuất và lắp ráp ô tô, sản xuất máy móc, thiết bị,... do tỷ lệ chi phí cho linh, phụ kiện của nhóm ngành này thường chiếm tới 70% trong giá thành sản phẩm (cao hơn nhiều so với chi phí lao động vẫn được coi là còn khá rẻ và dồi dào ở tỉnh ta).

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một số nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ chủ yếu như: Sản xuất linh kiện, phụ tùng kim loại; sản xuất bao bì; sản xuất linh kiện điện tử, công nghiệp hỗ trợ dệt may. Tuy nhiên số lượng và quy mô các doanh nghiệp còn rất hạn chế, qua điều tra khảo sát, tính đến năm 2017, các ngành CNHT tỉnh Nghệ An có khoảng 105 doanh nghiệp, chiếm 28,15% số doanh nghiệp trong các ngành có công nghiệp hỗ trợ và chỉ chiếm 7,6% tổng số doanh nghiệp toàn ngành công nghiệp.
  1. Công nghiệp hỗ trợ cơ khí chế tạo
Hiện nay, nhu cầu về sản phẩm CNHT phục vụ ngành cơ khí chế tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An và thị trường cả nước là rất lớn, đa dạng cả về kích thước, mẫu mã, chất lượng và được dự báo là sẽ tăng trưởng nhanh trong những năm tới, nhằm phục vụ cho các dự án lớn trong các lĩnh vực đóng tàu, điện, xi măng, thiết bị xây dựng, phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng như các sản phẩm cơ khí phục vụ tiêu dùng. Tuy nhiên CNHT cho những ngành này hiện nay không đáp ứng được, đặc biệt là ở các dự án lớn trong ngành đóng tàu, thiết bị điện, xi măng. Trên địa bàn tỉnh có khoảng 163 doanh nghiệp công nghiệp cơ khí đang hoạt động nhưng chỉ có 05 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế và 23 cơ sở gia công một số chi tiết máy móc, thiết bị ngành cơ khí và 06 cơ sở sản xuất các thiết bị đóng tàu, thuyền nhưng để phát triển các cơ sở này đủ khả năng tham gia vào chuỗi giá trị là rất khó. Nhìn chung, ngành công nghiệp cơ khí ở Nghệ An hiện nay chưa phát triển
CNHT nhóm cơ khí phục vụ ngành nông nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác chế biến khoáng sản đã có những bước phát triển nhất định nhưng chủ yếu mới phục vụ thị trường các doanh nghiệp trong tỉnh. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ nhóm này trên địa bàn Nghệ An mới chỉ dừng lại một số chi tiết như đúc gang (dạng phôi), nhựa, cao su; động cơ và thân vỏ khung các loại máy nổ, máy xay xát, máy bơm nước, máy cày, máy gặt đập liên hoàn; sản xuất chế tạo các loại khuôn mẫu, bồn áp lực, phụ tùng, bi nghiền, băng chuyền, các thiết bị phụ tùng cho ngành hoá chất, thiết bị đong đếm và bơm xăng dầu; sản xuất kết cấu thép gia công và chế tạo,... phục vụ ngành công nghiệp chế biến gỗ, mía đường, sản xuất xi măng, gạch ngói, khai thác chế biến khoáng sản,... Tuy nhiên, các sản phẩm sản xuất còn thủ công nhiều, hàm lượng công nghệ chưa cao.
CNHT nhóm cơ khí đóng tàu đã có các sản phẩm như vỏ lãi, xuồng, tàu, bồn nước các loại, chi tiết máy đánh bắt thủy sản, chân vịt, máy ép chân vịt, ép tôn, trục tiến tới hộp số phục vụ công nghiệp đóng, sửa chữa tàu, thuyền.

2. Ngành sản xuất phụ tùng điện, linh kiện điện tử, CNTT, viễn thông
Nghệ An với lợi thế  có điều kiện về mặt hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực CNTT, môi trường tổ chức - chính sách thuộc loại khá so với các tỉnh thành đứng đầu cả nước nhưng công nghiệp điện - điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông phát triển còn chậm kéo theo CNHT cho ngành này chưa phát triển. CNHT lĩnh vực này có 06 cơ sở sản xuất trên tổng số 17 doanh nghiệp ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện, điện tử, CNTT, viễn thông,  sản phẩm chủ yếu là thiết bị điện tử, viễn thông và các thiết bị ứng dụng trong điện thoại di động, vi mạch bán dẫn công nghệ cao. Còn có một số cơ sở sản xuất thiết bị điện, linh kiện điên tử nội địa nhưng quy mô còn nhỏ, sản phẩm chất lượng chưa cao, thị trường tiêu thụ khó nên hoạt động sản xuất cầm chừng, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
3. CNHT ngành sản xuất lắp ráp  ô tô, xe máy
Trên địa bàn tỉnh chưa có tập đoàn nào sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy do vậy, công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực này không đáng kể và phát triển chậm. Ngành sản xuất xe có động cơ, rơ moóc và các phương tiện vận tải khác có 12 doanh nghiệp, tạo việc làm cho 548 lao động. Trong số đó, chỉ có 03 doanh nghiệp và một số cơ sở nhỏ lẻ sản xuất các phụ tùng linh kiện.
4. CNHT ngành dệt may - da giày
https://img.nhandan.com.vn/Files/Images/2021/08/01/na1-1627795682959.jpg
Công nghiệp dệt may - da giày Nghệ An là ngành chủ lực về tạo ra nhiều việc làm, mang lại kim ngạch xuất khẩu cao cho tỉnh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 65 cơ sở/nhà máy may mặc đang hoạt động trải khắp các huyện, thành, thị; 01 nhà máy thuộc gia và 01 dự án sản xuất giày da xuất khẩu.
Với quy mô phát triển hiện nay của công nghiệp dệt may - da giày là điều kiện thuận lợi cơ bản cho ngành CNHT ngành này phát triển. Tuy nhiên, lĩnh vực này nhìn chung đang yếu và thiếu do các doanh nghiệp dệt may - da giày của Nghệ An chủ yếu là gia công nên nguồn nguyên phụ liệu phải phụ thuộc vào sự chỉ định của nhà nhập khẩu, các nhà sản xuất CNHT trong nước thấy không có lãi nên không quan tâm đầu tư. Mặt khác, phát triển CNHT ngành dệt may - da giày đòi hỏi chi phí cho xử lý môi trường rất cao, nhất là công đoạn nhuộm vải và thuộc da, do đó sản phẩm làm ra có giá thành cao hơn sản phẩm nhập khẩu.

5. CNHT sản xuất bao bì, in ấn và tem nhãn
Lĩnh vực CNHT sản xuất bao bì, in ấn và tem nhãn có khoảng 20 DN đang hoạt động, chủ yếu là doanh nghiệp trong nước quy mô nhỏ và vừa. Đây cũng là lĩnh vực CNHT phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp hạ nguồn khác nhau như bao bì giấy carton, bao bì nhựa và in ấn trên bao bì...
6. Thực trạng về lao động trong ngành CNHT
Tổng số lao động CNHT trên địa bàn tỉnh vẫn còn rất khiêm tốn, khoảng 10.783 người, chiếm chưa đầy 17% tổng số lao động ngành công nghiệp tỉnh và chiếm 27,7%. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, chủ yếu là lao động qua trình độ sơ cấp, trung cấp chiếm tỷ trọng lớn trên 86,79% trong tổng số lao động. Điều đó phản ánh số lao động hiện nay phần lớn mới qua đào tạo cơ bản, thực hiện các công việc không yêu cầu cao về trình độ và kỹ năng như gia công, lắp ráp là chính, điển hình là số lượng lao động công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may-da giày chỉ chiếm 3,8% tổng số lao động làm việc trong ngành.
7. Trình độ công nghệ, tổ chức sản xuất và khả năng liên kết
Lĩnh vực CNHT sản xuất nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện kim loại (cơ khí)
nhìn chung máy móc thiết bị đã lạc hậu vài thế hệ, ít được đổi mới kỹ thuật và công nghệ, nên chỉ có khả năng cung cấp các sản phẩm CNHT không có yêu cầu cao về kỹ thuật, độ chính xác thấp, các sản phẩm CNHT thuộc lớp cung ứng 3,4. Quy mô các doanh nghiệp cơ khí nhỏ và vừa, mặt bằng nhà xưởng chật hẹp, tổ chức sản xuất đơn chiếc, chủ yếu là gia công các sản phẩm cơ khí phục vụ nhu cầu của địa phương; 
chưa có doanh nghiệp qui mô lớn làm vai trò hạ nhân thúc đẩy phát triển ngành. Ngoài ra, sản phẩm quy chuẩn như bu-lông, ốc vít... vừa thiếu về số lượng, chủng loại lại không đảm bảo chất lượng, đa phần các dây chuyền thiết bị trên địa bàn đều phải mua linh kiện cơ khí thay thế từ các địa phương khác hoặc nhập khẩu.

Lĩnh vực CNHT điện - điện tử, CNTT,  các DN trong nước chủ yếu sản xuất dây cáp, dây điện từ... Trình độ công nghệ của các DN trong nước đạt trình độ trung bình. Tuy nhiên trong lĩnh vực CNHT điện - điện tử, số lượng các DN trong
nước tham gia vào lĩnh vực này còn quá ít so với nhu cầu phát triển. Các doanh
nghiệp FDI trong lĩnh vực này nhìn chung có trình độ công nghệ trung bình,
một số DN của Nhật sản xuất linh kiện và cụm linh kiện điện - điện tử có trình
độ công nghệ tiên tiến, sản xuất sản phẩm để tái xuất khẩu 100% sản phẩm.

Công nghệ sản xuất lĩnh vực CNHT ngành dệt may-da giày: Công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may còn nhiều bất cập. Năng lực các nhà máy cơ khí chuyên ngành dệt may hiện tại nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong ngành. Dây chuyền sản xuất lạc hậu,
CNHT sản xuất bao bì, in tem, nhãn mác nhìn chung đã trang bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến mặc dù lĩnh vực này chiếm tỷ trọng thấp trong giá trị sản phẩm nhưng các doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của các ngành công nghiệp hạ nguồn. Các doanh nghiệp sản xuất và in ấn trên bao bì công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu cao của các doanh nghiệp xuất khẩu./.
Hồng Anh
 

  Ý kiến bạn đọc

5k
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập212
  • Hôm nay9,006
  • Tháng hiện tại91,473
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây